Trình tự thủ tục, hồ sơ xin gộp sổ bảo hiểm xã hội mới nhất. Muốn gộp sổ bảo hiểm xã hội cần thực hiện những thủ tục gì, tại đâu?
Những khó khăn, vướng mắc về thủ tục gộp sổ bảo hiểm xã hội luôn là mối bận tâm cho người lao động. Làm thủ tục gộp sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động tại công ty hay tại cơ quan bảo hiểm xã hội. Sau đây, Công ty Luật Dương Gia sẽ hướng dẫn, tư vấn thủ tục trình tự, hồ sơ giúp các bạn gộp sổ bảo hiểm cho người lao động.
Luật sư
Một là, chuẩn bị hồ sơ và nộp, nhận kết quả giải quyết gộp sổ bảo hiểm xã hội
Theo Khoản 4 Điều 46 Quyết định 595/QĐ- BHXH có quy định tại Điều 46 về cấp và quản lý sổ bảo hiểm xã hội gốc có quy định một người lao động có từ 2 sổ bảo hiểm xã hội trở lên ghi thời gian đóng bảo hiểm xã hội không trùng nhau, không khớp nhau thì cơ quan bảo hiểm xã hội thu hồi tất cả các sổ bảo hiểm xã hội lại rồi sau đó cơ quan sẽ hoàn chỉnh lại cơ sở dữ liệu, kiểm tra, đối chiếu, in thời gian đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp của các sổ bảo hiểm xã hội vào sổ mới hoàn toàn, đây có thể coi là cuốn sổ bảo hiểm xã hội thứ 3.
Theo quy định trên, một người chỉ có duy nhất một chiếc sổ bảo hiểm, nếu có từ 2 hoặc 3 cuốn sổ trở lên thì buộc phải thu hồi các cuốn này và làm thủ tục gộp sổ bảo hiểm xã hội mới. Do đó, khi các bạn có nhiều hơn một sổ bảo hiểm xã hội thì phải làm thực hiện gộp sổ để đảm bảo quyền lợi của mình sau này.
Hồ sơ gộp sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động có thể chuẩn bị và thực hiện tại công ty dựa trên căn cứ theo Khoản 2 Điều 27 Quyết định 595/QĐ- BHXH có quy định cấp lại sổ bảo hiểm xã hội do thay đổi họ và tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch; điều chỉnh nội dung khác đã ghi trên sổ bảo hiểm xã hội.
Về phía người lao động cần chuẩn bị thành phần hồ sơ gồm có các giấy tờ sau đây:
– Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế làm theo mẫu TK1-TS, người lao động khai thông tin theo hướng dẫn ghi trên tờ khai.
– Các loại giấy tờ hồ sơ kèm theo như các sổ bảo hiểm hiện tại đang giữ, bản sao chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân.
Phía bên đơn vị người sử dụng lao động phải chuẩn bị bảng kê thông tin, được làm theo mẫu D01-TS.
Về số lượng hồ sơ chỉ cần chuẩn bị một bộ là đủ. Như vậy, để gộp sổ bảo hiểm xã hội bạn cần các loại giấy tờ: Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia bảo hiểm xã hội làm theo mẫu TK1-TS, bảng kê thông tin mẫu D01-TS, hai sổ bảo hiểm xã hội đã cấp.
Sau đó, người lao động gửi nộp hồ sơ cho doanh nghiệp, cơ quan nơi người lao động đang tham gia hợp đồng lao động hoặc là cơ quan bảo hiểm cuối cùng mà người lao động tham gia bảo hiểm xã hội khi người lao động nghỉ việc.
Hai là, trình tự giải quyết hồ sơ gộp sổ BHXH nhưng phát hiện NLĐ có nhiều sổ hơn số lượng sổ đã nộp:
Người lao động gửi bộ hồ sơ nêu trên đến bộ phận thu hồ sơ khi giải quyết hồ sơ gộp sổ, bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả sẽ căn cứ CMND để vào chương trình SMS thực hiện rà soát tình trạng cấp số sổ cho NLĐ, nếu phát hiện NLĐ có nhiều sổ hơn số lượng sổ đã nộp theo hồ sơ thì thực hiện lần lượt như sau:
– Cán bộ bảo hiểm xã hội không giải quyết gộp sổ chỉ in phiếu yêu cầu gộp sổ P01-ĐV (hoặc P02-CN nếu NLĐ nộp hồ sơ) kèm hồ sơ để chuyển trả lại cho đơn vị.
– Khi NLĐ bổ sung đầy đủ sổ kèm theo phiếu yêu cầu gộp sổ BHXH, nơi gộp sổ sẽ tiến hành gộp sổ theo quy định của pháp luật.
Ba là, trình tự giải quyết hồ sơ gộp sổ BHXH khi NLĐ mượn, cho mượn hồ sơ tham gia BHXH:
Bộ phận một cửa tiếp công dân sẽ thu lại hồ sơ mà người lao động mang đến khi giải quyết hồ sơ gộp sổ, nếu phát hiện NLĐ có thời gian tham gia BHXH trùng do mượn hoặc cho mượn hồ sơ thì công chức bảo hiểm hướng dẫn NLĐ điều chỉnh nhân thân tức là các thông tin tham gia bảo hiểm xã hội theo hướng dẫn tại Công văn số 2609 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam ngày 25 tháng 7 năm 2013, về việc phối hợp xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý sổ BHXH ra quyết xử phạt vi phạm hành chính nếu phát hiện người lao động làm sai.
NLĐ sau khi có quyết định xử phạt của Thanh tra Sở Lao động Thương binh và xã hội (LĐTB&XH) đi nộp phạt ở kho bạc nhà nước hoặc nộp tại ngân hàng mà kho bạc ủy quyền thu nộp hành chính và đã nộp phạt đúng quy định, thì nộp hồ sơ giải quyết theo Phiếu giao nhận hồ sơ (PGNHS) điều chỉnh nhân thân do mượn tên (303/…/SO).
Trong trường hợp người cho mượn hồ sơ không liên lạc được với người mượn hồ sơ thì:
– Người cho mượn hồ sơ phải viết Đơn đề nghị làm theo mẫu D01-TS tường trình rõ lý do cho người khác mượn hồ sơ, nhưng do không liên lạc được và cam kết không thừa nhận quá trình sổ BHXH mà người mượn hồ sơ đã tham gia BHXH.
– Nộp hồ sơ giải quyết theo cách thức gộp sổ (304/…/SO).
– Bộ phận một cửa thu nhập toàn bộ quá trình tham gia BHXH do nơi khác quản lý mà NLĐ không thừa nhận nếu có
– Bộ phận cấp sổ thẻ khóa quá trình tham gia BHXH lại trên dữ liệu theo phương án KB, KT và lập biên bản sự việc hủy sổ NLĐ không thừa nhận tại mục “Hủy có nhiều sổ”. Nếu sổ không thừa nhận đã hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội 1 lần, trợ cấp thất nghiệp thì khóa phương án CT, TT và lập biên bản hủy số sổ không thừa nhận tại mục “Hủy có nhiều sổ”.
Trường hợp NLĐ mượn hồ sơ tham gia BHXH và đã hưởng hết các chế độ trên sổ mượn tên (hồ sơ giả), nay nộp hồ sơ giải quyết điều chỉnh nhân thân, có Quyết định xử phạt…theo (PGNHS303/…/SO), thì thực hiện:
– Bộ phận cấp sổ thẻ khóa quá trình tham gia BHXH trên dữ liệu quốc gia về bảo hiểm xã hội theo phương án CT, TT và lập biên bản thu hồi sổ tại mục “Thu hồi sổ giải quyết chế độ”. Trường hợp không còn sổ do bị cơ quan BHXH thu hồi hoặc bị mất hoặc hỏng sau khi hưởng hết chế độ thì chỉ khóa quá trình tham gia BHXH trên dữ liệu theo phương án CT, TT.
Trường hợp 2 số sổ BHXH trùng nhau về thời gian đóng hoàn toàn về nhân thân như tên, tuổi, ngày tháng năm sinh mà NLĐ đang giải quyết hồ sơ, có đơn cam kết không cho người khác mượn hồ sơ do bị người khác lạm dụng, ép buộc:
– Nếu số sổ BHXH bị lạm dụng, ép buộc mà NLĐ đó đang còn làm việc ở một đơn vị khác, thì mời NLĐ đó lên xác minh, lấy lời khai để làm căn cứ giải quyết tránh phát sinh tranh chấp.
– Nếu số sổ BHXH bị lạm dụng mà NLĐ đó đã nghỉ việc không liên lạc được hoặc người đó đã chết, thì cơ quan bảo hiểm xã hội hướng dẫn NLĐ đang giải quyết hồ sơ, làm thủ tục hồ sơ và giải quyết như hướng dẫn ở trên đây khi xảy ra trường hợp người cho mượn hồ sơ không liên lạc được với người mượn hồ sơ.
Mục lục bài viết
- 1 1. Có được hủy sổ bảo hiểm xã hội khi đã làm việc công ty mới?
- 2 2. Tiến hành gộp sổ bảo hiểm khi không chốt được sổ bảo hiểm cũ
- 3 3. Thủ tục gộp sổ bảo hiểm xã hội khác tỉnh
- 4 4. Có 2 sổ bảo hiểm có thời gian đóng trùng nhau phải làm thế nào?
- 5 5. Có phải nộp sổ bảo hiểm xã hội ở công ty cũ sang công ty mới không?
1. Có được hủy sổ bảo hiểm xã hội khi đã làm việc công ty mới?
Tóm tắt câu hỏi:
Cho em xin hỏi về thủ tục hồ sơ bảo hiểm xã hội. Do em xin nghỉ tại công ty cũ và cần nghỉ gấp nên không kịp bàn giao công việc cho công ty. Em làm ở chổ cũ mới 6 tháng và công ty yêu cầu phạt em 10 triệu do không bàn giao trước khi nghỉ. Nếu không sẽ không trả lại sổ bảo hiểm cho em. Do số tiền quá lớn mà thời gian đóng bảo hiểm ít nên em muốn bỏ sổ đồng thời cam kết bỏ thời gian đã đóng 6 tháng để làm sổ mới hoàn toàn tại công ty khác thì được không. Vì em nghe bảo 1 người chỉ dc 1 sổ nên không biết sao. Nếu được thì thủ tục cần làm là gì ? Mình tự làm được không hay phải do công ty mới của em làm mới được. Em xin cảm ơn và mong sớm nhận được hồi âm!
Luật sư tư vấn:
Chị chưa trình bày rõ hợp đồng lao động của chị là hình thức như thế nào, trước khi nghỉ việc chị đã báo trước với người lao động hay chưa. Căn cứ Điều 37 “Bộ luật lao động 2019”: Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động:
“1. Người lao động làm việc theo
a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;
b) Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;
c) Bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động;
d) Bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động;
đ) Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước;
e) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền;
g) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 90 ngày liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và một phần tư thời hạn hợp đồng đối với người làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa được hồi phục.
2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này, người lao động phải báo cho người sử dụng lao động biết trước:
a) Ít nhất 3 ngày làm việc đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và g khoản 1 Điều này;
b) Ít nhất 30 ngày nếu là hợp đồng lao động xác định thời hạn; ít nhất 03 ngày làm việc nếu là hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng đối với các trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều này;
c) Đối với trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều này thời hạn báo trước cho người sử dụng lao động được thực hiện theo thời hạn quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.
3. Người lao động làm việc theo
Nếu lý do chị nghỉ việc không nằm trong điều 37 Bộ luật lao động 2012 chị đã đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật. Căn cứ Điều 43 “Bộ luật lao động 2019”: Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật:
“1. Không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
2. Nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.
3. Phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này.”
Căn cứ Khoản 3 Điều 59 Quyết định 1111/2011/QĐ-BHXH:
“3. Hủy phôi bìa sổ BHXH và phôi thẻ BHYT:
3.1. BHXH tỉnh lập Hội đồng hủy sổ BHXH, thẻ BHYT: Giám đốc BHXH tỉnh làm Chủ tịch, đại diện các phòng TCHC; Cấp sổ, thẻ; KHTC và phòng Kiểm tra làm ủy viên.
3.2. Định kỳ trước ngày 15/2 hằng năm, tổ chức hủy sổ BHXH, thẻ BHYT in hỏng của toàn tỉnh sau 02 năm lưu trữ; khi hủy sổ BHXH, thẻ BHYT phải kiểm đếm, đối chiếu với Phiếu sử dụng phôi bìa sổ BHXH và phôi thẻ BHYT, đồng thời lập biên bản hủy sổ BHXH, thẻ BHYT (mẫu C10-TS).
Riêng phôi sổ, thẻ hỏng do lỗi nhà in không được hủy, phải lập biên bản chuyển về BHXH Việt Nam để in bù.”
Như vậy nếu bạn chấm dứt hợp đồng trái pháp luật bạn phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường cho người sử dụng lao động theo quy định Điều 43 “Bộ luật lao động 2019”.
Nếu bạn muốn hủy sổ bảo hiểm cũ, bạn lên cơ quan bảo hiểm xã hội làm mẫu đơn (mẫu D01-TS) ban hành kèm theo Quyết định 1111/2011/QĐ-BHXH cam kết không thừa nhận quá trình tham gia bảo hiểm của mình do không làm việc tại đơn vị đó nữa thì bạn sẽ hủy 06 tháng đã đóng bảo hiểm xã hội trước đó. Bạn sẽ làm sổ bảo hiểm xã hội mới khi làm việc tại công ty mới.
2. Tiến hành gộp sổ bảo hiểm khi không chốt được sổ bảo hiểm cũ
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư ! Tôi xin được hỏi.Tôi đã làm công nhân cho công ty may hàn quốc và đã đóng bảo hiểm xã hội ở đây được 8 tháng thì tôi xin nghỉ việc nhưng cấp trên không chịu kí nên tôi đã nghỉ việc. Giờ tôi đang làm cho một công ty khác, và cũng đóng bảo hiểm được 4 tháng nay. Tôi không biết là tôi tự ý nghỉ việc có được đóng tiếp 8 tháng mà tôi đã đóng bảo hiểm ở công ty cũ hay không nếu tôi không xin được sổ bảo hiểm ở công ty cũ ạ! Rất mong được tư vấn! Xin cảm ơn !
Luật sư tư vấn:
Theo như thông tin bạn cung cấp thì hiện nay, bạn vẫn chưa chốt sổ bảo hiểm ở công ty cũ. Nên công ty mới vẫn đang đóng bảo hiểm xã hội vào số sổ cũ cho bạn. Do quy định pháp luật hiện hành, mỗi người chỉ được cấp 1 sổ bảo hiểm xã hội tương đương với 1 số sổ bảo hiểm xã hội nên bạn cần lấy sổ bảo hiểm ở công ty cũ để bên công ty mới tiến hành thủ tục gộp sổ bảo hiểm xã hội cho bạn.
Đồng thời, điểm c Khoản 1 Điều 18 “Luật bảo hiểm xã hội năm 2021” được quy định như sau:
Điều 18. Trách nhiệm của người sử dụng lao động
1. Người sử dụng lao động có các trách nhiệm sau đây:
c) Trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động khi người đó không còn làm việc;
Như vậy, trong mọi trường hợp dù là bạn nghỉ việc đúng theo quy định của pháp luật hay trái quy định của pháp luật thì bên công ty cũ vẫn phải có trách nhiệm trả lại sổ bảo hiểm cho bạn. Do vậy, bạn có thể đến công ty để lấy lại sổ bảo hiểm. Rồi sau đó tiến hành thủ thục gộp sổ bảo hiểm theo quy định của pháp luật.
3. Thủ tục gộp sổ bảo hiểm xã hội khác tỉnh
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư, tôi đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2008, từ năm 2008 đến 2011 tôi đóng bảo hiểm tại quận Đống Đa – Hà Nội, từ cuối năm 2011 đến 2013 tôi làm việc tại Hải Dương nên có sổ bảo hiểm tại Hải Dương nữa. Vậy bây giờ tôi làm công việc mới khác tại Hà Nội thì có được gộp sổ không? Có tình huống nào có nhiều sổ không? Giải quyết thế nào?
Luật sư tư vấn:
Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia. Hiện tại theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội 2014, Nghị định 115/2015/NĐ – CP và Quyết định số 959/QĐ-BHXH ngày 09 tháng 09 năm 2015 quy định về việc xử lý một số tình huống trong công tác cấp sổ BHXH khi người lao động có nhiều sổ, mất sổ. Khi đó mỗi trường hợp được giải quyết như sau:
Thứ nhất: Một người có từ 2 sổ bảo hiểm xã hội (BHXH) trở lên ghi thời gian đóng BHXH không trùng nhau thì cơ quan BHXH thu hồi tất cả các sổ BHXH, hoàn chỉnh lại cơ sở dữ liệu, in thời gian đóng, hưởng BHXH, BHTN của các sổ BHXH vào sổ mới. Số sổ BHXH cấp lại là số của sổ BHXH có thời gian tham gia BHXH sớm nhất.
Thứ hai: Một số sổ BHXH được cấp cho 2 hay nhiều người thì cơ quan BHXH giữ lại số sổ BHXH đã cấp cho người có thời gian tham gia BHXH sớm nhất, các sổ BHXH còn lại thực hiện thu hồi và cấp lại theo số sổ mới. Trường hợp người tham gia BHXH sau đã giải quyết chế độ BHXH thì tất cả các sổ còn lại cấp lại theo số sổ BHXH mới.
Thứ ba: Trường hợp người tham gia chỉ mất hoặc hỏng 01 hoặc một số tờ rời: Giám đốc BHXH quyết định việc in lại các tờ rời bị mất hoặc in lại tờ rời từng giai đoạn bị mất và phải đảm bảo đầy đủ thời gian, mức đóng BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện, BHTN chưa hưởng các chế độ của người lao động.
Thứ tư: Người đã hưởng BHXH một lần nếu còn thời gian tham gia BHTN chưa hưởng thì cơ quan BHXH nơi giải quyết BHXH một lần thực hiện cấp lại và chốt sổ BHXH thời gian tham gia BHTN chưa hưởng.
Thứ năm: Trường hợp người lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp sai quy định, thực hiện điều chỉnh và ghi, chốt lại sổ BHXH; Trường hợp cơ quan BHXH làm mất hoặc hỏng sổ BHXH thì cơ quan BHXH có trách nhiệm cấp lại sổ BHXH; Sổ BHXH thu hồi phải lưu cùng hồ sơ cấp lại sổ BHXH.
Như vậy, nếu bạn có hai sổ bảo hiểm đóng thời gian không trùng nhau thì bạn liên hệ cơ quan đóng bảo hiểm để làm thủ tục gộp sổ lại, hiện tại đã chốt hai sổ, bạn có thể liên hệ trực tiếp cơ quan bảo hiểm xã hội để gộp lại thời gian đóng bảo hiểm của một sổ khi kiểm tra thông tin bạn cung cấp.
4. Có 2 sổ bảo hiểm có thời gian đóng trùng nhau phải làm thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Em đóng bhxh ở 2 công ty khác nhau và trùng thời gian 6 tháng.1 công ty em có giữ sổ và 1 công ty đã giải thể không lấy được sổ bhxh.em có thể hưởng chế độ sổ bhxh hội em đang giữ và hủy sổ kia ở công ty đã giải thể được không.?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại điểm 3.3 khoản 3 Điều 46 Quyết định 959/QĐ-BHXH như sau:
“3.3. Ghi xác nhận sổ BHXH, BHTN của người lao động trong một số trường hợp đơn vị còn nợ tiền đóng BHXH, BHTN:
a) Doanh nghiệp trong quá trình thực hiện thủ tục phá sản, giải thể theo quy định của pháp luật còn nợ tiền BHXH, BHYT, BHTN nếu có người lao động chuyển nơi làm việc thì cơ quan BHXH xác nhận thời gian đóng BHXH trên sổ BHXH của người lao động đến thời điểm doanh nghiệp đã đóng BHXH để người lao động tiếp tục tham gia BHXH tại đơn vị mới, sau khi thu hồi được khoản nợ của doanh nghiệp thì xác nhận bổ sung thời gian đóng BHXH trên sổ BHXH của người lao động.
b) Các trường hợp khác: thực hiện theo Văn bản quy định của Chính phủ và hướng dẫn của BHXH Việt Nam.”
Vậy, công ty bạn sau khi bị giải thể phải có trách nhiệm chốt sổ và trả sổ cho bạn để có thể tiếp tục tham gia BHXH tại đơn vị mới. Tuy nhiên do công ty cũ chưa trả sổ cho bạn và bạn lại đóng BHXH tại công ty mới bằng sổ mới nên hiện tại bạn đang đồng thời có hai sổ BHXH. Trong trường hợp này bạn phải tiến hành gộp sổ BHXH, không thể hủy sổ công ty cũ được. Trường hợp NLĐ có nhiều sổ, ngoài sổ đang đề nghị hưởng chế độ nhưng vẫn còn sổ khác, có quá trình chưa hưởng chế độ thì vẫn trả hồ sơ về nơi tham gia và chốt sổ sau cùng thực hiện gộp sổ theo quy định. Cụ thể trình tự gộp sổ sẽ được quy định tại Công văn 3663/BHXH-THU:
“2. Trình tự giải quyết hồ sơ chốt sổ BHXH khi NLĐ có nhiều sổ:
Bộ phận Cấp sổ thẻ khi giải quyết hồ sơ chốt sổ, căn cứ CMND để vào chương trình SMS thực hiện rà soát tình trạng cấp số sổ cho NLĐ, nếu phát hiện NLĐ có nhiều sổ thì thực hiện:
– Chốt sổ trên chương trình SMS; In mẫu 07/SBH, in phiếu yêu cầu gộp sổ P01-ĐV (hoặc P02-CN).
– Trả lại hồ sơ, kèm mẫu 07/SBH và phiếu yêu cầu gộp sổ P01-ĐV cho đơn vị (hoặc P02-CN nếu NLĐ nộp hồ sơ).
– Khi đơn vị nộp bổ sung đầy đủ hồ sơ kèm theo phiếu yêu cầu gộp sổ BHXH, nơi gộp sổ sẽ tiến hành gộp và chốt sổ theo quy định.
– Trường hợp đã chốt sổ nhưng không in tờ bìa, tờ rời thì phải ghi chú lên phiếu yêu cầu gộp P01-ĐV đối với đơn vị hoặc P02-CN đối với NLĐ.”
5. Có phải nộp sổ bảo hiểm xã hội ở công ty cũ sang công ty mới không?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư. Cho em hỏi là em đã nghỉ việc tại công ty cũ và hiện tại em có vào công ty mới và có đóng bảo hiểm. Công ty mới kêu em cho công ty số bảo hiểm của em để công ty tiếp tục đóng bảo hiểm cho em. Em chỉ đưa số bảo hiểm cho công ty, nhưng công ty không yêu cầu em nộp sổ bảo hiểm. Vậy khi em nghỉ việc ở công ty hiện tại thì sổ bảo hiểm của em có được công ty hiện tại em đang làm viêc làm lại sổ bảo hiểm mới không ạ?
Luật sư tư vấn:
Sổ bảo hiểm xã hội được cấp cho từng người lao động để theo dõi việc đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội là cơ sở để giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội. Trong sổ bảo hiểm xã hội ghi nhận rõ thời gian đóng bảo hiểm xã hội, mức đóng cũng như vị trí công việc và đơn vị mà người lao động làm việc.
Khi bạn bắt đầu một hợp đồng lao động với một công ty mới, người sử dụng lao động sẽ có trách nhiệm lập hồ sơ để bạn tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội, nghĩa là cần bổ sung, thay đổi thông tin về thời gian tham gia mà mức đóng của bạn trong sổ bảo hiểm xã hội. Vì vậy công ty mới có trách nhiệm lập hồ sơ điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ bảo hiểm xã hội cho bạn.
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568
Mỗi người lao động chỉ được cấp một sổ bảo hiểm xã hội duy nhất để theo dõi việc đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội và là cơ sở giải quyết các chế độ của bảo hiểm xã hội. Khi bạn vào công ty mới bạn không cần phải nộp sổ bảo hiểm xã hội mà chỉ cần cung cấp số sổ bảo hiểm xã hội vẫn có thể đóng bảo hiểm xã hội.
Nếu công ty bạn làm sổ mới cho bạn và đóng theo sổ mới đó thì khi bạn hưởng các chế độ liên quan đến bảo hiểm xã hội bạn phải làm thủ tục gộp sổ bảo hiểm xã hội
Căn cứ theo khoản 4 Điều 46 quyết định 595/2017/QĐ-BHXH:
“4. Một người có từ 2 sổ BHXH trở lên ghi thời gian đóng BHXH không trùng nhau thì cơ quan BHXH thu hồi tất cả các sổ BHXH, hoàn chỉnh lại cơ sở dữ liệu, in thời gian đóng, hưởng BHXH, BHTN của các sổ BHXH vào sổ mới.“
Thủ tục gộp sổ bảo hiểm xã hội gồm:
– Tờ khai cung cấp, thay đổi thông tin người tham gia bảo hiểm xã hội (mẫu TK1-TS)
– Sổ bảo hiểm xã hội
– Bảng kê thông tin (D01-TS)
– Cơ quan giải quyết: cơ quan bảo hiểm xã hội quận/huyện