Hiện nay, nhiều trường hợp ông bà, cha mẹ khi để lại di chúc thường để lại đất làm nơi thờ cúng. Nhiều người thắc mắc có được bán di sản dùng vào việc thờ cúng không? Giải quyết tranh chấp đất đai sử dụng vào mục đích thờ cúng như thế nào. Cùng tìm hiểu nội dung này qua bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Đất hương hỏa là gì?
Đất hương hỏa hay còn gọi là đất sử dụng vào mục đích thờ cúng. Trong luật hiện tại không có khái niệm cụ thể về cụm từ “đất hương hỏa. Nhưng về cơ bản, chúng ta có thể định nghĩa như sau: “Đất hương hỏa là Đất do dòng họ, tổ tiên, ông bà, cha mẹ để lại cho con cháu cùng canh tác, hưởng dụng, các hoa lợi có được hưởng dùng vào việc thờ cúng , giỗ chạp để ghi nhớ công đức của người quá cố”
Tóm tắt câu hỏi:
Kính gửi Luật Dương Gia, em tên Đoàn Quốc Trường, ở Hậu Giang. Hôm nay viết thư này là có vấn đề mong nhận được sự tư vấn, liên quan đến việc quyền thừa kế đất đai do người mất để lại, cụ thể như sau: Ông nội em mất mà không để lại di chúc, nhưng lúc còn sống nội đã cho đất cho các cô bác, người thì cho đất, người cho vàng, tuy nhiên có người sử dụng có người đã bán lại.
Sau khi nội mất, cả gia đình họp lại để quyết định quyền hưởng đất đai, các cô bác thời gian đó đều đồng ý để cha em là con út, ở với ông nội hưởng hết đất và nhà do ông nội để lại, đã kí giấy tờ liên quan và đã làm sổ đỏ, chuyển tên qua cha em đến nay gần 10 năm. Tuy nhiên đến nay có người đòi chia lại đất hương hỏa. Vậy em xin hỏi, việc đòi chia lại đất hương hỏa đó có được không, nếu phải đưa ra pháp luật thì theo có chia được không. Xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Thứ nhất, ông nội bạn mất mà không để lại di chúc nên phẩn di sản của ông sẽ được chia theo pháp luật. Căn cứ vào Điều 676 Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau:
“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.“
Do đó, nếu người mẹ qua đời mà không để lại di chúc thì di sản thừa kế sẽ được chia cho hàng thừa kế thứ nhất: bà nội (nếu còn) và các cô, bác của bạn. Những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất sẽ tiến hành thoả thuận với nhau về việc phân chia di sản và ghi nhận bằng văn bản, có đầy đủ chữ ký của các bên. Nếu không thỏa thuận được thì phần di sản sẽ được chia đúng theo pháp luật.
Thứ hai, Điều 57 Luật công chứng quy định về việc công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản như sau:
“1. Những người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc mà trong di chúc không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người thì có quyền yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản.
Trong văn bản thỏa thuận phân chia di sản, người được hưởng di sản có thể tặng cho toàn bộ hoặc một phần di sản mà mình được hưởng cho người thừa kế khác.
2. Trường hợp di sản là quyền sử dụng đất hoặc tài sản pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản đó.
Trường hợp thừa kế theo pháp luật, thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế. Trường hợp thừa kế theo di chúc, trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có bản sao di chúc.
3. Công chứng viên phải kiểm tra để xác định người để lại di sản đúng là người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản và những người yêu cầu công chứng đúng là người được hưởng di sản; nếu thấy chưa rõ hoặc có căn cứ cho rằng việc để lại di sản và hưởng di sản là không đúng pháp luật thì từ chối yêu cầu công chứng hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định.
Tổ chức hành nghề công chứng có trách nhiệm niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản trước khi thực hiện việc công chứng.
4. Văn bản thỏa thuận phân chia di sản đã được công chứng là một trong các căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký việc chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản cho người được hưởng di sản.“
Theo quy định này, văn bản thoả thuận phân chia di sản giữa các anh em không nhất thiết phải công chứng. Chỉ cần được ghi lại bằng văn bản, có nội dung là trao quyền sử dụng đất và có chữ ký của tất cả những người trong hàng thừa kế thứ nhất thì đây là văn bản hợp pháp. Trường hợp của gia đình bạn, những người trong hàng thừa kế thứ nhất đã kí giấy tờ liên quan và đã làm sổ đỏ chuyển tên cho cha bạn nên đất thuộc quyền sở hữu của cha bạn là hoàn toàn hợp pháp.
Thứ ba, Việc đòi chia lại đất hương hỏa là có được hay không? Nếu phải đưa ra pháp luật thì theo có chia được không?
Người này không có quyền khởi kiện vì mảnh đất trên hoàn toàn thuộc quyền sở hữu của bố bạn. Nếu phải đưa ra pháp luật thì sẽ căn cứ vào Điều 202 Luật đất đai quy định về hòa giải tranh chấp đất đai:
“1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.
