Trợ cấp thôi việc: Điều kiện, cách tính mức hưởng mới nhất. Mức hưởng trợ cấp thôi việc cho người tham gia lao động theo quy định mới nhất của pháp luật là bao nhiêu?
Mục lục bài viết
- 1 1. Mức hưởng trợ cấp thôi việc
- 2 2. Điều kiện hưởng trợ cấp thôi việc
- 3 3. Đối tượng và điều kiện hưởng trợ cấp thôi việc
- 4 4. Chế độ trợ cấp thôi việc đối với viên chức
- 5 5. Giáo viên xin thôi việc có được hưởng trợ cấp thôi việc không?
- 6 6. Trợ cấp thôi việc đối với người lao động làm việc tại nhiều đơn vị khác nhau
1. Mức hưởng trợ cấp thôi việc
Pháp luật Việt Nam hiện hành đã có những quy định, chế tài cụ thể giành riêng cho người lao động để đảm bảo quyền lợi của người lao động trong mọi trường hợp khi tham gia lao động. Quy định về các chế độ thai sản, hưu trí, tử tuất, tai nạn lao động, trợ cấp thôi việc…
Nhưng trên thực tế, việc thực thi những quy định của pháp luật vào từng vụ việc cụ thể còn gặp nhiều vấn đề. Nhiều người lao động không đòi hỏi được quyền lợi chính đáng của mình. Khi nghỉ việc lại không biết mình được hưởng những chế độ gì, tiến hành ra sao, thủ tục như nào? Để giúp cho bạn đọc nói chung cũng như những người tham gia lao động nói riêng hiểu hơn về các chế độ bảo hiểm xã hội cụ thể hơn là chế độ trợ cấp thôi việc, Luật Dương Gia sẽ cung cấp các thông tin cần thiết sau đây để bạn đọc tham khảo:
>>> Luật sư
Thứ nhất, về các đối tượng thuộc người tham gia lao động được hưởng trợ cấp thôi việc:
1. Hợp đồng lao động giữa người tham gia lao động và người sử dụng lao động kí kết hết thời hạn
2. Hợp đồng lao động là hợp đồng làm việc theo công việc và người tham gia lao động đã thực hiện xong
3. Chưa hết hạn hợp đồng nhưng người tham gia lao động và người sử dụng lao động cùng thỏa thuận về việc chấm dứt hợp đồng lao động
4. Hợp đồng lao động chấm dứt trong trường hợp người tham gia lao động phải thi hành bản án của Tòa án về chấp hành án tù giam, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án
5. Người tham gia lao động bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, hoặc người tham gia lao động đã qua đời
6. Người sử dụng lao động đã qua đời, bị mất năng lực hành vi dân sự, hoặc mất tích do Tòa án tuyên bố
7. Người tham gia lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đúng quy định pháp luật tại Điiều 37 Bộ luật lao động .
8. Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đúng quy định pháp luật tại Điều 38 Bộ luật lao động.
9. Do người sử dụng lao động tiến hành thay đổi cơ cấu sản xuất, công nghệ, máy móc sản xuất hoặc vì lý do kinh tế xã hội, do chia tách, sáp nhập hay hợp nhất doanh nghiệp, hợp tác xã mà sau khi tiến hành chia tách, sáp nhập hay hợp nhất người sử dụng lao động không thể đáp ứng việc làm cho người tham gia lao động như ban đầu và buộc phải chất dứt hợp đồng lao động với người tham gia lao động.
Trong trường hợp người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người tham gia lao động trước thời hạn
a, Người sử dụng lao động không đảm bảo đúng theo hợp đồng đã kí kết, đã thỏa thuận về các vấn đề như địa điểm làm việc, công việc đã thỏa thuận, điều kiện làm việc;
b, Về mức lương mà người tham gia lao động và người sử dụng lao động đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động, nhưng người sử dụng lao động không trả đầy đủ hoặc trả lương không đúng cho người tham gia lao động;
c, Người tham gia lao động bị đối xử ngược đãi, bị lạm dụng quấy rối tình dục, bị cưỡng bức lao động;
d, Người tham gia lao động hoặc người thân của người tham gia lao động có hoàn cảnh khó khăn dẫn đến việc người tham gia lao động không thể tiếp tục công việc
đ, Người tham gia lao động được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước, được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở cơ quan dân cử
e, Người tham gia lao động là nữ mang thai và phải nghỉ việc theo chỉ định của bác sĩ, cơ quan khám chữa bệnh;
g, Người tham gia lao động thuộc trường hợp bị ốm đau, bị tai nạn và đã điều trị trong thời gian là 90 ngày liên tục.
