Tranh chấp hợp đồng dịch vụ là một tranh chấp thường xuyên xảy ra, và có nhiều phương thức để giải quyết những tranh chấp này. Vậy để giải quyết tranh chấp hợp đồng dịch vụ thì trình tự thủ tục của những phương thức được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Tranh chấp hợp đồng dịch vụ là gì?
Hợp đồng là sự thoả thuận giữa các bên về những nội dung về việc xác lập, thay đối, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự có thể được thể hiện dưới các hình thức như văn bản, tài liệu giao dịch. Trên thực tế vẫn xảy ra việc quyền và nghĩa vụ của các bên bị xâm phạm, dẫn đến xảy ra tranh chấp. Tranh chấp hợp đồng là sự mâu thuẫn, bất đồng ý kiến giữa các bên tham gia quan hệ hợp đồng về việc thực hiện hoặc không thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc một trong các bên trong hợp đồng cố tình không thực hiện các nghĩa vụ theo thỏa thuận.
Điều 513 Bộ luật Dân sự 2015 quy định hợp đồng dịch vụ là hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó:
+ Bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ.
+ Bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ.
Từ khái niệm này có thể hiểu, tranh chấp hợp đồng dịch vụ là sự mâu thuẫn, bất đồng quan điểm trong việc thực hiện hay không thực hiện quyền và nghĩa vụ theo thỏa thuận trong hợp đồng hoặc bên vi phạm nghĩa vụ hoặc cố tình không thực hiện nghĩa vụ theo thỏa thuận.
2. Trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng dịch vụ:
Để giải quyết tranh chấp hợp đồng dịch vụ thì có những phương thức giải quyết tranh chấp đó là: Thương lượng, Hòa giải, và Khởi kiện ra Tòa án. Quy trình thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng dịch vụ sẽ phụ thuộc vào việc lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp.
Giải quyết tranh chấp hợp đồng dịch vụ thông qua thương lượng:
Đây là phương thức được các bên tranh chấp ưu tiên lựa chọn. Nhà nước khuyến khích các bên áp dung phương thức tự thương lượng để giải quyết các tranh chấp trên nguyên tắc tôn trọng quyền thỏa thuận của các bên. Với phương thức giải quyết này, các bên chủ động gặp gỡ trao đổi để tìm giải pháp, cách giải quyết cho những mâu thuẫn bất đồng giữa các bên. Quy trình thủ tục của phương thức này do các bên tự thỏa thuận về thời gian, địa điểm, cách thức, phương án thương lượng. Trong phương thức này các bên cũng có thể nhờ tới sự hỗ trợ của luật sư để được phân tích các cơ sở pháp lý và đưa ra các ý kiến tư vấn pháp lý để các bên hiểu rõ và thấy đươc quyền và trách nhiệm của mình nhằm đưa ra những phương án thương lượng để đảm bảo quyền lợi của mình cũng như dung hòa lợi ích giữa các bên.
Giải quyết tranh chấp hợp đồng dịch vụ thông qua hòa giải:
Hòa giải là hình thức giải quyết tranh chấp mà các bên tự hòa giải hoặc thông qua bên thứ ba các bên có thể cùng nhau bàn bạc, thỏa thuận để đi đến lựa chọn một phương án giải quyết bất đồng, mẫu thuẫn giữa họ. Khi lựa chọn phương thức hòa giải, các bên có thể tiến hành theo một trong các cách thức sau:
– Tự hòa giải: là do các bên tranh chấp tự bàn bạc để đi đến thống nhất phương án giải quyết tranh chấp mà không cần tới sự giúp đỡ của bên thứ 3.
– Hòa giải qua trung gian: là việc các bên tranh chấp tiến hành hòa giải với nhau dưới sự hỗ trợ, giúp đỡ của bên thứ ba (cá nhân, tổ chức hay Tòa án)
– Hòa giải ngoài Tòa án: là việc hòa giải được các bên tiến hành trước khi đưa đơn khởi kiện ra Tòa án hay trọng tài. Chẳng hạn như hòa giải cơ sở, hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn), hòa giải các tranh chấp lao động, hòa giải tranh chấp thương mại, hòa giải tranh chấp người tiêu dùng với cơ quan, tố chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
– Hòa giải trong thủ tục tố tụng: là việc hòa giải được tiến hành tại Tòa án, trọng tài khi các cơ quan này tiến hành giải quyết tranh chấp theo đơn kiện của một bên.
