Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất và trao đổi hàng hóa

Quy luật giá trị là gì? Nội dung quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất và trao đổi hàng hóa. Những tác động của quy luật giá trị trong nền kinh tế hàng hóa. Ý nghĩa của quy luật giá trị. Vận dụng quy luật giá trị vào nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Có rất nhiều quy luật kinh tế điều tiết thị trường. Với tư cách là nền kinh tế hàng hóa, các quy luật hàng hóa cũng phát huy tác dụng góp phần quan trọng đưa nền kinh tế thị trường không ngừng phát triển. Do đó, các quy luật kinh tế cần được nghiên cứu và vận dụng sáng tạo trong thực tiễn. Dưới đây, bài viết nghiên cứu quy luật giá trị _ được coi là quy luật điển hình.

Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

1. Quy luật giá trị là gì?

– Quy luật giá trị là quy luật kinh tế căn bản của sản xuất và lư­u thông hàng hóa. Ở đâu và khi nào có sản xuất và lư­u thông hàng hóa thì ở đó và khi đó có sự hoạt động của quy luật giá trị.

– Quy luật giá trị là quy định bản chất và là cơ sở của tất cả các quy luật khác của sản xuất hàng hóa, nó quy định mặt chất và sự vận động về mặt lượng của giá trị của hàng hóa, theo đó, việc sản xuất và trao đổi hàng hóa phải căn cứ vào hao phí lao động xã hội cần thiết cũng như trao đổi theo nguyên tắc ngang giá.

2. Nội dung quy luật  trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất và trao đổi hàng hóa:

Quá trình sản xuất và trao đổi, lư­u thông hàng hóa phải đ­ược tiến hành trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết – nghĩa là trên cơ sở giá trị xã hội của hàng hóa.

Yêu cầu trên của quy luật giá trị không phụ thuộc vào tính chất xã hội của quan hệ sản xuất. Nó có tính “độc lập” không phụ thuộc vào chế độ chính trị.

Trong lĩnh vực sản xuất:

Quy luật giá trị yêu cầu: Hao phí lao động cá biệt của các chủ thể sản xuất phải phù hợp với hao phí lao động xã hội cần thiết. Chỉ có như­ vậy, người sản xuất mới đủ bù đắp chi phí hòa vốn hoặc có lãi. Yêu cầu này của quy luật giá trị không hề có sự “chiếu cố” đối với bất kỳ chủ thể sản xuất kinh doanh nào. Người sản xuất luôn luôn tìm cách hạ thấp lao động hao phí cá biệt xuống nhỏ hơn hoặc bằng hao phí lao động xã hội cần thiết.

Trong lĩnh vực trao đổi, l­ưu thông hàng hóa:

Quy luật giá trị yêu cầu: Tất cả hàng hóa tham gia l­ưu thông phải tuân thủ nguyên tắc trao đổi ngang giá, lấy giá trị xã hội làm cơ sở, không dựa trên giá trị cá biệt, tức là dựa trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết.

Hoạt động của quy luật giá trị biểu hiện thông qua sự vận động của giá cả thị trư­ờng. Ngư­ời sản xuất và trao đổi hàng hóa tuân theo mệnh lệnh của giá cả thị trường. Giá cả thị trư­ờng, dưới ảnh hưởng của quy luật cung – cầu, lên xuống xoay quanh giá trị hàng hóa. Đây là cơ chế hoạt động của quy luật giá trị. Người ta thường thông qua sự lên xuống của giá cả một hàng hóa để xác định giá trị của nó. Những người sản xuất và trao đổi hàng hóa phải tuân theo mệnh lệnh của giá cả thị trường.

3. Những tác động của quy luật giá trị trong nền kinh tế hàng hóa:

Thứ nhất, tự phát điều tiết sản xuất và lư­u thông hàng hóa thông qua sự biến động của giá cả thị trư­ờng:

+ Nếu giá cả hàng hóa bằng giá trị sản xuất là phù hợp với yêu cầu xã hội (hàng hóa này tiếp tục được sản xuất); nếu giá cả hàng hóa cao hơn yêu cầu xã hội thì sản xuất cần mở rộng (hàng hóa đang khan hiếm trên thị trường); nếu giá cả hàng hóa thấp hơn giá trị sản xuất (hàng hóa đang dư thừa so với nhu cầu xã hội) thì cần thu hẹp sản xuất ngành này cần chuyển sang mặt hàng khác.

+ Trong lưu thông, quy luật giá trị điều tiết hàng hóa từ nơi có giá cá thấp đến nơi có giá cả cao, từ nơi cung lớn hơn đến nơi cung nhỏ hơn cầu. Thông qua mệnh lệnh của giá cả thị trường, hàng hóa ở nơi giá cả thấp được thu hút chảy đến nơi có giá cả cao hơn, góp phần làm cho cung cầu hàng hóa giữa các vùng cân bằng, phân phối lại thu thập giữa các vùng miền, điều chỉnh sức mua trên thị trường.

