Thông tin bất cân xứng là gì? Tác động của thông tin bất cân xứng

Thông tin bất cân xứng là gì? Tác động của thông tin bất cân xứng? Đặc điểm của thông tin bất cân xứng?

Thông tin bất cân xứng xảy ra trên rất nhiều thị trường và ngay cả trong cuộc sống của chúng ta. Việc thiếu thông tin có thể gây ra những hậu quả rất khó lường và cũng có thể gây ra các rủi ro khác.

1. Thông tin bất cân xứng là gì?

Thông tin bất cân xứng trong tiếng Anh là Asymmetric information.

Chắc hẳn chúng ta đã biết trên thị trường có các luồng thông tin khác nhau và có các thông tin bất cân xứng (Asymmetric information) đây là thông tin xảy ra khi một trong các bên giao dịch không biết tất cả và chính xác những thông tin cần biết về bên kia để đưa ra quyết định đúng đắn trong giao dịch. Theo đó nên với giá cả trên thị trường sẽ có thể quá thấp hoặc quá cao so với giá cân bằng của thị trường.

Đối với các quốc gia, tính minh bạch của thông tin trên thị trường, khả năng tiếp cận thông tin và cơ sở hạ tầng thông tin yếu kém thì thông tin bất cân xứng càng phổ biến và càng trở nên trầm trọng hơn.

Hiện nay theo nghiên cứu thì các nhà kinh tế đã đưa ra các đặc điểm cơ bản sau về thông tin bất cân xứng: Thứ nhất, có sự khác biệt về thông tin giữa các bên giao dịch; thứ hai, có nhiều trở ngại trong việc chuyển thông tin giữa các bên; thứ ba, trong hai bên có một bên có thông tin chính xác hơn.

Như vậy ta thấy các thông tin bất cân xứng sẽ hoạt động và hoạt động này rất có lợi cho người bán, vì người bán thường có nhiều kiến ​​thức về sản phẩm hơn người mua. Bên cạnh đó các thông tin này nó cũng có thể có lợi cho người mua.  Nếu như nói về lợi thế của người mua chúng ta thấy thực tế lợi ích này có thể khi xảy ra trường hợp như có một đại lí cố tình bóp méo thị trường trên cơ sở tạm thời để mua tài sản ở mức giá thấp hơn, sau đó tăng lên sau khi hoạt động thao túng thị trường bị chấm dứt, tạo ra lợi nhuận cho người mua.

Một nguyên nhân nữa khiến cho nguồn thông tin bất cân xứng thường hoạt động có lợi cho người bán, bởi vì trong nhiều trường hợp, người mua có thể được xem là người mới hoàn toàn và theo đó người mua sản phẩm trên cơ sở Giao dịch một lần duy nhất (UST). UST bán hàng chiếm phần lớn thị trường tiêu dùng.

Việc mua một chiếc xe hơi sẽ là một UST, bởi vì người ta thường không cần một kiểu dáng và mẫu xe giống hệt nhau trong thời gian ngắn, và mẫu xe này có thể đã được thay thế trong dài hạn, trong khi mua một thương hiệu nước cam ưa thích sẽ là một Giao dịch thông thường, trong đó chất lượng sản phẩm được biết là đạt tiêu chuẩn cụ thể. Một ví dụ về Giao dịch đơn lẻ duy nhất trên thị trường tài chính có thể là việc tạo ra một quỹ hưu trí với một người quản lý quỹ, (một cách khác có thể là thế chấp, chúng ta sẽ quay lại thế chấp sau). Khi giao dịch đã được thỏa thuận, người tiêu dùng trung bình hiếm khi thay đổi nhà cung cấp lương hưu (hoặc nhà cung cấp thế chấp của họ) và người mua sau đó không có nhiều động lực để thực hiện nhiều nghiên cứu hơn như tìm hiểu các khoản đầu tư cụ thể được thực hiện bởi người quản lý quỹ. Bằng chứng cho thấy rằng phần lớn người mua có ít khuynh hướng chuyển đổi nhà cung cấp lương hưu (hoặc thế chấp) của họ. Trong trường hợp mọi người được khuyến khích chuyển đổi thành công các sản phẩm tài chính, thông thường sẽ đạt được với sự dụ dỗ giá đơn giản như cung cấp lãi suất ưu đãi hơn. Phần lớn những người tiết kiệm lương hưu (hoặc người có thế chấp) chuyển đổi giá, rất ít người thực hiện phân tích rủi ro toàn diện về nhà cung cấp dịch vụ tài chính của họ, họ chỉ đơn giản đặt niềm tin vào "thị trường" và các cơ quan quản lý.

2. Tác động của thông tin bất cân xứng:

Như vậy nên với sự nổi lên của thông tin bất cân xứng là một trong những yếu tố rất quan trọng kìm nén giao dịch hiện nay xuống. Thông tin bất cân xứng dẫn tới hai rủi ro chính trên thị trường tài chính cụ thể chúng ta có thể chọn lựa đối nghịch và rủi ro đạo đức bởi có thể từ đó mà tạo ra sau khi cuộc giao dịch được diễn ra.

