Tranh chấp phần diện tích trên không. Xây nhà có được phép xây sang phần diện tích trên không của hàng xóm không?
Tranh chấp phần diện tích trên không. Xây nhà có được phép xây sang phần diện tích trên không của hàng xóm không?
Tóm tắt câu hỏi:
Cụ A và cụ B là hai vợ chồng già có một mảnh đất 200m2. Sau khi chết, ông bà không để lại bất kì di chúc gì và cũng không ai đề nghị chia thừa kế. Cụ A và cụ B có 3 người con: D, E, F. Biết tin 2 cụ chết, D, E, F quay về mảnh đất 200m2 và xây nhà ở trên 150m2. 50m2 còn lại chỉ lợp mái tôn, ngoài ra không sử dụng để làm gì cả. 3 năm sau, giữa D, E, F xảy ra mâu thuẫn vì thế đã quyết định xin hộ khẩu riêng. Trên mảnh đất 50m2 vì lúc trước E thường xuyên phơi đồ nhờ, cho nên sau này khi đã xin hộ khẩu riêng, D và F vì không muốn dính líu gì tới E nên để mặc E phơi đồ, bản thân không đụng gì tới diện tích đó.1 năm sau, Nhà nước ra quyết định giải tỏa hộ gia đình nhằm xây dựng lề đường. Nhà của F nằm ở ngoài cùng vì thế bị cắt mất 1m, bởi vì diện tích quá nhỏ gia đình của F không thể ở được nên F quyết định xây thêm lầu ngay trên diện tích còn lại sau khi bị giải tỏa, đồng thời, F quyết định xây phần lầu ngang qua phần trên của 50m2 (tức xây lầu từ nhà của F ngang qua cả phần diện tích trên không của 50m2), 50m2 dưới đất vẫn để E phơi đồ như cũ. Biết chuyện, D, E, F xảy ra tranh chấp. E nói rằng đó là đất của mình nên phần trên không cũng không được sử dụng.Thưa luật sư, em muốn hỏi là cuối cùng F có được xây lầu ở phần trên không của 50m2 không?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Điều 674 Bộ luật dân sự 2005: Thừa kế theo pháp luật
“Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.”
Điều 676 Bộ luật dân sự 2005: Người thừa kế theo pháp luật
“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;’’
Điều 681 Bộ luật dân sự 2005: Họp mặt những người thừa kế
“1. Sau khi có thông báo về việc mở thừa kế hoặc di chúc được công bố, những người thừa kế có thể họp mặt để thoả thuận những việc sau đây:
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
a) Cử người quản lý di sản, người phân chia di sản, xác định quyền, nghĩa vụ của những người này, nếu người để lại di sản không chỉ định trong di chúc;
b) Cách thức phân chia di sản.
2. Mọi thoả thuận của những người thừa kế phải được lập thành văn bản.’’
Căn cứ quy định Điều 674, Điều 676, Điều 681 Bộ luật dân sự 2005: Khi 3 người D, E, F phân chia di sản thừa kế đã không lập thành văn bản, do đó việc thỏa thuận phân chia như trên anh trình bày là không có căn cứ.
Tranh chấp xảy ra, người E có quyền làm đơn khởi kiện tới Tòa án nhân dân cấp huyện nơi hiện nay đang có bất động sản, Tòa án sẽ chia lại di sản thừa kế theo pháp luật, bao gồm toàn bộ diện tích hiện nay và tiền bồi thường 1m đất mà F đang được hưởng chia làm 3 phần bằng nhau.
Nếu người E được chia phần 50m2 đất còn lại như trên, việc người F xây nhà sang phần trên không nhà E như trên là không được phép xây dựng.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Tranh chấp di sản thừa kế trong trường hợp bị mất sổ đỏ
– Tranh chấp phân chia di sản thừa kế
– Tranh chấp di sản thừa kế trong trường hợp có người bị tước quyền thừa kế
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn luật dân sự trực tuyến miễn phí qua điện thoại