Thứ hai, tự phát kích thích sự phát triển của khoa học – kỹ thuật và lực lượng sản xuất xã hội:

+ Khi giá trị cá biệt nhỏ hơn giá trị xã hội, nếu bán theo giá trị xã hội sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn. Ngược lại, khi giá trị cá biệt lớn hơn giá trị xã hội điều đó sẽ gây thua lỗ và gặp bất lợi. Để đứng vững trong cạnh tranh và tránh không phá sản người sản xuất cần đảm bảo giá trị cá biệt hàng hóa của mình nhỏ hơn hoặc bằng giá trị xã hội. Muốn như vậy, cần cải biến kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới, đổi mới phương pháp quản lý, thực hiện tiết kiệm, v. v.. kết quả lực lượng sản xuất ngày càng phát triển, năng suất lao động xã hội tăng lên, chi phí sản xuất hàng hóa giảm.

+ Trong trao đổi, lưu thông hàng hóa, người sản xuất phải không ngừng tăng chất lượng phục vụ, quảng cáo, tổ chức tốt khâu bán hàng như vậy sẽ bán được nhiều hàng hóa, v. v .. làm cho quá trình trao đổi, lưu thông được hiệu quả cao, nhanh chóng, thuận tiện với chi phí thấp.

Thứ ba, tự phát bình tuyển và phân hóa ngư­ời sản xuất thành ngư­ời giàu, người nghèo:

+ Trong quá trình cạnh tranh, những người sản xuất nhạy bén với thị trường, tức là đảm bảo giá cả hàng hóa cao hơn hoặc bằng giá trị xã hội; trình độ năng lực giỏi, sản xuất với hao phí cá biệt thấp hơn mức hao phí chung của xã hội sẽ trở nên giàu có. Ngược lại, những người sản xuất hạn chế về vốn, kinh nghiệp sản xuất thấp, trình độ công nghệ lạc hậu, tức là tạo ra giá trị cá  hơn giá trị xã hội thì dễ lâm vào tình trạng thua lỗ, dẫn đến phá sản, thậm chí phải đi làm thuê.

+ Trong nền kinh tế thị trường thuần túy, chạy theo lợi ích các nhân, đầu cơ, gian lận, khủng hoảng kinh tế, v. v… là những yếu tố có thể làm tăng thêm tác động phân hóa sản xuất cùng những tiêu cực về kinh tế xã hội khác.

4. Ý nghĩa của quy luật giá trị:

– Quy luật giá trị vừa có ý nghĩa đào thải cái lạc hậu, lỗi thời, khuyến khích sự tiến bộ, làm cho lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ; vừa có ý nghĩa lựa chọn, đánh giá người sản xuất, đảm bảo sự bình đẳng đối với người sản xuất (tác động tiêu cực và tích cực luôn đi song hành với nhau, tuy nhiên chúng diễn ra một cách khách quan trên thị trường nên cần có sự điều tiết của nhà nước để hạn chế những tiêu cực, thúc đẩy các tích cực; theo P. Samuelson nhấn mạnh vai trò của nhà nước trong việc điều tiết, hạn chế những mặt tiêu cực của quy luật giá trị trên thị trường ở từng giai đoạn khác nhau đó là: ” Chính phủ điều chỉnh các khuyết tật của thị trường độc quyền ô nhiễm nhằm khuyến khích hiệu quả. Các chương trình của chính phủ khuyến khích công bằng chính phủ ổn định kinh tế vĩ mô”).

– Góp phần tạo nên môi trường cạnh tranh lành mạnh, tránh lạm phát về giá cả hàng hóa.

5. Vận dụng quy luật giá trị vào nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam:

– Trong lĩnh vực sản xuất: 

+ Đối doanh nghiệp phải tìm cách hạ thấp chi phí sản xuất bằng cách hợp lý hóa sản xuất, tiết kiệm chi phí vật chất, tăng năng suất lao động… Đối với các doanh nghiệp Nhà nước, để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, Nhà nước ta đã quyết định cổ phần hóa phần lớn các doanh nghiệp Nhà nước, và Nhà nước chỉ giữ lại một số ngành có tính chất an ninh quốc gia. Từ sau năm 1986 nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chuyển từ nền kinh tế mang hình thái quan liêu bao, giá cả hàng hóa do nhà nước kiểm soát sang nền kinh tế thị trường (lúc này giá cả được điều tiết bởi sự khách quan của thị trường).

– Trong lĩnh vực trao đổi, lưu thông hàng hóa:

+ Nhà nước ta đã vận dụng vào việc định giá cả sát giá trị, xoay quanh giá trị để kích thích cải tiến kỹ thuật, tăng cường quản lý. Không những thế Nhà nước ta còn chủ động tách giá cả khỏi giá trị với từng loại hàng hóa trong từng thời kỳ nhất định, lợi dụng sự chênh lệch giữa giá cả và giá trị để điều tiết một phần sản xuất và lưu thông, điều chỉnh cung cầu và phân phối.

+ Ví dụ minh họa, do tác động của cuộc chiến tranh Nga – Ukraine mà giá cả xăng dầu tăng giảm liên tục, trước tình hình đó để tránh tình trạng các nhà bán lẻ xăng dầu tiến hành không cung cấp xăng ra thị trường hoặc tăng giá không hợp lý, nhà nước đã liên tục ban hành các văn bản như Nghị định số 95/2021/NĐ-CP, Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 3/9/2021, v. v… các chỉ đạo trực tiếp về kiểm tra thanh tra các cửa hàng bán xăng nhằm đảm  giá cả không bị chênh lệch với thị trường chung.

Các nội dung trên trình bày về quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất và trao đổi hàng hóa, cũng giúp cho các bạn đọc trả lời cho câu hỏi: Tại sao quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất và trao đổi hàng hóa?

    5 / 5 ( 1 bình chọn )