Trong trường hợp người tham gia lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người sử dụng lao động, để đảm bảo được quyền lợi của mình thì người tham gia lao động cần phải thông báo cho người sử dụng lao động về việc chấm dứt hợp đồng lao động của mình đúng thời hạn quy định của pháp luật tại Khoản 2 Điều 37 “Bộ luật lao động 2019”.
+ Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người tham gia lao động thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a, Người tham gia lao động không hoàn thành công việc như đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động một cách thường xuyên;
b, Người tham gia lao động bị tai nạn hoặc ốm đau đã điều trị 12 tháng liên tục mà chưa hồi phục với hợp đồng lao động kí kết là
c, Vì các nguyên nhân khách quan như thiên tai, cháy nổ, bão lũ hay các lý do bất khả kháng khác mà người sử dụng lao động đã tìm cách khắc phục nhưng vẫn phải thu hẹp diện tích sản xuất, giảm lượng nhân viên,giảm người tham gia lao động;
d, Người tham gia lao động có vi phạm thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động (Thời gian quy định là 15 ngày).
Trong trường hợp người sử lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người tham gia lao động, người sử dụng lao động cần phải thông báo cho người tham lao động về việc chấm dứt hợp đồng lao động đúng thời hạn theo quy định của pháp luật tại Khoản 2 Điều 38 “Bộ luật lao động 2019”.
Như vậy, khi người tham gia lao động chấm dứt hợp đồng lao động thuộc một trong các trường hợp trên thì người sử dụng lao động phải giải quyết các vấn đề liên quan tới chế độ trợ cấp thôi việc theo đúng quy định của pháp luật cho người tham gia lao động.
Thứ hai, về thời gian tính trợ cấp thôi việc cho người tham gia lao động:
Thời gian để tính trợ cấp thôi việc cho người tham gia lao động sẽ được tính như sau: Người sử dụng lao động sẽ phải chi trả trợ cấp thôi việc cho người tham gia lao động đã làm việc từ đủ 12 tháng trở lên.
Trường hợp thời gian làm việc của người tham gia lao động mà có tháng lẻ từ 01 tháng đến 06 tháng thì được tính là 1/2 năm làm việc.
Trường hợp thời gian làm việc của người tham gia lao động mà có tháng lẻ từ đủ 06 tháng trở lên thì được tính là tròn 01 năm làm việc.
Thời gian mà người sử dụng lao động căn cứ để tính trợ cấp cho người lao động là khoảng thời gian người tham gia lao động đã tiến hành lao động cho người sử dụng lao động, tuy nhiên người sử dụng lao động sẽ không tính khoảng thời gian mà người tham gia lao động đã được hưởng trợ cấp thất nghiệp và khoảng thời gian mà người tham gia lao động đã được người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp cho mình, căn cứ vào quy định tại Khoản 2,3 Điều 48 “Bộ luật lao động 2019”.
Thứ ba, về cách tính trợ cấp thôi việc cho người tham gia lao động:
Người tham gia lao động làm việc từ đủ 12 tháng trở lên thì được hưởng trợ cấp thôi việc, mỗi năm làm việc thì được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.
Trên đây là tất cả những lưu ý về vấn đề trợ cấp thôi việc mà công ty Luật Dương Gia cung cấp tới bạn đọc để bạn đọc nói chung cũng như những người tham gia lao động, người sử dụng lao động nói riêng có thêm những hiểu biết pháp luật về trợ cấp thôi việc để quyền và lợi ích của mình được đảm bảo.
