Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền sẽ cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Vậy vàng bạc đá quý có được nhượng quyền thương mại không?
Mục lục bài viết
- 1 1. Vàng bạc đá quý có được nhượng quyền thương mại không?
- 2 2. Cung cấp thông tin của bên nhượng quyền thương mại đối với vàng bạc đá quý:
- 3 3. Quy định về hợp đồng nhượng quyền thương mại đối với vàng bạc đá quý:
- 4 4. Hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động nhượng quyền thương mại đối với vàng bạc đá quý:
- 5 5. Thẩm quyền quản lý nhà nước đối với hoạt động nhượng quyền thương mại đối với vàng bạc đá quý:
1. Vàng bạc đá quý có được nhượng quyền thương mại không?
– Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền sẽ cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo những điều kiện sau đây:
+ Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do chính bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại và bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;
+ Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.
– Trước ngày 15/01/2018 pháp luật có quy định về hàng hóa, dịch vụ được phép kinh doanh nhượng quyền thương mại, vấn đề đó được quy định tại Điều 7
+ Hàng hoá, dịch vụ được phép kinh doanh nhượng quyền thương mại là những hàng hoá, dịch vụ không thuộc Danh mục hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh.
+ Trường hợp hàng hoá, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hoá, dịch vụ hạn chế kinh doanh, Danh mục các hàng hoá, dịch vụ kinh doanh có điều kiện, doanh nghiệp sẽ chỉ được kinh doanh sau khi đã được cơ quan quản lý ngành cấp Giấy phép kinh doanh, giấy tờ có giá trị tương đương hoặc có đủ điều kiện kinh doanh.
– Tuy nhiên, từ ngày 15/01/2018 quy định về hàng hóa, dịch vụ được phép kinh doanh nhượng quyền thương mại được quy định tại Điều 7 Nghị định 35/2006/NĐ-CP đã được bãi bỏ bởi Nghị định 08/2018/NĐ-CP.
– Thêm nữa, tại khoản 2 Điều 2 Nghị định 35/2006/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại có quy định Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyên hoạt động mua bán những mặt hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá, ngoài các quy định tại Điều 7 Nghị định 35/2006/NĐ-CP thì chỉ được thực hiện hoạt động nhượng quyền thương mại đối với những mặt hàng mà doanh nghiệp đó được phép kinh doanh dịch vụ phân phối theo cam kết quốc tế của Việt Nam. Mà theo phụ lục số 03 quy định danh mục hàng hóa không được thực hiện quyền phân phối được ban hành kèm theo Thông tư số 34/2013/TT-BCT ngày 24 tháng 12 năm 2013 của Bộ Công Thương thì kim loại quý và đá quý là một trong những hàng hóa không được thực hiện quyền phân phối của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Như vậy, thông qua các quy định trên, có thể hiểu rằng vàng bạc đá quý hoàn toàn được nhượng quyền thương mại đối với doanh nghiệp không có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, còn đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam sẽ không được nhượng quyền thương mại vì vàng bạc đá quý là một trong những hàng hóa không được thực hiện quyền phân phối của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
2. Cung cấp thông tin của bên nhượng quyền thương mại đối với vàng bạc đá quý:
– Bên nhượng quyền thương mại đối với vàng bạc đá quý có trách nhiệm cung cấp bản sao
– Bên nhượng quyền có trách nhiệm thông báo ngay cho tất cả những Bên nhận quyền về mọi thay đổi quan trọng trong hệ thống nhượng quyền thương mại đối với vàng bạc đá quý làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại của Bên nhận quyền.
– Nếu quyền thương mại là quyền thương mại chung thì Bên nhượng quyền thứ cấp sẽ còn phải cung cấp cho bên dự kiến nhận quyền bằng văn bản các nội dung sau đây:
+ Thông tin về Bên nhượng quyền đã cấp quyền thương mại cho mình;
+ Nội dung của hợp đồng nhượng quyền thương mại chung;
+ Cách xử lý những hợp đồng nhượng quyền thương mại thứ cấp trong trường hợp chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại chung.
3. Quy định về hợp đồng nhượng quyền thương mại đối với vàng bạc đá quý:
3.1. Nội dung của hợp đồng nhượng quyền thương mại đối với vàng bạc đá quý:
Hợp đồng nhượng quyền thương mại đối với vàng bạc đá quý có thể có các nội dung chủ yếu sau đây:
– Nội dung của quyền thương mại;
– Quyền, nghĩa vụ của Bên nhượng quyền;
– Quyền, nghĩa vụ của Bên nhận quyền;
– Giá cả, phí nhượng quyền định kỳ và phương thức thanh toán;
– Thời hạn hiệu lực của hợp đồng;
– Gia hạn, chấm dứt hợp đồng và giải quyết tranh chấp.