Phương thức hòa giải không nhằm phân định ai đúng ai sai trên cơ sở các bằng chứng và quyền, nghĩa vụ pháp lý, hòa giải viên cũng không đưa ra các giải pháp mà chỉ giúp các bên thương lượng tìm được lợi ích chung, hướng đến giải pháp mà cả hai bên đều chấp nhận và tự nguyện tuân thủ.
Giải quyết tranh chấp hợp đồng thông qua Tòa án nhân dân
Đây là phương thức giải quyết tranh chấp mà các bên thông qua cơ quan tiến hành tố tụng để giải quyết. Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết với hầu hết các tranh chấp.
Đối với việc lựa chọn phương thức giải quyết này thì người khởi kiện sẽ làm đơn khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết tranh chấp. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng của Tòa án được xác định như sau:
– Thẩm quyền theo vụ việc
Xác định thẩm quyền theo vụ việc là ta xác định vụ việc tranh chấp đó có thuộc thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Tòa án hay không. Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định cụ thể thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Tòa án theo vụ việc từ Điều 26 đến Điều 34. Trong đó có các: Tranh chấp hợp đồng dân sự; Tranh chấp
– Thẩm quyền theo cấp xét xử
+ Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết đối với các tranh chấp được quy định tại Điều 35, 36 Bộ luật tố tụng dân sự
+ Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết đối với các tranh chấp được quy định tại Điều 37, 38 Bộ luật Tố tụng dân sự.
– Thẩm quyền theo lãnh thổ
– Thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn
Nguyên đơn có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng về dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động trong các trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 Bộ luật tố tụng dân sự:
Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết: Nếu tranh chấp phát sinh từ quan hệ hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi hợp đồng được thực hiện giải quyết.
Sau khi xác định đúng thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Tòa án có thẩm quyền nhận đơn khởi kiện và xem xét đơn khởi kiện. Nếu đơn khởi kiện hợp lệ thì Tòa án thông báo cho nguyên đơn về việc nộp lệ phí và tiền tạm ứng án phí. Sau khi nhận được biên lai phí và tiền tạm ứng án phí thì Tòa án thụ lý vụ án.
3. Ưu nhược điểm của những phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng dịch vụ:
* Phương thức hòa giải:
– Ưu điểm:
+ Là phương thức giải quyết tranh chấp đơn giản, nhanh chóng, thủ tục không phức tạp
+ Giúp cho quan hệ giữa các bên không bị căng thẳng, đảm bảo được mối quan hệ thân thiện, hợp tác
+ Không bị ràng buộc bởi các thủ tục pháp lý
+ Đảm bảo bí mật kinh doanh, giữ gìn uy tín của các bên
+ việc hòa giải giúp các bên lựa chọn được phương án dung hòa lợi ích, không làm ảnh hưởng đến đối phương.
– Hạn chế:
+ Nếu các bên không đặt lợi ích chung lên thì việc hòa giải khó thực hiện được
+ Người thiếu thiện chí sẽ lợi dụng thủ tục hòa giải để trì hoãn việc thực hiện nghĩa vụ của mình và có thể đưa đến hậu quả là bên có quyền lợi bị vi phạm mất quyền khởi kiện tại Tòa án hoặc trọng tài vì hết thời hạn khởi kiện.
* Giải quyết tranh chấp hợp đồng qua Tòa án:
– Ưu điểm: Các quyết định của Tòa án có tính cưỡng chế thi hành đối với các bên. Các bên phải có trách nhiệm và nghĩa vụ phải thực hiện quyết định của Tòa án nếu không sẽ bị áp dụng các biện pháp bảo đảm thi hành án.
– Hạn chế:
+ Thời gian giải quyết tranh chấp thường kéo dài
+ Các bên không thể can thiệp vào phán quyết của Tòa án.
+ Với những tranh chấp có yếu tố nước ngoài thì việc lựa chọn Tòa án, lựa chọn luật áp dụng còn phụ thuộc vào hợp đồng, các bên và những điều khoản quốc tế…
Những văn bản sử dụng trong bài viết:
Bộ luật Dân sự năm 2015
Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015