Vay theo quy định của bộ luật dân sự có nhiều hình thức, mỗi hình thức có một đặc thù riêng, nhưng nhìn chung đều là mối quan hệ vay-nợ được pháp luật dân sự bảo vệ. Vay tín chấp là một trong những hình thức vay phổ biến và được khá nhiều người lựa chọn với các đặc điểm thuận tiện của nó.
Mục lục bài viết
1. Vay tín chấp là gì?
Vay tín chấp không phải là một thuật ngữ pháp lý mà đây là cách nói thông thường của người dân đối với hình thức vay không có tài sản bảo đảm. Vì thế nên khái niệm này không được quy định trong các văn bản pháp luật hiện hành. Đơn vị xét duyệt khoản vay dựa vào uy tín và mức thu nhập của người vay và lịch sử tín dụng của họ…
Như vậy, có thể hiểu đơn giản về việc vay tín chấp là hình thức cho vay không cần tài sản đảm bảo và dựa hoàn toàn vào uy tín của cá nhân về năng lực trả nợ của họ để phục vụ cho các mục đích nhu cầu cá nhân.
2. Các quy định chung về vay tín chấp:
Vay tín chấp không phải là một thuật ngữ pháp lý. Đây là cách nói thông thường của người dân. Vì thế, khái niệm này không được quy định trong các văn bản pháp luật hiện hành.
Như vậy, có thể hiểu đơn giản, vay tín chấp là hình thức cho vay không cần tài sản đảm bảo, dựa hoàn toàn vào uy tín của cá nhân về năng lực trả nợ để phục vụ cho các mục đích cá nhân.
Vay tín chấp cũng thường được xét duyệt trong trường hợp khách hàng vay tiêu dùng…
Theo định nghĩa tại khoản 1 Điều 3
Theo Điều 344
Tổ chức chính trị – xã hội ở cơ sở có thể bảo đảm bằng tín chấp cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay một khoản tiền tại tổ chức tín dụng để sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng theo quy định của pháp luật.
Tín chấp thuộc nhóm các biện pháp bảo đảm có tính chất đổi nhân (cùng với biện pháp bảo lãnh), hay còn gọi là các biện pháp bảo đảm không bằng tài sản. Biện pháp bảo đảm này được dùng để thực thi các chính sách hỗ trợ người nghèo đối tượng không có tài sản bảo đảm trong việc tiếp cận vốn vay của Chính phủ. Nó có tính chất tương trợ hỗ trợ cả nhân, hộ gia đình nghèo vay vốn. Tuy nhiên, khác với bảo lãnh, tín chấp thuận túy là dùng uy tín để cam kết (và bảo đảm) về khả năng trả nợ vốn vay của bên có nghĩa vụ. Bên cho vay tin tưởng vào bên tín chấp sẽ kiểm soát việc vay và sử dụng tiền vay có hiệu quả. Mặt khác, việc cho vay là một chính sách xóa đói giảm nghèo của Nhà nước, cho nên chủ thể cho vay là các tổ chức tín dụng. Thông thường tín chấp được áp dụng giữa Ngân hàng chính sách xã hội và các tổ chức chính trị – xã hội ở cơ sở dùng uy tín của tổ chức để bảo đảm cho người nghẻo vay vốn phát triển sản xuất hoặc tiêu dùng vào những công việc cần thiết như vay tiền cho con đi học đại học.
Pháp luật quy định về trình tự thủ tục, điều kiện, thời hạn trả nợ và quyền nghĩa vụ của tổ chức chính trị – xã hội cơ sở, quyền và nghĩa vụ của người vay.
Theo Điều 345
– Hình thức cho vay tín chấp: Việc cho vay có bảo đảm bằng tín chấp phải được lập thành văn bản có xác nhận của tổ chức chính trị – xã hội bảo đảm bằng tín chấp về điều kiện, hoàn cảnh của bên vay vốn.
– Yêu cầu về thỏa thuận bảo đảm vay tín chấp: Thỏa thuận bảo đảm bằng tín chấp phải cụ thể về số tiền, mục đích, thời hạn vay, lãi suất, quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của người vay, tổ chức tín dụng cho vay và tổ chức chính trị – xã hội bảo đảm bằng tín chấp.
2.1. Lãi suất khi vay tín chấp:
Vay tín chấp giữa ngân hàng, công ty tài chính với người vay không chịu sự điều chỉnh bởi quy định về lãi vay của Bộ luật Dân sự bởi tổ chức tín dụng là đối tượng điều chỉnh của Luật Các tổ chức tín dụng.
Căn cứ theo Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng, tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay theo cung cầu vốn thị trường và nhu cầu vay vốn mức độ tín nhiệm của khách hàng trên thực tế, luu ý trừ trường hợp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có quy định về lãi suất cho vay tối đa đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực khác nhau.
Ngoài ra Theo khoản 2 Điều 9
2.2. Đặc điểm khi vay tín chấp:
– Một là, vay tín chấp không thể thực hiện được trong giai đoạn đầu của mối quan hệ giữa người cho vay và người vay vì bản chất của vay tín chấp là dựa trên sự tin tưởng giữa các bên. Để có được sự tín nhiệm, quan hệ vay – cho vay phải trải qua một thời gian nhất định.