3.2. Ngôn ngữ của hợp đồng nhượng quyền thương mại đối với vàng bạc đá quý:
Khi ký kết hợp đồng nhượng quyền thương mại đối với vàng bạc đá quý thì hợp đồng nhượng quyền thương mại đối với vàng bạc đá quý phải được lập bằng tiếng Việt.
3.3. Thời hạn của hợp đồng nhượng quyền thương mại đối với vàng bạc đá quý:
– Thời hạn hợp đồng nhượng quyền thương mại do các bên thoả thuận.
– Hợp đồng nhượng quyền thương mại có thể chấm dứt trước thời hạn thoả thuận trong các trường hợp sau:
+ Bên nhận quyền có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại trong trường hợp mà bên nhượng quyền vi phạm nghĩa vụ;
+ Bên nhượng quyền có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại trong các trường hợp sau đây:
++ Bên nhận quyền không còn Giấy phép kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương mà theo các quy định của pháp luật Bên nhận quyền phải có để tiến hành các công việc kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại.
++ Bên nhận quyền bị giải thể hoặc bị phá sản theo quy định của pháp luật Việt Nam.
++ Bên nhận quyền vi phạm pháp luật nghiêm trọng có khả năng gây ra thiệt hại lớn cho uy tín của hệ thống nhượng quyền thương mại.
++ Bên nhận quyền không khắc phục những vi phạm không cơ bản trong hợp đồng nhượng quyền thương mại trong một khoảng thời gian hợp lý, mặc dù đã nhận được thông báo bằng văn bản yêu cầu phải khắc phục vi phạm đó từ Bên nhượng quyền.
4. Hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động nhượng quyền thương mại đối với vàng bạc đá quý:
– Thương nhân tham gia hoạt động nhượng quyền thương mại đối với vàng bạc đá quý có hành vi vi phạm sau đây thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính:
+ Kinh doanh nhượng quyền thương mại khi chưa đủ điều kiện quy định;
+ Nhượng quyền thương mại đối với những hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh;
+ Vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin trong hoạt động nhượng quyền thương mại quy định tại Nghị định 35/2006/NĐ-CP ;
+ Thông tin trong bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại có nội dung không trung thực;
+ Vi phạm quy định về đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại;
+ Vi phạm quy định về thông báo trong hoạt động nhượng quyền thương mại;
+ Không nộp thuế theo quy định của pháp luật mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
+ Không chấp hành các yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi tiến hành kiểm tra, thanh tra;
+ Vi phạm các quy định khác của Nghị định 35/2006/NĐ-CP.
– Trường hợp thương nhân kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại có những hành vi vi phạm gây thiệt đến lợi ích vật chất của tổ chức, cá nhân có liên quan thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
5. Thẩm quyền quản lý nhà nước đối với hoạt động nhượng quyền thương mại đối với vàng bạc đá quý:
– Bộ Thương mại chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các hoạt động nhượng quyền thương mại trong phạm vi cả nước và có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
+ Quản lý thống nhất về mặt nghiệp vụ và hướng dẫn thực hiện các chính sách, quy định của pháp luật về các hoạt động nhượng quyền thương mại; tổ chức đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại;
+ Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, với cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc thực hiện kiểm tra, kiểm soát, đánh giá, báo cáo lên cơ quan cấp trên có thẩm quyền về các hoạt động nhượng quyền thương mại;
+ Kiến nghị với Chính phủ ban hành mới hoặc ban hành theo thẩm quyền hoặc đề xuất sửa đổi, bổ sung những văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động nhượng quyền thương mại.
– Bộ Tài chính trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình phải có trách nhiệm hướng dẫn về chế độ thuế áp dụng đối với các hoạt động nhượng quyền thương mại và lệ phí đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại.
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ phải có trách nhiệm quản lý nhà nước đối với hoạt động nhượng quyền thương mại ở trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
– Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm sau đây:
+ Thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động nhượng quyền thương mại trong nước trên địa bàn tỉnh;
+ Chỉ đạo Sở Công Thương báo cáo định kỳ hoạt động nhượng quyền thương mại trên địa bàn về Bộ Công Thương.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 35/2006/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại;
– Thông tư 34/2013/TT-BCT lộ trình thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa.