Chức năng chính của WTO là nỗ lực đảm bảo hoạt động thương mại giữa các quốc gia và tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại WTO.
Chức năng chính của WTO là nỗ lực đảm bảo hoạt động thương mại giữa các quốc gia được tiến hành tự do, trôi chảy, và cho phép dự báo được xu thế thương mại.
Xét về chức năng thì cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO (DSB) là một loại cơ quan tài phán quốc tế theo nghĩa là một cơ quan có thẩm quyền đưa ra những quyết định có tính chất ràng buộc về mặt pháp lý đối với các bên tranh chấp.Tại WTO tất cả các thành viên đều phải chấp nhận quyền tài phán của Cơ quan giải quyết tranh chấp.Cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB) của WTO có 2 cấp gồm: Ban hội thẩm (Panel) và Cơ quan phúc thẩm (Appellate Body). DSB không trực tiếp tham gia vào quá trình xét xử tranh chấp mà chỉ là nơi đưa ra quyết định chính trị trong giải quyết tranh chấp tại WTO. Ban hội thẩm và Cơ quan phúc thẩm giữ vai trò là các thiết chế pháp lý để đánh giá các khía cạnh pháp lý của vụ tranh chấp. Đến nay cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO (DSB) thực sự trở thành một trong những định chế quyền lực trên thế giới – nhiều phán quyết của cơ quan này đã buộc các bên phải tuân thủ. Riêng đối với các nước đang phát triển, cơ chế giải quyết tranh chấp được áp dụng nguyên tắc đối xử đặc biệt. Điểm chính của cơ chế đặc biệt là các nước đang phát triển có quyền yêu cầu Tổng giám đốc WTO làm trung gian hoà giải, có quyền yêu cầu đại diện một nước đang phát triển trong nhóm chuyên gia xem xét vụ việc, thời gian xem xét có thể kéo dài hơn và có quyền yêu cầu Ban thư ký WTO trợ giúp pháp lý. Chính vì thế, trong những năm gần đây các nước đang phát triển đã sử dụng nhiều hơn cơ chế này. Như vậy, là các nước lớn hay nhỏ đều có quyền được kiện và có thể bị kiện như nhau. Các phán quyết của DBS không vì thế mà mất đi tôn chỉ đảm bảo quyền lợi chính đáng cho các nước thành viên, tạo điều kiện cho các bên đàm phán đạt được thỏa thuận thích hợp theo thỏa thuận chung.
Trong 10 năm qua, WTO đã chứng kiến khoảng 2.100 vụ tranh chấp về bán phá giá, 180 vụ kiện chống trợ cấp và hàng chục vụ liên quan đến tự vệ thương mại giữa các thành viên. Trong bối cảnh đó, cơ chế giải quyết tranh chấp của Cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB) của WTO là một trong những nền tảng của trật tự thương mại đa phương ngày nay.
>>> Luật sư
Theo quy định trong WTO, chỉ có chính phủ mới có quyền tham gia các vụ kiện, giải quyết tranh chấp. Theo cơ chế này, khi chính phủ một nước thành viên cho rằng một nước khác có những chính sách, hành động gây phương hại (trực tiếp hoặc gián tiếp) đến quyền lợi của mình, họ có quyền nêu vấn đề với DSB.Có thể dẫn ra một số vụ kiện điển hình làm minh chứng cho sự công minh trong phán xét của DSB.