Tư vấn thừa kế có yếu tố nước ngoài. Giải quyết tài sản của vợ chồng trong trường hợp một bên chết.
Tóm tắt câu hỏi:
Xin cho hỏi tôi lấy chồng nước ngoài (quốc tịch Nam Phi) hiện chúng tôi đang sống và có tài sản ở Việt Nam (bất động sản và tiền gửi tiết kiệm ở ngân hàng) khi tôi hoặc chồng mất thì tài sản sẽ ra sao?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Luật hôn nhân và gia đình 2014
2. Giải quyết vấn đề:
Điều 66
“Điều 66. Giải quyết tài sản của vợ chồng trong trường hợp một bên chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết
1. Khi một bên vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì bên còn sống quản lý tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp trong di chúc có chỉ định người khác quản lý di sản hoặc những người thừa kế thỏa thuận cử người khác quản lý di sản.
2. Khi có yêu cầu về chia di sản thì tài sản chung của vợ chồng được chia đôi, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về chế độ tài sản. Phần tài sản của vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết được chia theo quy định của pháp luật về thừa kế.
3. Trong trường hợp việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của vợ hoặc chồng còn sống, gia đình thì vợ, chồng còn sống có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế phân chia di sản theo quy định của Bộ luật dân sự.
4. Tài sản của vợ chồng trong kinh doanh được giải quyết theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này, trừ trường hợp pháp luật về kinh doanh có quy định khác.”
Như vậy, khi một trong hai bên vợ hoặc chồng mất thì người còn sống có quyền quản lý tài sản chung của vợ chồng trừ trường hợp có di chúc để lại. Nếu có yêu cầu phân chia thì sẽ chia đôi khối tài sản này. Phần của người đã mất sẽ chia thừa kế theo pháp luật nếu không có di chúc để lại.
Điều 122 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:
“Điều 122. Áp dụng pháp luật đối với quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài
1. Các quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được áp dụng đối với quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, trừ trường hợp Luật này có quy định khác.
Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
2. Trong trường hợp Luật này, các văn bản pháp luật khác của Việt Nam có dẫn chiếu về việc áp dụng pháp luật nước ngoài thì pháp luật nước ngoài được áp dụng, nếu việc áp dụng đó không trái với các nguyên tắc cơ bản được quy định tại Điều 2 của Luật này.
Trong trường hợp pháp luật nước ngoài dẫn chiếu trở lại pháp luật Việt Nam thì áp dụng pháp luật về hôn nhân và gia đình Việt Nam.
3. Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có dẫn chiếu về việc áp dụng pháp luật nước ngoài thì pháp luật nước ngoài được áp dụng.”
Điều 64
>>> Luật sư tư vấn pháp luật thừa kế có yếu tố nước ngoài: 1900.6568
Trường hợp không xác định được pháp luật áp dụng theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 64 Bộ luật dân sự 2015 thì pháp luật áp dụng là pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài đó.
Như vậy, khi bạn hoặc chồng bạn mất nếu người còn lại và pháp luật nước sở tại quy định cho người còn lại lựa chọn pháp luật áp dụng thì người còn lại có quyền lựa chọn áp dụng pháp luật để chia tài sản. Đối với đất đai sẽ được điều chỉnh theo pháp luật có mối liên hệ gắn bó tức sẽ áp dụng pháp luật nơi có đất – pháp luật Việt Nam để giải quyết.