2. Điều kiện hưởng trợ cấp thôi việc
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi sắp hết hạn hợp đồng, vậy cho tôi hỏi, điều kiện như thế nào thì được hưởng trợ cấp thôi việc và mức hưởng tính như thế nào?
Xin cám ơn!
Luật sư tư vấn:
- Về điều kiện được trả trợ cấp thôi việc:
Theo Điều 42 Bộ luật Lao động được sửa đổi, bổ sung năm 2002 quy định: “Khi chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động đã làm việc thường xuyên trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức từ đủ 12 tháng trở lên thì người sử dụng lao động có trách nhiệm trợ cấp thôi việc, cứ mỗi năm làm việc là 1/2 tháng lương, cộng phụ cấp lương nếu có”.
Theo đó, các trường hợp người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc:
Căn cứ khoản 1 Điều 14 Nghị định số 44/2003/NĐ-CP của Chính phủ ngày 09/05/2003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về hợp đồng lao động: “Người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc đối với người lao động đã làm việc từ đủ 12 tháng trở lên quy định tại khoản 1 Điều 42 của Bộ luật lao động trong các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động quy định tại Điều 36 của Bộ luật Lao động; Điều 37, các điểm a, c, d và điểm đ khoản 1 Điều 38, khoản 1 Điều 41, điểm c khoản 1 Điều 85 của Bộ luật Lao động đã sửa đổi, bổ sung”.
Như vậy, các trường hợp được trả trợ cấp thôi việc là các trường hợp người lao động đã làm việc thường xuyên trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức từ đủ 12 tháng trở lên và xin chấm dứt hợp đồng hoặc bị chấm dứt hợp đồng trong các trường hợp sau: Hợp đồng lao động chấm dứt do hết hạn hợp đồng; Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng; Hai bên thoả thuận chấm dứt hợp đồng; Người lao động bị kết án tù giam hoặc bị cấm làm công việc cũ theo quyết định của Toà án; Người lao động chết; mất tích theo tuyên bố của Toà án” (điều 36);.
– Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng đúng căn cứ và thực hiện thủ tục báo trước đúng quy định của pháp luật, cụ thể:
Người lao động làm việc theo
Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định trên người lao động phải báo cho người sử dụng lao động biết trước: ít nhất ba ngày; ít nhất 30 ngày hoặc 45 ngày tùy từng loại hợp đồng…”.
– Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng với người lao động vẫn phải trợ cấp thôi việc (phải báo trước cho người lao động và thực hiện đúng trình tự thủ tục theo quy định của pháp luật) trong trường hợp: Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng; Người lao động làm theo
Trong trường hợp người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì phải nhận người lao động trở lại làm công việc theo hợp đồng đã ký và phải bồi thường một khoản tiền tương ứng với tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất hai tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có).
Trong trường hợp người lao động không muốn trở lại làm việc, thì ngoài khoản tiền được bồi thường theo quy định, người lao động còn được trợ cấp theo quy định tại Điều 42 của Bộ luật này – trợ cấp thôi việc.
- Về cách tính trợ cấp thôi việc:
Căn cứ Điều 2 Thông tư 17/2009/TT-BLĐTBXH ngày 26/5/2009 sửa đổi khoản 3, mục III của Thông tư 21/2003/TT- BLĐTBXH ngày 22/9/2003 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 44/2003/N Đ-CP ngày 9/5/2003 của Chính phủ về Hợp đồng lao động thì cách tính và chi trả tiền trợ cấp thôi việc như sau:
a) Công thức tính trợ cấp thôi việc ở từng doanh nghiệp:
Tiền trợ cấp thôi việc | = | Tổng thời gian làm việc tại doanh nghiệp tính trợ cấp thôi việc | x | Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc | x 1/2 |
Trong đó:
Tổng thời gian làm việc tại doanh nghiệp tính trợ cấp thôi việc (tính theo năm) được xác định theo khoản 3, Điều 14 Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ, trừ thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ. Trường hợp, tổng thời gian làm việc tại doanh nghiệp tính trợ cấp thôi việc có tháng lẻ (kể cả trường hợp người lao động có thời gian làm việc tại doanh nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên nhưng tổng thời gian làm việc tại doanh nghiệp tính trợ cấp thôi việc dưới 12 tháng) thì được làm tròn như sau:
Từ đủ 01 tháng đến dưới 06 tháng làm tròn thành 1/2 năm.
Từ đủ 06 tháng đến dưới 12 tháng làm tròn thành 01 năm.”
* Các trường hợp không được trợ cấp thôi việc:
Khoản 2 điều 41 Bộ luật lao động quy định: “Trong trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có)”.
Khoản 1 Điều 14 Nghị định Số 44/2003/NĐ-CP của Chính phủ ngày 09/05/2003 quy định “Trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 85 và nghỉ hưởng chế độ hưu trí hàng tháng quy định tại Điều 145 của Bộ luật Lao động đã sửa đổi, bổ sung người lao động không được trợ cấp thôi việc.
Trường hợp người lao động chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật quy định tại khoản 2 Điều 41 của Bộ luật Lao động đã sửa đổi, bổ sung là chấm dứt không đúng lý do quy định tại khoản 1 hoặc không báo trước quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 37 của Bộ luật Lao động đã sửa đổi, bổ sung thì không được trợ cấp thôi việc”.
Như vậy, các trường hợp không được trợ cấp thôi việc là người lao động bị xử lý kỷ luật theo hình thức sa thải trong trường hợp: Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, tiết lộ bí mật công nghệ, kinh doanh hoặc có hành vi khác gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của doanh nghiệp; Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương, chuyển làm công việc khác mà tái phạm trong thời gian chưa xoá kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm; Người lao động nghỉ để hưởng chế độ hưu trí hàng tháng.
Người lao động xin đơn chấm dứt hợp đồng không có căn cứ hoặc không thực hiện thủ tục báo trước.
Trên đây là những trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động để được trả trợ cấp thôi việc, chị đối chiếu với mình xem chấm dứt theo trường hợp nào để được hưởng.
3. Đối tượng và điều kiện hưởng trợ cấp thôi việc
Điều 48 Bộ luật lao động có quy định về trợ cấp thôi việc như sau:
Điều 48. Trợ cấp thôi việc
1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.
2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.
3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc.
Trợ cấp thôi việc là loại quyền lợi quan trọng của người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động. Để đảm bảo loại quyền lợi này thì pháp luật đã quy định về đối tượng và điều kiện hưởng trợ cấp thôi việc. Theo đó, người lao động đã làm việc cho người sử dụng lao động thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên chấm dứt hợp đồng lao động trong các trường hợp sau được hưởng trợ cấp thôi việc:
-Hết thời hạn hợp đồng
-Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng
-Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động
-Người lao động bị kết án tù giam, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án
-Người lao động chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết.
-Người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết; người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.
-Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 37 của Bộ luật này.
-Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật này.
Với quy định này của pháp luật thì chỉ khi nào người lao động làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng mới được hưởng trợ cấp thôi việc. Nếu tổng thời gian làm việc của người lao động đủ 12 tháng trở lên, nhưng người lao động không làm việc thường xuyên thì không đươc hưởng trợ cấp thôi việc. Thực tế có nhiều trường hợp người lao động làm việc liên tục cho doanh nghiệp được một thời gian, sau đó xin nghỉ không hưởng lương, hết thời gian nghỉ không hưởng lương lại tiếp tục làm việc cho doanh nghiệp một thời gian nữa mới chấm dứt hợp đồng lao động. Nếu xét về thời gian đã làm cho daonh nghiệp thì đáp ứng đủ 12 tháng trở lên, tuy nhiên xét về tinh thường xuyên thì không đáp ứng vì vậy sẽ không được hưởng trợ cấp thôi việc theo quy định.
Và pháp luật đã có quy định rằng, mặc dù người lao động đã có thời gian làm việc thường xuyên cho người sử dụng lao động từ đủ 12 tháng trở lên tuy nhiên lại không thuộc đối tượng hưởng trợ cấp thôi việc thì cũng sẽ không được hưởng trợ cấp thôi việc. Đó là những trường hợp sau đây:
-Người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động, bi thôi việc do doanh nghiệp thay đổi cơ cấu, tổ chức hoặc vì lý do kinh tế ; do sáp nhập, hợp nhất, chia , tách doanh nghiệp, chuyển quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp.
Trong trường hợp này, người lao động đã được hưởng trợ cấp mất việc làm theo quy định.
-Chấm dứt hợp đồng lao động để người lao động hưởng lương hưu tháng.
-Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.
-Người lao động bị xử lý vi phạm kỷ luật lao động bằng hình thức sa thải.
4. Chế độ trợ cấp thôi việc đối với viên chức
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi là M, tôi và vào công tác giáo viên cấp 2 từ ngày 1/1/2008 hợp đồng trong biên chế, đến ngày 1/9/2009 hết thời gian tập sự tôi được vào biên chế chính thức. Ngày 1/1/2009 tôi tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Vì lý do hoàn cảnh gia đình khó khăn tôi xin nghỉ việc, đến ngày 28/12/2015 tôi có quyết định nghỉ việc chính thức. Hệ số lương của tôi trước khi nghỉ việc là 2.41. Mức lương bình quân 6 tháng liền kề của tôi khi nghỉ việc là 7,3 triệu. Tôi đã được hưởng trợ cấp thất nghiệp từ 1/2016 đến 6/2016. Từ tháng 1/2016 đến nay tôi đã nhiều lần hỏi nhà trường và phòng giáo dục về chế độ thôi việc. Nhưng nhà trường đến tháng 12/2016 mới trả lời cho tôi là có thể có chế độ thôi việc và tính cho tôi được hưởng trợ cấp thôi việc là 727 nghìn (nếu có) vì PGD còn phải hỏi lên cấp trên xem có chế độ không? Xin hỏi luật sư Cách tính như vậy đúng hay sai, thực tế tôi nhận được bao nhiêu tiền, nếu thanh toán chậm tôi có được tính lãi suất không? Nếu không được hưởng chế độ thôi việc tôi được quyền kiện ra tòa không? Tôi có được hưởng chế độ theo Nghị định 29/2012/NĐ-CP về tuyển dụng và quản lý viên chức: Điểm b) Khoản 1 Điều 39: Mức trợ cấp thấp nhất bằng 1 tháng lương hiện hưởng (tức là 7,3 triệu). Tôi có được bồi thường về việc chậm thanh toán chế độ thôi việc? Nếu kiện ra tòa thì thủ tục như thế nào? Kiện ai? Nhà trường hay phòng giáo dục? Mức án phí.
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 45 Luật Viên chức 2010 quy định chế độ thôi việc đối với viên chức như sau:
“1. Khi chấm dứt hợp đồng làm việc, viên chức được hưởng trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm hoặc chế độ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về lao động và pháp luật về bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Viên chức không được hưởng trợ cấp thôi việc nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Bị buộc thôi việc;
b) Đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc mà vi phạm quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều 29 của Luật này;
c) Chấm dứt hợp đồng làm việc theo quy định tại khoản 5 Điều 28 của Luật này.”
Đối chiếu theo quy định trên vào trường hợp của bạn, bạn vào làm việc theo
– Thứ nhất: bạn đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc thuộc một trong các trường hợp theo quy định tại Khoản 2 Điều 45 Luật viên chức 2010 thì bạn sẽ không được chi trả chế độ trợ cấp thôi việc.
– Thứ hai: Bạn đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc không thuộc một trong các trường hợp theo quy định tại Khoản 2 Điều 45 Luật viên chức 2010 thì bạn sẽ được hưởng chế độ trợ cấp thôi việc.
Điều 39 Nghị định 29/2012/NĐ-CP quy định Trợ cấp thôi việc như sau:
“1. Trợ cấp thôi việc đối với thời gian công tác của viên chức từ ngày 31 tháng 12 năm 2008 trở về trước được tính như sau:
a) Cứ mỗi năm làm việc được tính bằng 1/2 (một phần hai) tháng lương hiện hưởng, gồm: Mức lương theo chức danh nghề nghiệp, phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề và hệ số chênh lệch bảo lưu lương (nếu có);
b) Mức trợ cấp thấp nhất bằng 01 (một) tháng lương hiện hưởng;
c) Trường hợp viên chức được tuyển dụng trước ngày 01 tháng 7 năm 2003, thời gian làm việc được tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian làm việc (cộng dồn) kể từ khi viên chức có quyết định tuyển dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2008.
d) Trường hợp viên chức được tuyển dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2003 trở về sau, thời gian làm việc được tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian làm việc theo hợp đồng làm việc (cộng dồn) kể từ khi viên chức có quyết định tuyển dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2008.
2. Trợ cấp thôi việc đối với thời gian công tác của viên chức từ ngày 01 tháng 01 năm 2009 đến nay được thực hiện theo quy định của pháp luật về trợ cấp thất nghiệp.
3. Nguồn kinh phí chi trả trợ cấp thôi việc được lấy từ nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.
4. Viên chức thôi việc được hưởng trợ cấp thôi việc quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này và được xác nhận thời gian có đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.”
Như vậy, chế độ trợ cấp thôi việc đối với bạn như sau:
– Đối với thời gian công tác của viên chức từ ngày 31 tháng 12 năm 2008 trở về trước được tính như sau:
+ Cứ mỗi năm làm việc được tính bằng 1/2 tháng lương hiện hưởng, gồm: Mức lương cơ bản và phụ cấp (nếu có).
+ Mức trợ cấp thấp nhất bằng 01 (một) tháng lương hiện hưởng;
– Đối với thời gian công tác của viên chức từ ngày 01 tháng 01 năm 2009 đến nay được thực hiện theo quy định của pháp luật về trợ cấp thất nghiệp.
Như vậy, đối với trường hợp của bạn, thời gian công tác của bạn từ ngày 1/1/2009 trở đi sẽ được giải quyết chế độ theo quy định của Luật việc làm 2013; đối với thời gian 1 năm (từ ngày 1/1/2008 đến ngày 1/1/2009) thì được chi trả chế độ thôi việc bằng mức thấp nhất là 1 tháng lương hiện hưởng; là 7,3 triệu đồng do đó nhà trường trả lời bạn chỉ được 727.000 đồng là không đúng quy định.
Để đảm bảo quyền lợi cho bạn, bạn có thể làm đơn khiếu nại gửi đến đơn vị bạn công tác hoặc gửi đơn tới Tòa án nhân dân để yêu cầu giải quyết. Trong trường hợp việc chậm chi trả gây thiệt hại đến quyền lợi của bạn, bạn có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định.
Theo quy định tại Pháp lệnh số 10/2009/UBTVQH12, án phí dân sự khi khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp lao động như sau:
“4. Mức án phí sơ thẩm đối với các vụ án về tranh chấp lao động có giá ngạch:
Giá trị tranh chấp | Mức án phí |
a) Từ 4.000.000 đồng trở xuống | 200.000 đồng |
b) Từ trên 4.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng | 3% của giá trị tranh chấp, nhưng không dưới 200.000 đồng |
c) Từ trên 400.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng | 12.000.000 đồng + 2% của phần giá trị có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng |
d) Từ trên 2.000.000.000 đồng | 44.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị có tranh chấp vượt quá 2.000.000.000 đồng” |
5. Giáo viên xin thôi việc có được hưởng trợ cấp thôi việc không?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi là giáo viên công tác được 13 năm nay tôi xin nghỉ thôi việc và chuyển đóng tiếp bảo hiểm. Vậy tôi sẽ được hưởng chế độ thôi việc như thế nào và được thanh toán khoảng bao nhiêu?
Luật sư tư vấn:
Theo Điều 45 Luật viên chức 2010 quy định như sau:
“Điều 45. Chế độ thôi việc
1. Khi chấm dứt hợp đồng làm việc, viên chức được hưởng trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm hoặc chế độ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về lao động và pháp luật về bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Viên chức không được hưởng trợ cấp thôi việc nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Bị buộc thôi việc;
b) Đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc mà vi phạm quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều 29 của Luật này;
c) Chấm dứt hợp đồng làm việc theo quy định tại khoản 5 Điều 28 của Luật này.”
Theo Điều 38 Nghị định 29/2012/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 38. Giải quyết thôi việc
1. Viên chức được giải quyết thôi việc trong các trường hợp sau:
a) Viên chức có đơn tự nguyện xin thôi việc được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền đồng ý bằng văn bản;
b) Viên chức đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc theo quy định tại Khoản 4 và Khoản 5 Điều 29 Luật viên chức;
c) Đơn vị sự nghiệp công lập đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức khi có một trong các trường hợp quy định tại Điểm c, Điểm d và Điểm đ Khoản 1 Điều 29 Luật viên chức.
2. Viên chức chưa được giải quyết thôi việc nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Đang bị xem xét xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Chưa làm việc đủ thời gian cam kết với đơn vị sự nghiệp công lập khi được cử đi đào tạo hoặc khi được xét tuyển;
c) Chưa hoàn thành việc thanh toán các khoản tiền, tài sản thuộc trách nhiệm của viên chức đối với đơn vị sự nghiệp công lập;
d) Do yêu cầu công tác và chưa bố trí được người thay thế.
3. Thủ tục giải quyết thôi việc
a) Viên chức có nguyện vọng thôi việc có văn bản gửi người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
b) Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn, nếu đồng ý cho viên chức thôi việc thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập ra quyết định chấm dứt hợp đồng làm việc; nếu không đồng ý cho viên chức thôi việc thì trả lời viên chức bằng văn bản và nêu rõ lý do theo quy định tại Khoản 2 Điều này.
c) Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều này và đồng thời giải quyết chế độ thôi việc cho viên chức theo quy định tại Nghị định này.”
Nếu bạn đáp ứng điều kiện theo quy định trên thì theo Điều 39 Nghị định 29/2012/NĐ-CP về mức trợ cấp quy định như sau:
“Điều 39. Trợ cấp thôi việc
1. Trợ cấp thôi việc đối với thời gian công tác của viên chức từ ngày 31 tháng 12 năm 2008 trở về trước được tính như sau:
a) Cứ mỗi năm làm việc được tính bằng 1/2 (một phần hai) tháng lương hiện hưởng, gồm: Mức lương theo chức danh nghề nghiệp, phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề và hệ số chênh lệch bảo lưu lương (nếu có);
b) Mức trợ cấp thấp nhất bằng 01 (một) tháng lương hiện hưởng;
c) Trường hợp viên chức được tuyển dụng trước ngày 01 tháng 7 năm 2003, thời gian làm việc được tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian làm việc (cộng dồn) kể từ khi viên chức có quyết định tuyển dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2008.
d) Trường hợp viên chức được tuyển dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2003 trở về sau, thời gian làm việc được tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian làm việc theo hợp đồng làm việc (cộng dồn) kể từ khi viên chức có quyết định tuyển dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2008.
2. Trợ cấp thôi việc đối với thời gian công tác của viên chức từ ngày 01 tháng 01 năm 2009 đến nay được thực hiện theo quy định của pháp luật về trợ cấp thất nghiệp.
3. Nguồn kinh phí chi trả trợ cấp thôi việc được lấy từ nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.
4. Viên chức thôi việc được hưởng trợ cấp thôi việc quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này và được xác nhận thời gian có đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.”
Theo thông tin mà bạn trình bày trường hợp của bạn là trường hợp xin thôi, do đó sẽ được giải quyết thôi việc theo trường hợp viên chức có đơn tự nguyện xin thôi việc được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền đồng ý bằng văn bản.
6. Trợ cấp thôi việc đối với người lao động làm việc tại nhiều đơn vị khác nhau
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi có thời gian công tác, làm việc liên tục hơn 37 năm qua 4 cơ quan, đơn vị với sự quyết định điều động của tổ chức (Huyện đội Củ Chi, Ban Tài chánh-Thuế vụ-Vật giá Huyện Củ Chi, Huyện đoàn Củ Chi, Xí nghiệp Bánh tráng xuất khẩu Huyện Củ Chi) và đơn vị sau cùng khi chấm dứt hợp đồng lao động không xác định thời hạn là Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên ( Công ty TNHH MTV) Quản lý Khai thác Dịch vụ Thủy lợi thành phồ Hồ Chí MInh (100% vốn nhà nước); mặc dù tôi chưa nhận trợ cấp nào khi chuyển từ đơn vị cũ sang đơn vị mới, nhưng Công ty vẫn từ chối chi trả trợ cấp thôi việc cho khoảng thời gian trước khi chuyển về Công ty (01/6/2001) dựa vào khoản 2 Điều 38 Nghị định 05/2015/NĐ-CP (chỉ trả nếu người lao động chuyển về Công ty trước ngày 01/01/1995). Tôi phải làm gì để được chi trả trợ cấp thôi việc cho quãng thời gian công tác trước đó khi tôi xin chấm dứt hợp đồng lao động đúng luật (Điều 48 Bộ luật Lao động)?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều 38 Nghị định 05/2015/NĐ-CP và khoản 3, Điều 8 Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH thì đối với doanh nghiệp 100% vốn nhà nước hoặc doanh nghiệp cổ phần hóa từ doanh nghiệp nhà nước, người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm đối với thời gian người lao động đã làm việc cho mình và chi trả trợ cấp thôi việc đối với thời gian người lao động đã làm việc cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thuộc khu vực nhà nước trước đó nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
– Khi chấm dứt hợp đồng lao động mà người lao động có thời gian làm việc ở các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thuộc khu vực nhà nước
– Người lao động chuyển đến làm việc tại doanh nghiệp nhà nước trước ngày 01 tháng 01 năm 1995. Thời gian làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp khu vực nhà nước trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 bao gồm: thời gian người lao động làm việc thực tế tại các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang hưởng lương từ ngân sách nhà nước, thời gian làm việc tại doanh nghiệp nhà nước khác.
– Người lao động chưa nhận trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm hoặc trợ cấp một lần trước khi phục viên, trợ cấp xuất ngũ đối với người lao động có thời gian làm việc ở đơn vị thuộc lực lượng vũ trang.
Theo như thông tin bạn cung cấp thì bạn có thời gian công tác, làm việc liên tục hơn 37 năm qua 4 cơ quan, đơn vị với sự quyết định điều động của tổ chức (Huyện đội Củ Chi, Ban Tài chánh-Thuế vụ-Vật giá Huyện Củ Chi, Huyện đoàn Củ Chi, Xí nghiệp Bánh tráng xuất khẩu Huyện Củ Chi). Và đơn vị sau cùng khi chấm dứt hợp đồng lao động không xác định thời hạn là Công ty trách nhiệm hữu hạn MTV Quản lý Khai thác Dịch vụ Thủy lợi thành phố Hồ Chí Minh (100% vốn nhà nước). Thời gian bạn chuyển về Công ty trách nhiệm hữu hạn MTV là ngày 01/06/2001 và chưa nhận trợ cấp nào khi chuyển từ đơn vị cũ sang đơn vị mới. Đối chiếu với quy định trên thì trường hợp của bạn thuyên chuyển đến công ty TNHH MTV bắt đầu từ năm 2001 (sau ngày 01 tháng 01 năm 1995) nên sẽ không áp dụng quy định tại Điều 38 Nghị định 05/2015/NĐ–CP để được chi trả trợ cấp thôi việc cho quãng thời gian trước khi chuyển vào công ty TNHH MTV có 100% vốn nhà nước.
Luật sư tư vấn pháp luật về trợ cấp thôi việc cho người lao động:1900.6568
Trong trường hợp này, bạn chỉ có thể yêu cầu phía công ty chi trả trợ cấp thôi việc cho quãng thời gian bạn làm việc từ năm 2001. Do bạn không nói rõ thời gian bạn chấm dứt
– Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian bạn đã làm việc thực tế cho công ty TNHH MTV 100% vốn nhà nước trừ đi thời gian bạn đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.
– Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi bạn thôi việc.