Bất động sản tham gia vào hầu hết các quan hệ kinh tế xã hội, do vậy có rất nhiều các quy định của pháp luật có liên quan và chi phối ít nhiều đến hoạt động của thị trường bất động sản.
Bất động sản tham gia vào hầu hết các quan hệ kinh tế xã hội, do vậy có rất nhiều các quy định của pháp luật có liên quan và chi phối ít nhiều đến hoạt động của thị trường bất động sản. Có thể thấy, Nhà nước ta đã ban hành và hoàn thiện các chính sách, giải pháp, hệ thống các định chế hỗ trợ quản lý hoạt động cho thị trường bất động sản nhằm đảm bảo cho các yếu tố cần thiết để phát triển một thị trường bất động sản được phát huy. Cụ thể:Ban hành các chính sách về tài chính, thuế đối với đăng ký bất động sản, với các loại hình giao dịch bất động sản như khung giá đất, khung giá nhà….; Ban hành các chính sách đền bù, bồi thưởng, giải toả, giải phóng mặt bằng trong thu hồi đất; Phát hành trái phiếu với nhà đất, bất động sản; gắn thị trường bất động sản hệ thống chứng khoán; Ban hành các quy định về đăng ký hành nghề kinh doanh các loại dịch vụ bất động sản như: tư vấn, môi giới, quản lý, định giá, giao dịch bất động sản.
Và tại Luật KDBĐS năm 2006 đã có những quy định rất cụ thể:
+ Đối với chủ thể có quyền kinh doanh bất động sản bao gồm tổ chức, cá nhân trong nước , tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Đặc biệt Luật cũng đã quy định những chính sách khuyến khích đầu tư trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản cho các cụ thể kinh doanh bất động sản, điều này được ghi nhận rất rõ ràng tại Điều 12 Luật KDBĐS năm 2006; sự bình đẳng trong hoạt động kinh doanh bất động sản được xác lập.Theo như quy định tại Điều 2 – Luật KDBĐS năm 2006 thì mọi chủ thể đầu tư (không phân biệt đó là nhà đầu tư trong nước hay nhà đầu tư nước ngoài) đều được tham gia đầu tư kinh doanh bất động sản.
+ Nguyên tắc hoạt động kinh doanh bất động sản cũng được quy định tại Điều 5 Luật KDBĐS năm 2006 được áp dụng cho mọi chủ thể kinh doanh bất động sản. Điều này đã tạo điều kiện cho thị trường kinh doanh bất động sản phát triển lành mạnh,hoạt động kinh doanh bất động sản phát triển, giúp tăng thu cho ngân sách, thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
+ Hàng hóa trên thị trường bất động sản ngày càng đa dạng( quy định tại Điều 6 –Luật KDBĐS năm 2006) bao gồm :Các loại nhà, công trình xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng;Quyền sử dụng đất được tham gia thị trường bất động sản theo quy định của pháp luật về đất đai;Các loại bất động sản khác theo quy định của pháp luật.
+ Các vi phạm đối với thị trường bất động sản đều bị xử lý theo quy định tại Điều 17- Luật KDBĐS năm 2006.
Và bên cạnh đó, tại nghị định số 23/2009/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, quản lý công trình hạ tầng kĩ thuật, quản lý phát triển nhà và công sở ở Chương 3 cũng đã quy định các chế tài xử lí đối với các vi phạm trong hoạt động kinh doanh bất động sản.
>>> Luật sư
+ Về sàn giao dịch bất động sản pháp luật cũng có những quy định rất định như sau: “Tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản, tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ bất động sản được thành lập sàn giao dịch bất động sản hoặc thuê sàn giao dịch bất động sản của tổ chức, cá nhân khác để phục vụ cho hoạt động kinh doanh bất động sản” (Khoản 1- Điều 56-Luật KDBĐS năm 2006).Điều này đã có những tác động tích cực đối với hoạt động của thị trường như thủ tục pháp lí diễn ra nhanh gọn, thời gian ngắn, ít gặp rủi ro bởi mọi giao dịch sẽ được nhà nước kiểm soát.Hơn nữa thông qua việc giao dịch tại sàn giao dịch cũng đã hạn chế tình trạng đầu cơ, minh bạch thuế, giá trong giao dịch. Đặc biệt sàn giao dịch bất động sản cung cấp các thông tin chính xác cho các doanh nghiệp sẽ có ý nghĩa trong việc nắm bắt xu hướng thị trường và thị hiếu của khách hàng để từ đó có chiến lược cung cấp sản phẩm đúng đắn và hợp lý tạo nên hiệu quả kinh doanh lớn.
Như vậy có thể nói, hệ thống pháp luật của nước ta liên quan đến quản lý phát triển vận hành thị trường bất động sản đã có những quy định định cụ thểgóp phần tạo ra những hành lang pháp lý tạo điều kiện cho thị trường bất động sản hoạt động.