2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
4. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.
5. Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.
Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.”
Như vậy, những người trong gia đình bạn có thể tự hòa giải hoặc thông qua hòa giải ở cơ sở. Trong trường hợp không thể hòa giải được thì có thể gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã để cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết và bảo vệ quyền lợi cho gia đình bạn.
2. Phương hướng hoàn thiện các quy định của pháp luật về di sản thờ cúng:
Trên cơ sở những bất cập của Bộ luật dân sự quy định về di sản dùng vào việc thờ cúng, cùng với những vướng mắc trong quá trình giải quyết tranh chấp về di sản thờ cúng, việc hoàn thiện các quy định về vấn đề này là rất cần thiết. Di sản thờ cúng nằm trong mối liên hệ với di sản thừa kế, là một phần của khối di sản mà người chết để lại. Nó vừa mang giá trị kinh tế vừa mang gía trị truyền thống phản ánh đời sống tâm linh của người Việt Nam. Pháp luật Dân sự hiện nay vẫn chưa dành sự quan tâm thích đáng cho loại di sản có tính chất đặc biệt và có tính độc lập so với các loại di sản khác. Cụ thể là quy định còn sơ lược trong một điều luật nên không thể bao quát hết được nội dung cần được điều chỉnh. Dưới đây là một số kiến nghị nhằm khắc phục những bất cập đó:
– Thứ nhất, việc quy định một phần di sản là bao nhiêu, vấn đề này xuất phát từ cơ sở thực tiễn có tính lịch sử. Pháp luật của Nhà nước ta công nhận và tôn trọng việc thờ cúng trong nhân dân, tuy nhiên thờ cúng là nghĩa vụ chung của con cháu. Mặt khác, việc thờ cúng mang tính tâm linh không nhất thiết phải dùng quá nhiều tài sản để thờ cúng. Di sản thờ cúng chủ yếu phục vụ việc tu sửa mồ mả và hương khói, do vậy không phải dùng nhiều tài sản, số tài sản còn lại để tiếp tục sản xuất kinh doanh đem lại thu nhập cho người thừa kế.
Theo truyền thống của ông cha ta xưa, lập hương hỏa không quá 1/20 điền sản.. Theo Điều 406 Bộ DLTK, hương hỏa không quá 1/5 điền sản.Như vậy các bộ luật trước đây đều khống chế một số lượng tài sản để lập hương hỏa. Vì thế, trong Bộ luật dân sự cần phải quy định rõ vấn đề này và theo truyền thống lập pháp gần đây dùng 1/5 tài sản là hợp lí.
Đoạn bốn khoản 1 Điều 670 Bộ luật dân sự cần bổ sung như sau:
Trong trường hợp tất cả những người thừa kế đều đã chết và thời hiệu thừa kế đã hết thì phần di sản dùng vào việc thờ cúng thuộc về người đang quản lí hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.
Di sản thờ cúng được giao cho người sử dụng trong di chúc quản lí.Nếu người này chết, di sản tiếp tục được chuyển cho người khác quản lí.Trường hợp thời hiệu về thừa kế đã hết và tất cả người thừa kế hàng thứ nhất đều đã chết thì di sản thuộc về người đang quản lí di sản là người trong diện thừa kế. Như vậy, di sản này không dùng để thờ cúng nữa, nếu thỏa mãn hai điều kiện là không còn người thừa kế mà lẽ ra được hưởng phần di sản thờ cúng nếu người lập di chúc không dành phần đó làm di sản thờ cúng, Mặt khác, thời hiệu thừa kế đã hết thì di sản sẽ thuộc về người thực tế đang quản lí di sản đó.
– Thứ hai, pháp luật cần quy định rõ quyền và nghĩa vụ của người quản lí di sản thờ cúng (trong đó, đặc biệt chú trọng đến quyền và nghĩa vụ hưởng hoa lợi, lợi tức của người quản lí di sản thờ cúng).
– Thứ ba, Khoản 2 Điều 670 Bộ luật dân sự cần được bổ sung như sau:
Trong trường hợp phần di sản còn lại của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì phải dùng phần di sản dùng vào việc thờ cúng để thực hiện nghĩa vụ.
Khoản 2 Điều 670 Bộ luật dân sự quy định rõ, sau khi mở thừa kế, nếu người chết còn nghĩa vụ thì dùng phần di sản chia thừa kế đê thực hiện.Nếu không đủ sẽ dùng phần di sản để thờ cúng thực hiện nghĩa vụ. Quy định này phù hợp với mục đích dành phần di sản để thờ cúng và phù hợp với quy định về di tặng.
Ngoài ra, pháp luật nên có quy định thời hạn sử dụng di sản dùng vào việc thờ cúng để tránh sự xáo trộn trong việc sử dụng di sản đó và đồng thời cũng nhằm ngăn chặn những tranh chấp về di sản dùng vào việc thờ cúng trong dòng họ, trong gia đình của người để lại di sản đó nhằm giữ gìn sự bình ổn trong giao lưu dân sự và mối đoàn kết trong nhân dân và đó cũng là mục đích điều chỉnh của pháp luật.
3. Có được bán di sản dùng vào việc thờ cúng không?
Tóm tắt câu hỏi:
Trước khi mất bà nội tôi để lại di chúc cho bác và ba tôi như sau: nhà dùng để thờ cúng sau này. Nay bác và ba tôi muốn bán căn nhà có được không ?
Luật sư tư vấn:
“Điều 670. Di sản dùng vào việc thờ cúng
1. Trong trường hợp người lập di chúc có để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho một người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thoả thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.
Trong trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử một người quản lý di sản thờ cúng.
Trong trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.
2. Trong trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng”.
Như vậy căn cứ vào khoản 1 Điều 670
Tuy nhiên theo quy định tại khoản 2 Điều này nếu toàn bộ di sản của bà bạn không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của bà bạn trước khi chết thì ba và bác bạn có thể bán căn nhà đê thực hiện nghĩa vụ đó.
4. Giải quyết tranh chấp đất đai sử dụng vào mục đích thờ cúng:
Tóm tắt câu hỏi:
Mong luật sư tư vấn giúp: Gia đình ông bà nội tôi có tất cả có 4 anh em trai và 2 người con gái. Khi còn sống ông bà đã chia cho 4 người con trai mỗi người 1 mảnh đất riêng có sổ đỏ và gia đình riêng, 2 người cô đi lấy chồng ở nơi khác, và cha tôi là con trưởng cũng là tộc trưởng nhỏ của dòng họ; cha mẹ tôi có 2 người con là anh trai và tôi là con út cũng là con gái. Cha mẹ tôi chia 2 anh em 2 mảnh và tôi được 1 góc nhỏ làm nhà ở đó lúc lấy chồng khó khăn về ở đó.
Nhưng chưa tách bìa riêng, phía sau nhà tôi ở là khu nghĩa trang của ông bà nội và… và cạnh nhà tôi ở là 1 con đường nhỏ vào nghĩa trang tuy nhiên do chồng tôi là con 1 tôi phải về quê ở với nhà mẹ chồng (bố chồng mất) nhà xây ở vườn bố mẹ tôi để cho thuê, nhưng do ghen ăn tức ở sợ con cháu và em sướng hơn nên anh em bên cha tôi và vợ anh trai tôi đã đòi kiện cáo, đập phá nhà tôi ép cha tôi phải lấy mảnh đất đó để làm đường vào nghĩa trang cho rộng (muốn chiêm mảnh đất đó) viện lý do xây nhà thờ họ trong khi nhà thờ bố tôi thờ ở gác 2 của ông bà (nhà ông bà đang lên gác 2) mà cha mẹ tôi là chủ sở hữu mảnh đất đó, giờ họ đòi lật lọng là đất ông cha này nọ…
Xin luật sư cho ý kiến để tôi có hướng giải quyết đúng pháp luật (tình cảm không thể giải quyết được) tiền xây nhà ở đó chồng tôi đã phải vay mượn thậm chí giờ còn trả chưa hết vì tôi là con gái không phải tôi tham lam này nọ nhưng vì cha mẹ cho mà chồng tôi đã phải vay mượn xây nhà ở mấy năm trời lúc vợ chồng tôi khó khăn nhất, bây giờ trả lại thì tôi mặt mũi nào mà nói với gia đình nhà chồng đó là lộc của nhà ngoại mà?
Luật sư tư vấn:
Trước tiên, theo nội dung bạn trình bày “Gia đình ông bà nội tôi có tất cả có 4 anh em trai và 2 người con gái. Khi còn sống ông bà đã chia cho 4 người con trai mỗi người 1 mảnh đất riêng có sổ đỏ và gia đình riêng”. Như vậy tại thời điểm ông bà bạn có đất đã chia đều cho các con ngang bằng nhau, hơn nữa đều đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Theo quy định của Luật đất đai 2013 quyền của người sử dụng đất là chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất. Thực hiện các quyền chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất khi có Giấy chứng nhận. Nếu bố bạn được ông bà tặng cho hợp pháp, có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì bố bạn có quyền tặng cho bạn và anh bạn. Việc chưa tách bìa riêng là do bạn chưa làm thủ tục để bạn đứng tên hay bạn thuộc sở hữu chung trong khối tài sản đó thì bạn cần làm rõ để chứng minh quyền sử dụng đất của mình.
Cạnh nhà bạn là con đường vào nghĩa trang của họ, lối đi vẫn đảm bảo thì sẽ không thuộc trường hợp yêu cầu mở lối đi đối với bất động sản liền kề theo quy định của
Trường hợp các bên không tự hòa giải được sẽ phải làm thủ tục yêu cầu hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã, sau khi hòa giải không thành thì sẽ thực hiện thủ tục khởi kiện lên Tòa án nhân dân cấp quận/ huyện nơi có bất động sản theo quy định của