– Hai là, thế chủ động trong việc quyết định cho vay tín chấp thuộc về người cho vay. Theo đó nên chỉ khi người cho vay có được độ tin cậy rất cao đối với người vay mới có thể quyết định cho vay tín chấp
– Ba là, người vay đóng một vai trò to lớn trong quá trình tạo ra sự tín nhiệm để có thể vay tín chấp trên thực tế. Trong nhiều trường hợp, chính hoạt động kinh doanh có hiệu quả và sự minh bạch của doanh nghiệp lại là nhân tố quyết định để ngân hàng và các tổ chức tín dụng quyết định cho vay tín chấp theo quy định của pháp luật
– Bốn là, sự tín nhiệm lại là loại tài sản vô hình và không thể đem đấu giá để thu hồi vốn cho vay. Vì vậy, quyết định cho vay tín chấp của các ngân hàng và tổ chức tín dụng cần đặc biệt cẩn trọng và vì vậy, khó khăn là lẽ đương nhiên.
2.3. Hình thức vay tín chấp:
Căn cứ Theo quy định tại Điều 373 Bộ luật dân sự 2015 quy định thì vay tín chấp được lập thành văn bản có ghi rõ số tiền vay, mục đích vay, thời hạn vay, lãi suất, quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của người vay, ngân hàng, tổ chức tín dụng cho vay và tổ chức bảo đảm theo quy định
2.4. Trình tự cho vay tín chấp:
– Bước 1: Đầu tiên đó là việc nhận hồ sơ vay tín chấp được thực hiện sau khi làm rõ mục đích vay vốn và xác minh sơ bộ về khả năng tài chính của bạn nhân viên tín dụng sẽ giúp hướng dẫn cách làm hồ sơ sao cho phù hợp theo quy định của pháp luật
– Bước 2: Thẩm định đơn xin vay theo các căn cứ vào khả năng tài chính đây là căn cứ rất quy định vì điều kiện xem người vay vốn có khả năng trả nợ cho chủ nợ hay không? Căn cứ vào nơi cư trú để ngân hàng và tổ chức tín dụng có thể xác minh cũng như đảm bảo hơn uy tín của người vay tín dụng theo quy định của pháp luật
– Bước 3: Phân tích tín dụng được thực hiện theo phía ngân hàng tiến hành đánh giá khả năng vay vốn và hoàn trả vốn vay của khách hàng dựa trên 3 nội dung đó là việc đánh giá khả năng tài sản của khách hàng, đánh giá các khoản nợ, đánh giá phương án vay vốn của khách hàng.
– Bước 4: Xét duyệt và cho vay được thực hiện theo các công việc đó là nhân viên tư vấn sẽ nộp hồ sơ và báo cáo thẩm định cho cán bộ xét duyệt để kiểm tra, xem xét và tái thẩm định (nếu cần thiết) và trình lên giám đốc duyệt theo quy định. Khi đó giám độc sẽ căn cứ vào hồ sơ và báo cáo thẩm định của các cẩm để xem xét việc cho vay hay không. Nếu trong các trường hợp được duyệt thì nhân viên tín dụng sẽ thông báo và tiến hành gặp khách hàng để ký kết hợp đồng vay tín chấp theo quy định
– Bước 5: Ký hợp đồng và giải ngân: sau khi đơn xin vay tín chấp được thẩm định và phê duyệt thì tiến hành ký hợp đồng theo quy định. Nội dung của hợp đồng đảm bảo yêu cầu căn cứ tại Điều 373 – Bộ luật dân sự 2015 quy định
– Bước 6: Thu nợ và đưa ra phán quyết tín dụng mới trong các trường hợp thực hiện thu nợ khi tới hạn là việc làm hàng tháng của ngân hàng bao gồm 1 phần khoản vay gốc và số tiền lãi theo quy định. Số tiền này đã được thỏa thuận và quy định rõ trong hợp đồng đã ký trước đó. Một số trường hợp trả nợ trễ hoặc trả không đủ thì ngân hàng sẽ xem xét khả năng tài chính của khách hàng để có các phán quyết tín dụng mới phù hợp.
Theo đó bên cho vay và bên vay phải thực hiện theo quy định mà pháp luật đề ra về vay tín chấp dựa trên trình tự và thủ tục cho vay để đảm bảo quyền và lợi ích của cả hai bên theo quy định
3. Rủi ro vay tiêu dùng tín chấp cần lưu ý là gì?
3.1. Rủi ro từ lãi suất vay:
Mức lãi suất cho vay tín chấp sẽ cao hơn nhiều so với các hình thức vay khác đây cũng là điều dễ hiểu bởi sản phẩm vay tiêu dùng tín chấp không có tài sản đảm bảo trên thực tế . các trường hợp Nếu người vay không có sự tính toán kỹ lưỡng có thể sẽ phải trả mức lãi suất cao hơn mức dự tính ban đầu rất nhiều.