Để hiểu về vấn đề này Luật Dương Gia xin đưa ra ví dụ như trường hợp trên thị trường chứng khoán, trong điều kiện bất cân xứng thông tin, những người tham gia có thể đẩy thị trường đến một trạng thái lựa chọn đối nghịch, đó là việc mua chứng khoán của những công ty hoạt động kém và đẩy khỏi thị trường những chứng khoán có chất lượng cao. Thị trường chứng khoán sẽ mất dần tính thanh khoản và ngày càng bị thu hẹp, hàng hóa chỉ còn những loại chứng khoán chất lượng kém.

Bên cạnh đó nếu xét trên thực tế chỉ những thị trường tài chính mạnh, có hệ thống thông tin và giám sát thông tin tốt mới có khả năng hạn chế các chọn lựa đối nghịch, từ đó tạo điều kiện cho thị trường phát triển.

Theo đó ta thấy rằng đối với các loại rủi ro đạo đức là hậu quả của thông tin bất cân xứng. Nó có những đặc điểm chính sau đây: Có sự xuất hiện những hoạt động không tích cực và theo đó các hoạt động trên làm tăng xác suất xảy ra hậu quả xấu.

Trong thực tế, vấn đề rủi ro đạo đức xuất hiện trong rất nhiều thị trường và dễ được nhận thấy như thị trường bảo hiểm (y tế, tài sản, tai nạn), thị trường cho vay tín dụng, thị trường chứng khoán.

Ví dụ, trên thị trường tín dụng, sau khi vay tiền, người đi vay lại nảy sinh ý định sử dụng vốn sang mục đích khác với thỏa thuận ban đầu làm cho món vay ít có khả năng hoàn trả hơn.

Hay, trên thị trường chứng khoán, dễ nhận thấy tình trạng của rủi ro đạo đức là tình trạng thao túng các mặt hoạt động của công ty cổ phần và giá cổ phiếu.

Các cổ đông lớn hoặc những người nằm trong ban điều hành công ty do có được thông tin về công ty hoặc tạo ra những sự kiện rồi liên kết mua bán để đẩy giá cổ phiếu tăng cao, kéo những nhà đầu tư nhỏ, ít kinh nghiệm vào cuộc, khi những cổ đông lớn đã rút ra khỏi thị trường thì những cổ đông nhỏ nắm giữ những cổ phiếu giá cao.

Giải pháp cho vấn đề thông tin bất cân xứng

- Tự sản xuất và bán thông tin;

- Tăng cường sự điều hành của chính phủ để tăng thông tin;

- Tăng cường vai trò của các trung gian tài chính để tăng chất lượng thông tin;

- Thực hiện cơ chế tự sàng lọc thông tin.

3. Đặc điểm của thông tin bất cân xứng:

Sự chênh lệch về thông tin giữa hai bên có 3 đặc điểm sau:

+ Thứ nhất: các bên giao dịch nhận được lượng thông tin khác nhau. Ví dụ: Trong thị trường chứng khoán, những nhà đầu tư sẽ không thể nắm được tất cả các thông tin của cổ phiếu, biết được những cổ phiếu nào là uy tín. Chất lượng một công ty chỉ có công ty đó mới thật sự biết. Điều này sẽ là một khó khăn cho những nhà đầu tư.

+ Thứ hai: gặp cản trở trong việc truyền thông tin giữa các bên. Một khi thông tin được truyền đi qua trung gian, thì đó lại là một vấn đề. Vì là trung gian, nên bạn không chắc chắn được là thông tin nhận được có chính xác hay đã bị thổi phồng, bóp méo.

+ Thứ ba: Thông tin của một bên chính xác hơn bên còn lại. Dù khi thông tin được công bố nhưng bạn vẫn không thể chắc chắn rằng thông tin đó là hoàn toàn chính xác.

Ví dụ: Mua bán xe cũ. Lúc này sẽ có 2 bên là bên muốn bán và bên muốn mua lại xe cũ. Có 2 trường hợp về người bán là muốn bán chiếc xe với chất lượng vẫn còn tốt với giá 8000$ và bán những xe chất lượng và động cơ không còn tốt nữa với giá chỉ 4000$. Người mua trong trạng thái thông tin bất cân xứng, không biết được chất lượng vì thế chỉ có thể chọn một mốc trung bình là 6000$. Vậy những người ở trường hợp 2 sẽ luôn luôn sẵn sàng bán và trường hợp 1 sẽ không muốn bán chiếc xe của mình vì bị định giá thấp hơn. Điều này dẫn tới những xe tốt sẽ được bán rất ít những xe chất lượng thấp lại được bán nhiều hơn.

Như vậy, từ các thông tin đưa ra như trên ta thấy được sự bất đối xứng thông tin ảnh hưởng đến rất nhiều lĩnh vực, ngay cả trong cuộc sống mua bán, đi chợ cho đến nền kinh tế của một quốc gia, ví dụ như ảnh hưởng đến các giao dịch chứng khoán,…. Có hai hệ quả chính khi có sự mất cân bằng thông tin.

    5 / 5 ( 1 bình chọn )