Khi nhắc tới "cái chết" của con người, chúng ta chỉ thường xem xét nó dưới góc độ sinh học, y khoa. Tuy nhiên, cái chết còn được xác định dưới góc độ pháp lý, thông qua tuyên bố của Tòa án có thẩm quyền. Tuyên bố chết là gì? Quy định về tuyên bố một người đã chết?
Mục lục bài viết
1. Tuyên bố chết là gì?
Theo Từ điển Tiếng Việt (2003) của Viện ngôn ngữ học: “chết là mất khả năng sống, không còn biểu hiện của sự sống”. Trong y học, chết là sự chấm dứt của mọi hoạt động sống như hô hấp, trao đổi chất, sư phân chia các tế bào đều chấm dứt vĩnh viễn. Thông thường, một người chỉ bị coi là đã chết khi chấm dứt sự tồn tại về mặt sinh học. Việc xác nhận chết theo trường hợp này có thể bằng cách nhận diện thông thường thông qua các đặc điểm như ngừng thở, tim ngừng đập,…và có sự xác nhận của cơ quan, cá nhân chuyên môn như bác sĩ, giám định viên pháp y.
Khác với “chết” dưới góc độ y học, chết còn được áp dụng với cá nhân dưới góc độ pháp lý, đó là tuyên bố chết của
Câu hỏi đặt ra là tại sao phải đặt ra quy định về cái chết pháp lý?
Điều này được lí giải xuất phát từ sự tồn tại của cá nhân trong mối liên quan với nhiều cá nhân khác trong cộng đồng xã hội. Sự thiếu vắng của họ sẽ làm thay đổi quá trình tồn tại và phát triển của các quan hệ mà họ đang tham gia. Trong thực tế, có nhiều trường hợp cá nhân vắng mặt quá lâu ngày không thể xác định là họ còn sống hay đã chết, tình trạng này làm gián đoạn các quan hệ xã hội đang tham gia và ảnh hướng tới quyền lợi của chính họ cũng như quyền lợi hợp pháp của những người liên quan. Khi cá nhân chết thì tư cách chủ thể của họ của hoàn toàn chấm dứt trên thực tế, các quan hệ pháp luật mà họ tham gia cũng sẽ chấm dứt hoặc có sự xáo trộn về mặt chủ thể. Vì vậy, quy định về tuyên bố chết ra đời nhằm duy trì trật tự các quan hệ pháp luật hoặc chấm dứt một số quan hệ pháp luật mà người tham gia đã vắng mặt quá lâu ngày, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích của các chủ thể khác.
Từ những phân tích trên, tác giả đưa ra khái niệm về tuyên bố chết như sau: Tuyên bố chết là nội dung được thể hiện trong quyết định tuyên bố một người là đã chết của Tòa án nhằm xác định ngày chết của người đó và hậu quả pháp lý của việc tuyên bố một người là đã chết khi có đủ các căn cứ luật định.
2. Quy định về tuyên bố một người đã chết:
Quy định về tuyên bố một người đã chết được thể hiện trong mối quan hệ giữa Bộ luật dân sự và Bộ luật tố tụng dân sự, trong đó Bộ luật dân sự quy định cụ thể điều kiện để xác định một người là đã chết, hậu quả pháp lý khi một người bị tuyên bố là đã chết; quy định về vấn đề quản lý tài sản quy định về quyền yêu cầu hủy quyết định tuyên bố một người đã chết. Còn Bộ luật tố tụng dân sự quy định vấn đề tuyên bố một người đã chết theo hướng quy định về trình tự, thủ tục thực hiện các quyền mà Bộ luật dân sự đã quy định, dựa trên các quy định của Bộ luật dân sự về vấn đề tuyên bố một người đã chết làm căn cứ, cơ sở quy định về các trình tự, thủ tục giải quyết và ra quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu tuyên bố một người đã chết của người có quyền, lợi ích liên quan.
Phân tích các quy định về tuyên bố một người đã chết, tác giả chia thành các vấn đề sau:
2.1. Điều kiện để tuyên bố chết đối với cá nhân:
Một là, đã quá thời hạn nhất định mà cá nhân đó vẫn không có tin tức xác thực là còn sống. Theo điều kiện này, tòa án chỉ có thể tuyên bố chết đối với cá nhân nếu qua thời hạn luật định mà họ vẫn không có tin tức là còn sống. Thời hạn đó được xác định cụ thể vào từng trường hợp theo quy định tại Khoản 1, Điều 71, cụ thể:
– Nếu tuyên bố là đã chết đối với người đã qua thủ tục tuyên bố mất tích thì phải quá thời hạn là ba năm kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích có hiệu lực pháp luật.
