Trà và cà phê là đồ uống được nhiều người ở nhiều lứa tuổi khác nhau ưa thích. Nhưng việc uống trà và cafe vào buổi tối sẽ khiến người dùng bị rơi vào tình trạng mất ngủ, khó ngủ. Bài viết sau sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức bổ ích!
Mục lục bài viết
1. Nguyên nhân trà và cafe gây mất ngủ phổ biến:
Caffeine là thành phần trong cà phê hoặc trà, caffeine được xếp cùng nhóm với cocain và amphetamin, thuộc nhóm chất làm kích thích thần kinh trung ương. Khi uống đồ uống chứa caffeine, nó làm tăng dẫn chất truyền thần kinh, tăng tiết norepinephrine, kích thích tim, lưu thông mạch máu, dạ dày, ruột, thận. Trong một số trường hợp caffeine giúp đầu óc tỉnh táo, tập trung hơn vào công việc và đưa ra quyết định chính xác.
Tùy theo cơ địa mỗi người mà thời gian phát huy tác dụng của caffeine khác nhau, thường là 3-4 giờ, có người lên đến 12 giờ. Cũng có người uống cà phê và trà tối mất ngủ có người không mất ngủ. Nhưng cũng có người thích uống cà phê lại dị ứng với trà (uống một tách trà là mất ngủ dù cafein trong trà ít hơn trong cà phê).
Sau khi uống trà và cafe, thay vì bị phân hủy ở ống tiêu hóa như thức ăn, caffein nhanh chóng theo máu di chuyển tới niêm mạc đường ruột. Chất này sẽ thúc đẩy quá trình giải phóng norepinephrine, tăng cường sự lưu thông máu ở ruột, thận, dạ dày, kích thích hoạt động dẫn truyền thần kinh, đồng thời hạn chế cảm giác uể oải, mệt mỏi một cách triệt để.
Caffein từ trà và cafe giúp chúng ta thêm tập trung, tỉnh táo, minh mẫn và có thể đưa ra nhiều quyết định chính xác, nhanh chóng. Tuy nhiên, hoạt chất này thường phát huy tác dụng mạnh mẽ trong 3 – 4 tiếng đồng hồ, thậm chí 12 tiếng. Do đó có thể dễ bị khó ngủ, mất ngủ sau khi uống trà và cafe.
2. Lý do Caffeine trong trà và cà phê gây mất ngủ:
Não bộ có thành phần mang tên adenosine (có chức năng vận chuyển năng lượng đến các nơi cần thiết để tế bào sử dụng). Khi adenosine trong não quá nhiều, cơ thể sẽ mệt mỏi và có hiện tượng buồn ngủ, cần được nghỉ ngơi, thư giãn.
Caffeine trong trà và cà phê có cấu tạo phân tử giống y hệt với adenosine. Vì thế, caffeine có thể dễ dàng “đánh lừa” cơ quan cảm thụ ở não bộ rằng cơ thể không cần nghỉ ngơi. Do đó, khi sử dụng quá nhiều caffeine một ngày hay sử dụng vào buổi tối làm cơ thể chúng ta vẫn tỉnh táo và không có cảm giác buồn ngủ.
Đây là lý do tại sao uống trà và cà phê gây mất ngủ. Không nên sử dụng quá nhiều trà và cà phê trong một ngày hay sử dụng chúng vào buổi tối để tránh làm ảnh hưởng đến giấc ngủ hay sức khỏe của bản thân.
3. Những tác hại của caffeine trong cà phê và nước trà:
Chất caffeine có tác dụng khử nước: Nếu trẻ em từ độ tuổi học cấp 1 đến cấp 3 uống nhiều cà phê hay các đồ uống chứa caffeine thì quá trình phát triển cơ thể sẽ gặp những vấn đề như: Chóng mặt, căng thẳng, buồn ngủ, ói mửa, ngất xỉu… Nếu cơ thể hấp thụ nhiều chất này khiến tim đập nhanh hơn, dễ dẫn đến nguy cơ đau tim. Nếu bạn uống cà phê hay nước trà để thấy tỉnh táo hơn thì cảm giác tỉnh táo chỉ là tạm thời. Do vậy trà hay cà phê không giúp ích cho cơ thể mà còn có tác dụng ngược lại. Đó là nó gây ra hàng loạt các biểu hiện mất tập trung, mất ngủ, mỏi mệt và thường gà gật vào ban ngày ảnh hưởng đến kết quả học tập.
Theo các chuyên gia, cơ thể trẻ em khác với cơ thể của người lớn, chỉ cần hấp thụ hơn 100 milligram caffeine/ ngày cũng có thể dẫn đến chứng tăng huyết áp. Uống nhiều caffeine có thể làm tăng huyết áp, những người bị tăng huyết áp được cho dùng 250 mg caffeine (khoảng 2 tách cà phê) thì huyết áp của họ được nâng lên sau khoảng 2-3 giờ.
Cafein gây đau tim: Nghiên cứu của Tiến sĩ Lucio Mos (Mỹ) cho thấy, những người trẻ tuổi được chẩn đoán tăng huyết áp nhẹ thì tăng gấp 4 lần nguy cơ đau tim nếu họ tiêu thụ lượng caffeine tương đương với 4 ly cà phê và uống vừa phải (2 ly cà phê) thì tăng nguy cơ 3 lần.
Caffeine có thể gây mất ngủ: Caffeine trong cơ thể sẽ kích thích thần kinh gây căng thẳng và mất ngủ. Nếu học sinh bị mất ngủ thì ảnh hưởng rất lớn đến buổi học hôm sau, hay ngày thi hôm sau khó đạt kết quả tốt.
Cafein có thể gây khó tiêu: Uống nhiều cà phê thường xuyên thường bị đau bụng hay khó tiêu, nhất là uống cà phê lúc bụng đói.
Cafein có thể gây đau đầu: Uống một lượng cà phê ít nhưng thường xuyên thì chất caffeine có thể làm giảm nhức đầu. Nhưng khi lạm dụng chất caffeine có thể gây ra đau đầu và dẫn đến đau nửa đầu.
Caffein gây co bóp tim mạnh hơn: Ngay sau khi uống cà phê hay nước trà thì tim co bóp mạnh hơn, đau ngực, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Cà phê làm tăng lo âu: Nếu bạn uống nhiều caffeine có thể tăng lo âu, trầm cảm. Ở học sinh mắc chứng này lực học sẽ sa sút, làm bài thi sẽ khó đạt được kết quả cao.
Rối loạn phát triển hệ xương: Caffeine cản trở sự phát triển xương và cũng có thể dẫn đến nguy cơ gãy xương. Tác dụng này phụ thuộc liều dùng, nếu dùng nhiều cà phê thì nguy cơ càng cao. Ở lứa tuổi học sinh việc rối loạn phát triển xương có ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao và vóc dáng của trẻ.
4. Cách lấy lại giấc ngủ sau khi uống trà và cà phê:
Vì lý do bắt bắt buộc nào đó, bạn cần dùng trà hoặc cà phê vào buổi tối. Để dễ dàng quay trở lại giấc ngủ và tỉnh táo vào ngày hôm sau, các bước sau đây có thể giúp bạn chống lại tác dụng của caffeine:
4.1. Phòng ngủ yên tĩnh, đủ tối:
Căn phòng sạch sẽ, thoáng mát, yên tĩnh với mền gối mềm mại và ánh sáng vừa phải có thể giúp ngủ ngon và sâu hơn. Bạn nên tắt mọi thiết bị điện tử (tivi, máy tính bảng, laptop, điện thoại) cùng hệ thống đèn chính trước khi đi ngủ. Thay vào đó, nguồn sáng nhẹ từ đèn ngủ là sự lựa chọn hoàn hảo hỗ trợ bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ.
4.2. Thể dục nhẹ nhàng và ngâm mình thư giãn:
Bài tập thể dục nhẹ nhàng, vừa sức có thể góp phần nâng cao chất lượng giấc ngủ một cách đáng kể. Khi chúng ta luyện tập, cơ thể sẽ sản xuất nhiều serotonin (chất dẫn truyền thần kinh có khả năng ru ngủ). Cho nên sau khi uống trà và cafe, bạn nên tập yoga, ngồi thiền, tản bộ quanh nhà… để dễ ngủ hơn.
Theo một kết quả nghiên cứu của các chuyên gia đến từ Đại học Texas (Hoa Kỳ), thói quen tắm nước ấm trước khi đi ngủ khoảng 1 – 2 tiếng đồng hồ giúp chìm vào giấc ngủ nhanh chóng hơn. Hơn nữa, độ dài giấc ngủ cũng được kéo dài hơn hẳn so với bình thường.
Việc ngâm mình thư giãn trong làn nước ấm có thể làm hạ thân nhiệt. Khi đó, đồng hồ sinh học tự nhiên của bạn hiểu rằng đã đến lúc nghỉ ngơi. Thông thường, cơ thể chúng ta đạt nhiệt độ cao nhất vào buổi chiều tối và thấp nhất trước khi đi ngủ.
4.3. Uống một ly sữa ấm hoặc ăn bưởi:
Sữa nói chung rất giàu tryptophan (một loại axit amin có khả năng xoa dịu thần kinh, tăng cường thư giãn, cải thiện giấc ngủ, điều hòa tâm trạng và hạn chế cảm giác thèm ăn).
Ngoài ra, độc giả có thể uống thêm nước lọc để hòa loãng nồng độ caffein bên trong cơ thể cũng như dung nạp nước đường nhằm đẩy nhanh quá trình đào thải caffeine trong máu và dạ dày thông qua nước tiểu.
Bưởi là một trong những bí quyết giúp ngủ ngon đơn giản và hiệu quả sau khi uống nhiều trà và cafe. Tinh dầu bưởi có khả năng bất hoạt caffein trong gan. Lúc này, não bộ của chúng ta không còn trở nên tỉnh táo quá mức sau khi dùng trà và cafe
4.4. Sử dụng tinh dầu và thư giãn tinh thần:
Thông qua khứu giác, các loại tinh dầu thiên nhiên có thể tác động mạnh mẽ lên hệ thống thần kinh, từ đó đánh bay căng thẳng, giảm thiểu lo âu, xoa dịu tâm trí và tạo nên những giấc ngủ ngon. Sử dụng mùi hương từ tinh dầu chanh sả, oải hương, hoa hồng, đàn hương… có thể giúp người cao tuổi chìm vào ngủ sâu giấc hơn.
Đầu óc tập trung, tỉnh táo hơn sau khi uống trà và cafe, mọi người thường có xu hướng tiếp tục trằn trọc, băn khoăn về những áp lực, căng thẳng, lo âu chưa giải quyết xong. Đây chính là lý do không thể an tâm chìm vào giấc ngủ thư thái, bình yên. Vì thế, hãy cố gắng ổn định tinh thần bằng cách đọc sách, nghe nhạc không lời, viết nhật ký, vẽ tranh…
4.5. Đổi tư thế ngủ:
Tư thế ngủ là một trong những yếu tố quan trọng quyết định chất lượng giấc ngủ. Để ngủ ngon hơn thì nên nằm thẳng lưng thoải mái với chiếc gối ôm mềm mại với độ cao vừa phải, đồng thời hạn chế nằm nghiêng, nằm sấp. Bên cạnh đó, có thể nhắm mắt tưởng tượng những khung cảnh thật thư giãn,…