Ủy quyền làm thủ tục sang nhượng đất đai cho cháu. Quy định về ủy quyền thực hiện một công việc nhất định.
Tóm tắt câu hỏi:
Bố tôi đã nay đã 80 tuổi hiện nay đang cư trú tại huyện Ba Tơ tỉnh Quảng Ngãi. có 04 người con 2 trai 2 gái do tuổi cao đi lại khó khăn muốn ủy quyền cho cháu gái hiện đang sinh sống tại Hà Tây -Hà Nội về việc làm thủ tục sang nhượng đất nhà ở tại Hà tây- Hà Nội thì làm như thế nào??
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Nội dung tư vấn:
Theo quy định tại ĐIều 179 của Luật đất đai 2013 về quyền và nghĩa vụ của cá nhân sử dụng đất:
“Điều 179. Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất
1. Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp được Nhà nước giao trong hạn mức; đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất; đất nhận chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho, nhận thừa kế thì có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Quyền và nghĩa vụ chung quy định tại Điều 166 và Điều 170 của Luật này;
b) Chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp trong cùng một xã, phường, thị trấn với hộ gia đình, cá nhân khác;
c) Chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật;
d) Cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư tại Việt Nam thuê quyền sử dụng đất;
đ) Cá nhân sử dụng đất có quyền để thừa kế quyền sử dụng đất của mình theo di chúc hoặc theo pháp luật.
Hộ gia đình được Nhà nước giao đất, nếu trong hộ có thành viên chết thì quyền sử dụng đất của thành viên đó được để thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật.
Trường hợp người được thừa kế là người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 186 của Luật này thì được nhận thừa kế quyền sử dụng đất; nếu không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 186 của Luật này thì được hưởng giá trị của phần thừa kế đó;
e) Tặng cho quyền sử dụng đất theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 174 của Luật này; tặng cho quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 186 của Luật này;
g) Thế chấp quyền sử dụng đất tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam, tại tổ chức kinh tế khác hoặc cá nhân theo quy định của pháp luật;
h) Góp vốn bằng quyền sử dụng đất với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài để hợp tác sản xuất, kinh doanh;
i) Trường hợp đất thuộc diện thu hồi để thực hiện dự án thì có quyền tự đầu tư trên đất hoặc cho chủ đầu tư dự án thuê quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất với chủ đầu tư dự án để thực hiện dự án theo quy định của Chính phủ.
2. Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Quyền và nghĩa vụ chung quy định tại Điều 166 và Điều 170 của Luật này;
b) Bán tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê; người mua tài sản được Nhà nước tiếp tục cho thuê đất theo mục đích đã được xác định;
c) Để thừa kế, tặng cho tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê; người nhận thừa kế, người được tặng cho tài sản được Nhà nước tiếp tục cho thuê đất theo mục đích đã được xác định;
d) Cho thuê tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê theo quy định của pháp luật về dân sự;
đ) Thế chấp bằng tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam, tại tổ chức kinh tế khác hoặc cá nhân theo quy định của pháp luật;
e) Góp vốn bằng tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê trong thời hạn thuê đất với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài để hợp tác sản xuất, kinh doanh; người nhận góp vốn bằng tài sản được Nhà nước tiếp tục cho thuê đất theo mục đích đã được xác định.”
Như vậy, việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải do chính người có quyền sở hữu theo quy định của pháp luật thực hiện, trong trường hợp bố của bạn không có những điều kiện thuận lợi để tiến hành chuyển nhượng thì có thể ủy quyền cho người khác theo quy định tại Điều 581 của “Bộ luật dân sự 2015”.
Điều 581. Hợp đồng uỷ quyền
Hợp đồng uỷ quyền là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên được uỷ quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên uỷ quyền, còn bên uỷ quyền chỉ phải trả thù lao, nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.
>>> Luật sư
Theo thông tin bạn cung cấp bố của bạn muốn ủy quyền việc chuyển quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất cho cháu gái thì việc định đoạt ở đây đã được ủy quyền cũng là một căn cứ để cháu gái có quyền giao kết việc chuyển nhượng. Theo đó, bố của bạn có nghĩa vụ theo Bộ luật Dân sự quy định:
Điều 586. Nghĩa vụ của bên ủy quyền
Bên ủy quyền có các nghĩa vụ sau đây:1. Cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để bên được ủy quyền thực hiện công việc;
2. Chịu trách nhiệm về cam kết do bên được ủy quyền thực hiện trong phạm vi ủy quyền;
3. Thanh toán chi phí hợp lý mà bên được ủy quyền đã bỏ ra để thực hiện công việc được ủy quyền và trả thù lao cho bên được ủy quyền, nếu có thoả thuận về việc trả thù lao.
Yêu cầu
Giấy tờ bên ủy quyền cần chuẩn bị gồm:
– Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất / Hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
– Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của bên ủy quyền.
– Hộ khẩu của bên ủy quyền.
– Hợp đồng ủy quyền với nội dung đại diện theo ủy quyền để xác lập các giao dịch với bên thứ ba và cơ quan nhà nước.
* Giấy tờ bên nhận ủy quyền cần chuẩn bị:
1. Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu.
2. Hộ khẩu.
Để hợp đồng này có giá trị pháp lý thì các bên cần đi làm thủ tục công chứng để xác thực hợp đồng.
Về ủy quyền làm thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất bạn có thể làm dưới hình thức
Về thẩm quyền công chứng các giấy tờ liên quan theo theo quy định tại Điều 55 Luật công chứng 2014:
Điều 55. Công chứng hợp đồng ủy quyền
1. Khi công chứng các hợp đồng ủy quyền, công chứng viên có trách nhiệm kiểm tra kỹ hồ sơ, giải thích rõ quyền và nghĩa vụ của các bên và hậu quả pháp lý của việc ủy quyền đó cho các bên tham gia.
2. Trong trường hợp bên ủy quyền và bên được ủy quyền không thể cùng đến một tổ chức hành nghề công chứng thì bên ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng hợp đồng ủy quyền; bên được ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng tiếp vào bản gốc hợp đồng ủy quyền này, hoàn tất thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền.
Theo thông tin bạn cung cấp thì bố của bạn hiện đang ở Quảng Ngãi còn cháu gái thì đang ở Hà Nội, trong trường hợp bên ủy quyền và bên được ủy quyền không thể cùng đến một tổ chức hành nghề công chứng thì bên ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú (Huyện Ba Tơ- Quảng Ngãi) công chứng hợp đồng ủy quyền; bên được ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú (Hà Tây- Hà Nội) công chứng tiếp vào bản gốc hợp đồng ủy quyền này, hoàn tất thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền. Khi đó, hợp đồng ủy quyền trên mới được đảm bảo an toàn về pháp lý.