Vận chuyển hàng hóa đến các tỉnh thành trong nước hiện đang là nhu cầu cơ bản của các doanh nghiệp. Vậy vận tải nội địa là gì? Quy trình vận tải đường biển nội địa như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Vận tải nội địa là gì?
Vận tải nội địa được hiểu là vận chuyển hàng hóa hành khách, hành lý mà điểm nhận và điểm trả hàng hóa, hành khách, hành lý thuộc lãnh thổ của Việt Nam.
Vân tải nội địa bao gồm nhiều hình thức khác nhau, cụ thể:
– Vận tải nội địa đường biển.
– Vận tải hàng không nội địa.
– Vận chuyển nội bộ đường sắt.
– Vận tải nội địa bằng đường bộ.
Tùy thuộc vào nhu cầu, thời gian và loại hàng hóa vận chuyển mà cá nhân và các doanh nghiệp sẽ lựa chọn các hình thức, phương tiện vận chuyển hàng hóa nội địa phù hợp.
2. Quy trình vận tải đường biển nội địa?
Vận tải đường biển nội địa hiện nay cũng là hình thức được ưa chuộng. Quy trình vận tải đường biển nội địa được thực hiện như sau:
Bước 1: Lấy hàng
Đơn vị vận chuyển hoặc công ty chuyên dịch vụ logistics sẽ cho xe tải / xe container đến kho của người xuất khẩu (người bán) để lấy hàng.
Sau khi tiến hành đóng hàng xong, các bên tiến hành ký biên bản bàn giao nhận hàng hóa.
Bước 2:
Đơn vị vận chuyển hoặc công ty chuyên dịch vụ logistics tiến hành đặt lịch tàu qua các hãng tàu cho lô hàng vận chuyển đường biển nội địa thông qua qua email hoặc hotline.
Khi đó, bên đơn vị vận chuyển sẽ thông báo lịch tàu chạy cũng giá cước vận chuyển và xác nhận lại với khách hàng.
Bước 3:
Đơn vị vận chuyển hoặc công ty chuyên dịch vụ logistics xuất vận đơn (B/L) để làm giấy chứng nhận sở hữu hàng.
Vận đơn thông thường gồm 1 bản copy để làm chứng từ sở hữu hàng hóa.
Bước 4:
Đơn vị vận chuyển liên hệ hãng tàu tiến hành làm thủ tục lấy hàng và thông báo kế hoạch giao hàng cho người mua khi hàng đến cảng nhập khẩu.
Sau đó, phía bên vận chuyển cũng sẽ cập nhật lại thông tin hàng đã giao đến kho người mua cho người bán nắm tình hình và tiến hành làm thanh toán cước vận chuyển cho lô hàng.
3. Ưu điểm và nhược nhiệm của hình thức vận chuyển nội địa đường biển:
3.1. Ưu điểm:
Vận chuyển nội địa đường biển phổ biến và sử dụng rộng rãi bởi những lợi thế nổi bật, có thể kể đến như:
– Vận chuyển được các loại hàng hóa đa dạng:
Hầu hết các loại hàng hóa đều có thể được vận chuyển bằng đường biển, chỉ ngoại trừ một số mặt hàng đặc thù cần thời gian vận chuyển nhanh chóng như hoa tươi hay trang sức,…
Ngoại trừ mặt hàng hóa bị nghiêm cấm thì các mặt hàng hóa có thể vận chuyển qua đường biển nội địa thường được phân loại như sau:
+ Nhóm hàng hóa nông sản: Gia vị, thuốc lá, chè, gạo, cà phê, điều, tiêu, mía, khoai mì, thức ăn gia súc, bánh kẹo,…
+ Nhóm hàng hóa như hóa chất, dung dịch.
+ Hàng hóa thuộc loại siêu trường, siêu trọng như: máy móc thiết bị, phương tiện giao thông (ô tô, tàu, máy bay,…), kết cấu bê tông, cuộn thép,…
+ Nhóm hàng hóa cồng kềnh, dễ ảnh hưởng đến các mặt hàng khác như vật phẩm công nghiệp, vật liệu xây dựng,…
+ Nhóm hàng hóa chất lỏng như dầu mỏ, hóa chất, khí nén hóa lỏng, sơn nước,…
– Vận chuyển được khối lượng hàng hóa lớn:
Thực tế, khi vận chuyển hàng hóa qua biển, sức chứa của tàu có thể chứa được khối lượng hàng hóa lên đến hàng tấn, thậm chí là chục tấn. Bên cạnh đó, vận chuyển bằng đường biển khối lượng hàng hóa không bị giới hạn nhiều, có thể vận chuyển hàng hóa từ kiện hàng nhỏ vài ki-lo-gam,…
– Chi phí vận chuyển phù hợp:
Cước vận tải đường thủy nội địa cũng khá hợp lý so với vận chuyển bằng đường hàng không, bằng đường bộ,… và được nhiều đơn vị phân phối hàng hóa yên tâm lựa chọn.
– Vận chuyển không lo bị tắc nghẽn, bởi đây là tuyến đường giao thông tự nhiên và thông thoáng nên vận chuyển đường biển đảm bảo tính an toàn cao, hiếm khi xảy ra va chạm.
– Hiện nay, việc vận chuyển bằng đường biển cũng mang đến giá trị, lợi ích kinh tế cao giúp mở rộng giao thương kinh tế giữa các khu vực trong phạm vi một quốc gia.
3.2. Nhược điểm:
– Nhược điểm của hình thức vận chuyển hàng hóa nội địa đường biển này lớn nhất là về mặt thời gian. Thời gian vận chuyển đường biển khá lâu, xuất phát từ vấn đề tốc độ vận chuyển chậm, phải dừng lại ở các bến bãi.
– Hàng hóa không được vận chuyển đến tận nơi: khi vận chuyển bằng đường biển nội địa, hàng hóa chỉ cập cảng tại những địa điểm có cảng nên hàng hóa cần được vận chuyển ra cảng tập kết. Sau đó kết hợp với hình thức vận tải đường tải đường bộ để chuyển hàng đến điểm kho hàng của đơn vị nhận hàng hóa.
– Phải phụ thuộc vào điều kiện thiên nhiên, thời tiết: thực tế khi vào mùa mưa bão, việc vận chuyển bằng đường biển sẽ hạn chế hơn cả vì ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển cũng như chất lượng hàng hóa.
– Hình thức vận chuyển bằng đường biển nội địa cũng hạn chế với các mặt hàng hóa nhanh hỏng và có chất lượng giảm theo thời gian.
4. Cước phí vận tải đường biển nội địa:
Vận tải bằng đường biển nội địa thường được vận chuyển thông qua những phương tiện như container, sà lan, phương tiện giữ đông lạnh.
Việc tính cước phí vận tải đường biển nội địa có nhiều cách, có thể phụ thuộc vào từng loại hàng hóa vận chuyển.
Thông thường, các mặt hàng nông sản như lúa gạo, cà phê, điều thường được tính giá cước theo trọng lượng.
Còn các loại hàng hóa siêu trường siêu trọng (xe cơ giới, máy móc thiết bị nặng) và hàng quá khổ quá tải căn cứ vào cả khối lượng và trọng lượng.
Bên cạnh đó, có những đơn vị vận chuyển tính chi phí vận chuyển theo cách khác như tính theo giá cont khi hàng hóa được đóng trong các container.
5. So sánh các hình thức vận tải nội địa:
Các tiêu chí | Vận tải đường bộ | Vận tải đường biển | Vận tải đường sắt | Vận tải đường hàng không |
Phương tiện vận chuyển | chủ yếu là các loại xe tải đường dài, xe thùng hoặc xe bồn hay container. | phương tiện như container, sà lan, phương tiện giữ đông lạnh. | tàu hỏa | máy bay |
Thời gian vận chuyển | nhanh chóng, chủ động linh hoạt trong các tình huống | thời gian vận chuyển lâu | thời gian vận chuyển nhanh, chính xác | thời gian vận chuyển nhanh, tốc độ linh hoạt. |
Số lượng/khối lượng hàng hóa | Số lượng/khối lượng vận chuyển trung bình | Số lượng/khối lượng hàng hóa lớn, chuyên chở được những hàng hóa cồng kềnh, hạng nặng | Số lượng/khối lượng hàng hóa tương đối lớn, nhưng bị hạn chế vận chuyển một số mặt hàng như hàng hóa khô, quặng – khoáng sản | Không vận chuyển được các loại hàng hóa có khối lượng lớn, cồng kềnh |
Cước phí vận chuyển | Chi phí vận chuyển nội địa bằng hình thức đường bộ khá cao. | Cước vận tải đường thủy nội địa cũng khá hợp lý | Tiết kiệm chi phí vận chuyển hơn so với quá trình chuyển hàng ra cảng rồi xếp lên tàu | Chi phí vận chuyển đường hàng không cao. |
6. Những lưu ý khi vận chuyển bằng đường biển nội địa:
Nhằm tránh những phát sinh không mong muốn trong quá trình vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, các đơn vị vận chuyển cần phải nắm được những lưu ý sau đây:
Thứ nhất, cân nhắc xem xét thời tiết là điều cần thiết bởi vận chuyển bằng đường biển thì yếu tố về thời tiết như mưa, bão, lũ lụt,… ảnh hưởng rất lớn. Do đó, các đơn vị vận chuyển cần phải xem xét dự báo thời tiết trước để tính toán tránh những rủi ro không đáng có.
Thứ hai, không được vận chuyển những loại hàng hóa thuộc danh mục cấm như thuốc phiện, động vật hay các thứ liên quan được chế biến từ động vật quý hiếm, bởi cơ chế cũng như chính sách của pháp luật về vận tải đường biển rất chặt chẽ.
Thứ ba, nên tìm hiểu và lựa chọn các đơn vị vận chuyển đường biển uy tín và chuyên nghiệp. Với người mua và người bán, việc này rất cần thiết. Những công ty như vậy sẽ có những hoạch định giúp giảm tối thiểu thời gian cũng như các thủ tục nhanh gọn hơn.
Thứ tư, lựa chọn phương thức vận tải hàng hóa phù hợp, việc này sẽ phải dựa trên tính chất, đặc điểm của loại hàng hóa vận chuyển.
Thứ năm, có thể kể đến việc xem xét mua bảo hiểm trong quá trình vận tải bằng đường biển. Việc này sẽ giúp cho các bên giảm thiểu rủi ro, tránh được tình trạng phát sinh trong quá trình vận chuyển. Khi có sự cố chẳng may xảy ra, công ty bảo hiểm có thể chi trả những khoản thiệt hại này cho các bên.
Thứ sáu, đối với các đơn vị vận chuyển, trước khi tiến hành vận chuyển hàng hóa thì cần có sự kiểm tra kỹ lưỡng các phương tiện vận chuyển để đảm bảo an toàn tuyệt đối trong suốt quá trình vận chuyển bởi đặc thù của hình thức vận chuyển đường biển này là lâu và khối lượng hàng hóa vận chuyển rất lớn. Do đó, việc kiểm tra kỹ lưỡng các khâu trong quá trình vận chuyển là điều rất cần thiết.