Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các cá nhân, tổ chức trong dịch vụ được cung cấp. Đây là nội dung quyền dân sự của các bên trong nhu cầu sử dụng, cung cấp dịch vụ. Cùng tìm hiểu một số mẫu hợp đồng dịch vụ thông dụng và mục đích giao kết hợp đồng.
Mục lục bài viết
1. Hợp đồng dịch vụ là gì?
Khái niệm:
Theo Điều 513
Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ.
Ngoài mang tính chất cơ bản của một hợp đồng dân sự, Hợp đồng này thể hiện bản chất giao kết hợp đồng với đối tượng là sử dụng dịch vụ. Khi đó, phải có một bên cung cấp dịch vụ theo nhu cầu, chất lượng yêu cầu của bên còn lại. Các bên giao kết hợp đồng, bên còn lại là bên sử dụng dịch vụ. Các công việc được thực hiện trong tính chất hợp đồng thuộc trách nhiệm quản lý, đảm bảo hiệu quả của bên cung cấp dịch vụ.
Đương nhiên là sau khi nhận được dịch vụ cung cấp, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ mình đã sử dụng.
Bản chất của công việc thực hiện trong hợp đồng dịch vụ:
Không phải công việc nào cũng là đối tượng của Hợp đồng dịch vụ. Khi thực hiện công việc trong nội dung giao kết hợp đồng, cần phân biệt đó là
+ Các công việc phải là công việc có thể thực hiện được, không vi phạm điều cấm của luật và đặc biệt, cũng không được trái đạo đức xã hội.
+ Hợp đồng dịch vụ không có sự ràng buộc về pháp lý giữa bên cung cấp dịch vụ và bên sử dụng dịch vụ. Kết quả hướng tới của hợp đồng dịch vụ chỉ là kết quả công việc. Khi đó, bên sử dụng dịch vụ được đảm bảo rằng, nhu cầu của mình đã được bên cung cấp dịch vụ đáp ứng.
+ Khi ký Hợp đồng dịch vụ trong lĩnh vực lao động, người sử dụng dịch vụ không bắt buộc tham gia các loại bảo hiểm cho người thực hiện công việc,… Bên cung cấp dịch vụ phải tự đảm bảo an toàn, cũng như quyền lợi khi thực hiện ngành nghề dịch vụ. Đây là điểm đặc trưng giúp phân biệt Hợp đồng dịch vụ và
Phải đảm bảo có đủ các tiêu chí trên đây, chúng ta mới có thể xác định bản chất của Hợp đồng dịch vụ.
2. Hợp đồng dịch vụ tiếng Anh là gì?
Hợp đồng dịch vụ tiếng Anh là Service contract.
3. Các nội dung cần có trong Hợp đồng dịch vụ:
3.1. Các nội dung thỏa thuận thường có trong Hợp đồng dịch vụ:
Trong Hợp đồng dịch vụ, bên cung cấp dịch vụ và bên sử dụng dịch vụ có thể thỏa thuận các nội dung công việc, quyền và nghĩa vụ tương ứng. Để đảm bảo các dịch vụ được cung cấp và đáp ứng tốt nhất. Nội dung cần triển khai trong hợp đồng về:
– Đối tượng Hợp đồng là dịch vụ gì? Từ đó bên cung cấp dịch vụ mới xác định được công việc phải thực hiện.
– Giá dịch vụ, tức là các lợi ích nhận được khi dịch vụ được cung cấp.
– Thời hạn hoàn thành dịch vụ. Để đảm bảo nhu cầu, thời gian tiếp cận sản phẩm dịch vụ của bên sử dụng. Cũng như giúp bên cung cấp dịch vụ sắp xếp thời gian hoàn thành công việc.
– Thời hạn thanh toán: Xác định quyền, nghĩa vụ của các bên khi công việc được thực hiện.
– Trường hợp chấm dứt hợp đồng. Để các bên có căn cứ chấm dứt hợp đồng trên thực tế.
+ Như các bên đã hoàn thành công việc, hoàn thành nghĩa vụ tương ứng.
+ Một trong hai bên vi phạm thực hiện hợp đồng -> Bên còn lại được đơn phương chấm dứt hợp đồng,…
– Cách giải quyết tranh chấp phát sinh (nếu có). Các bên có thể thỏa thuận về cơ quan có thẩm quyển sẽ giải quyết tranh chấp.
– Nghĩa vụ bồi thường trong trường hợp nào,…
Ngoài ra, cũng có thể cung cấp thêm nội dung về quyền và nghĩa vụ cụ thể của 02 bên. Qua đó quy định chi tiết công việc, tính chất, yêu cầu thực hiện khi xác lập hợp đồng. Để đảm bảo hiệu quả thực hiện dịch vụ theo tính chất thỏa thuận của các bên.
3.2. Hướng dẫn chung để soạn Hợp đồng dịch vụ:
Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, được pháp luật cho phép. Theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ. Các bên nhận được quyền và lợi ích tương ứng khi tham gia giao kết thực hiện hợp đồng.
Hợp đồng phải đảm bảo về hình thức.
+ Như Quốc hiệu tiêu ngữ, Địa danh, Ngày tháng năm,…
+ Tên hợp đồng: Tùy thuộc vào mục đích cung ứng dịch vụ: HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ …………
Do đó, trong hợp đồng dịch vụ thường bao gồm các điều khoản cơ bản sau:
– Thông tin các bên:
Các bên tham gia hợp đồng dịch vụ bao gồm bên cung ứng dịch vụ và bên sử dụng dịch vụ. Do đó phải xác định chủ thể tham gia là ai? Khi đó mới căn cứ quyền, nghĩa vụ trong quan hệ hợp đồng. Các bên ghi nhận đầy đủ thông tin của mình:
+ Thông tin cá nhân, địa chỉ, mã số thuế, cách thức liên lạc, địa chỉ,…
+ Nếu chủ thể là tổ chức thì phải ghi nhận kèm theo thông tin về người đại diện theo pháp luật của tổ chức đó. Để xác định cá nhân có trách nhiệm thay mặt tập thể trong công việc, nghĩa vụ thực hiện.
– Đối tượng của hợp đồng:
Đối tượng của hợp đồng dịch vụ là công việc có thể thực hiện được, không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. Các công việc này được bên cung ứng dịch vụ thực hiện thông qua chuyên môn, năng lực của họ. Đảm bảo hoàn thành công việc, thực hiện theo mong muốn và yêu cầu của bên thuê.
– Phí dịch vụ:
Các bên thỏa thuận chính xác phí dịch vụ, chi phí phát sinh, thuế giá trị gia tăng đối với từng dịch vụ trong hợp đồng. Thực hiện trong trường hợp có nhiều hơn 1 dịch vụ được sử dụng.
Thỏa thuận thời điểm thanh toán, phương thức thanh toán.
Phải thỏa thuận tất cả các nội dung công việc, trách nhiệm liên quan của các bên. Từ đó mới thống nhất trong cách hiểu để thực hiện hiệu quả cam kết trong hợp đồng.
– Quyền và nghĩa vụ của các bên:
Hợp đồng dịch vụ là một loại hợp đồng không đơn giản đặc biệt là về quyền và nghĩa vụ của các bên. Ngoài các quy định trên, có thể xác định thêm quyền và nghĩa vụ tương ứng. Tùy từng loại dịch vụ mà quyền và nghĩa vụ các bên có khác nhau. Nó mang đến sự phù hợp, dựa trên bản chất thực hiện dịch vụ.
Nhưng về cơ bản, trên cơ sở quy định của pháp luật dân sự thì các bên thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 515 đến Điều 518 của
– Các thỏa thuận khác:
Ngoài các điều khoản trên, các bên có thể thỏa thuận các điều khoản khác để đảm bảo quyền lợi cho mình. Nhằm củng cố, làm chắc chắn các quy định trong hợp đồng như:
+ Thỏa thuận các trường hợp có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng. Để đảm bảo quyền lợi nếu quyền lợi thực tế của họ đang bị đe dọa, không được đảm bảo.
+ Thỏa thuận thời điểm chấm dứt hợp đồng, điều kiện chấm dứt hợp đồng;
+ Thỏa thuận về phạt vi phạm hợp đồng: Nếu một bên vi phạm hợp đồng ở mức độ nhất định, không đảm bảo yếu tố khắc phục cũng như thực hiện tiếp hợp đồng. Ghi nhận rõ mức phạt vi phạm nhưng lưu ý mức phạt vi phạm hợp đồng không được vượt quá 8% tổng giá trị hợp đồng;
+ Thỏa thuận về giải quyết tranh chấp: Ghi nhận rõ cơ quan giải quyết tranh chấp và hình thức giải quyết tranh chấp;
+ Thỏa thuận về sửa đổi, bổ sung và điều khoản thi hành.
Cuối cùng là các chủ thể có thẩm quyền thực hiện ký tên, đóng dấu.
4. Các mẫu Hợp đồng dịch vụ phổ biến:
– Hợp đồng dịch vụ bảo vệ.
Hợp đồng cung cấp dịch vụ bảo vệ hợp đồng thỏa thuận của các cá nhân, nhóm người có nhu cầu. Trong đó, bên bảo vệ có thể là tổ chức được thành lập để thực hiện dịch vụ bảo vệ. Họ tiến hành bảo vệ người, địa điểm nhất định trong một thời gian xác định theo yêu cầu của bên thuê. Nhằm đảm bảo an toàn, an ninh và trật tự theo yêu cầu thỏa thuận. Bên thuê có trách nhiệm trả tiền thuê (thực chất là tiền sử dụng dịch vụ) cho bên bảo vệ.
Ví dụ như các chính trị gia, người nổi tiếng thường thuê bảo vệ đến những địa điểm đông người.
– Hợp đồng dịch vụ tư vấn.
Hợp đồng tư vấn là sự thỏa thuận cung cấp cho bên sử dụng dịch vụ tư vấn, nhu cầu nghe tư vấn. Khi đó, bên tư vấn phải là người có chuyên môn, đánh giá, nhận xét, tư vấn, số liệu về một hoặc một số vấn đề nhất định. Bên sử dụng dịch vụ được quyền trao đổi, yêu cầu tư vấn và phải trả tiền dịch vụ cho bên tư vấn.
– Hợp đồng
Hợp đồng
– Hợp đồng dịch vụ pháp lý.
Hợp đồng dịch vụ pháp lý là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ pháp lý. Bên cung ứng dịch vụ pháp lý phải có chứng chỉ hành nghề, có chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp. Họ thay mặt thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ. Bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ pháp lý.
Bạn đọc có thể tải về các mẫu hợp đồng này trong bài viết.
Căn cứ pháp lý: Bộ luật Dân sự năm 2015.