Đối với Hình thức vay tiêu dùng tín chấp nếu suy xét kỹ thì sẽ thấy được rằng bên tổ chức tài chính sẽ phải chịu rủi ro khá lớn khi chỉ dựa vào mỗi độ uy tín của người vay thì rủi ro cao là có thể
3.2. Từ những ràng buộc pháp lý:
Những ràng buộc pháp lý này có trong hợp đồng cho vay tiêu dùng và được ký kết giữa người vay và tổ chức cho vay theo quy định. Theo đó, các tổ chức cho vay sẽ được phép dùng các biện pháp và nghiệp vụ để thu hồi nợ nếu người vay không trả nợ đúng hẹn, không trả đủ số tiền vay và tiền lãi.
Trong các trường hợp Nếu người vay vốn không trả đủ tiền theo như hợp đồng vay tiêu dùng thì sẽ có sự can thiệp của pháp luật nếu bên cho vay làm hồ sơ kiện người vay ra toà án theo quy định. và Tình hình sẽ trở nên phức tạp hơn rất nhiều và chưa kể khi khách hàng không trả tiền đúng hẹn như đã cam kết trong
Về nợ xấu thì các khoản nợ xấu hiện hành hoặc các khoản đã phát sinh từ trước thời điểm hiện tại một khoảng thời gian và cho dù đã tất toán nhưng vẫn hiện hữu trong lịch sử của người vay trên thực tế. và Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến điểm xếp hạng tín theo đó mà các trường hợp khi đã có nợ xấu người vay sẽ rất khó khăn và thậm chí là không còn cơ hội vay tiền nào tại ngân hàng, công ty tài chính vào những lần tiếp theo.
4. Các quy định mới nhất về vay không có thế chấp:
Lãi suất khi vay tín chấp được quy định cụ thể như sau:
– Vay tín chấp là mối quan hệ cho vay nợ giữa ngân hàng, công ty tài chính với người vay, hình thức vay tín chấp này không chịu sự điều chỉnh bởi quy định về lãi vay của Bộ luật Dân sự mà mối quan hệ cho vay này và lãi suất của hình thức này được quy định bởi tổ chức tín dụng là đối tượng điều chỉnh của Luật Các tổ chức tín dụng.
– Theo Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng, tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay theo cung cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng, trừ trường hợp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có quy định về lãi suất cho vay tối đa đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực (như lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn; thực hiện phương án kinh doanh hàng xuất khẩu; phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa…). Các lĩnh vực được quy định mức lãi tối đa này nhằm đảm bảo sự phát triển cho các ngành nghề cốt yếu, tránh việc lãi suất quá cao khiến những đối tượng này lâm vào tình trạng ngừng trệ sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành kinh tế. Ngoài các lĩnh vực được quy định mức lãi suất tối đa này thì các lĩnh vực khác người vay và người cho vay sẽ được hoàn toàn thỏa thuận theo ý chí của hai bên, dưới sự điều chỉnh của Luật Các tổ chức tín dụng..
Đặc thù của hình thức vay tín chấp là không có tài sản bảo đảm, do đó, quá trình vay mượn thông thường sẽ xuất hiện những rủi ro do vay tín chấp không có tài sản bảo đảm mang lại rất cao, điều này dẫn đến mức lãi suất cho vay tín chấp cũng cao hơn vay thế chấp và Bộ luật dân sự không điều chỉnh mức lãi này. Về mức lãi đối với hình thức tín chấp không được quy định, do đó mức lãi cụ thể là bao nhiêu phụ thuộc vào từng ngân hàng, công ty tài chính; phụ thuộc vào thỏa thuận với bên vay và mức độ uy tín của người vay cũng như khả năng trả nợ của người vay.
Theo khoản 2 Điều 9 Thông tư 43/2016/TT-NHNN quy định cho vay tiêu dùng của công ty tài chính do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành thì công ty tài chính sẽ tự mình ban hành quy định về khung lãi suất cho vay tiêu dùng áp dụng thống nhất trong toàn hệ thống trong từng thời kỳ, trong đó bao gồm mức lãi suất cho vay cao nhất, mức lãi suất cho vay thấp nhất đối với từng sản phẩm cho vay tiêu dùng.
Trên thực tế hiện nay, có rất nhiều công ty tài chính cho vay tín chấp, khách hàng có thể lựa chọn các công ty uy tín để thực hiện nay tín chấp. Về hồ sơ để vay tín chấp thì mỗi ngân hàng, công ty tài chính, với mỗi gói vay khác nhau sẽ yêu cầu các giấy tờ không giống nhau, tuy nhiên về cơ bản thì người vay cần chuẩn bị những giấy tờ sau:
– Chứng minh nhân dân/ Thẻ Căn cước công dân/Hộ chiếu còn hiệu lực;
– Sổ hộ khẩu/ Giấy phép lái xe;
–
– Sao kê lương/ Xác nhận lương;
– Giấy đề nghị vay vốn;
– Phương án sử dụng vốn.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Bộ luật dân sự 2015.