– Nếu tuyên bố là đã chết đối với người chưa qua thủ tục tuyên bố mất tích thì phải trải qua thời hạn là năm năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc (nếu người đó biệt tích trong chiến tranh) hoặc sau 02 năm, kể từ ngày tai nạn hoặc thảm hoạ, thiên tai đó chấm dứt (nếu người đó bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai).
– Nếu tuyên bố là đã chết đối với người biệt tích lâu ngày mà chưa qua thủ tục tuyên bố mất tích thì phải qua thời hạn hạn là năm năm, tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó; nếu không xác định được ngày có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng; nếu không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng.
Hai là, phải thông qua thủ tục
Điều kiện này không được ghi nhận trong Bộ luật dân sự, tuy nhiên xuất phát từ điều kiện tuyên bố một người mất tích thì việc
Ba là, phải có yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan. Đây là những cá nhân có sự ràng buộc trong mối quan hệ nào đó như hôn nhân gia đình, hành chính, lao động,…với người mà sự vắng mặt của người đó làm ảnh hưởng tới quyền lợi của họ. Ví dụ như vợ yêu cầu tòa án tuyên bố chồng đã chết để thực hiện các thủ tục pháp lý về thừa kế.
2.2 Xác định ngày chết của người bị tuyên bố đã chết:
Việc xác định ngày chết là hết sức quan trọng, là cơ sở để xác định ngày mở thừa kế đối với di sản của nguời đó và là ngày để xác định các quan hệ khác mà người đó tham gia được coi là chấm dứt. Việc xác định ngày chết được quy định tại Khoản 2, Điều 71 Bộ luật dân sự, theo đó: “Căn cứ vào các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, Tòa án xác định ngày chết của người bị tuyên bố là đã chết.” Theo quy định này, thì ngày chết của người bị tuyên bố đã chết được xác định khá linh hoạt, phụ thuộc vào sự kiện thực tế xảy ra và thời hạn tuyên bố một một người đã chết để quyết định. Trong trường hợp không xác định được thì ngày quyết định tuyên bố một người đã chết có hiệu lực được xác định là ngày chết của người tuyên bố đã chết.
2.3. Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của người bị Tòa án tuyên bố đã chết:
Nội dung này được ghi nhận tại Điều 72 Bộ luật dân sự, theo đó, khi quyết định của Tòa án tuyên bố một người là đã chết có hiệu lực pháp luật thì quan hệ về hôn nhân, gia đình và các quan hệ nhân thân khác, quan hệ tài sản của người đó được giải quyết như đối với người đã chết. Tài sản của người đó được giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế. Như vậy, quy định này một lần nữa khẳng định rằng, việc tuyên bố một người đã chết đã làm phát sinh tất cả hậu quả pháp lý về nhân thân, tài sản của người đó như đối với người đã chết theo quan niệm thông thường.
3. Thủ tục yêu cầu và quyết định tuyên bố một người đã chết:
Quy định về thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người đã chết được quy định tại Chương XXVII Bộ luật tố tụng dân sự, được tóm tắt như sau:
Người có quyền, lợi ích liên quan gửi đơn yêu cầu kèm tài liệu, chứng cứ để chứng minh người bị yêu cầu tuyên bố là đã chết. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu tuyên bố một người là đã chết, Tòa án ra quyết định thông báo tìm kiếm thông tin về người bị yêu cầu tuyên bố là đã chết. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hết thời hạn thông báo thì Tòa án phải mở phiên họp xét đơn yêu cầu.
Trường hợp chấp nhận đơn yêu cầu thì Tòa án ra quyết định tuyên bố một người là đã chết; trong quyết định này, Tòa án phải xác định ngày chết của người đó và hậu quả pháp lý của việc tuyên bố một người là đã chết theo quy định của Bộ luật dân sự. Quyết định của Tòa án tuyên bố một người là đã chết phải được gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người bị tuyên bố là đã chết để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết: