Luật sư tư vấn, giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến lĩnh vực lao động. Tư vấn luật lao động qua phương thức: trực tuyến qua tổng đài, trực tiếp tại văn phòng và qua phương tiện khác.
Tranh chấp giữa người lao động và người sử dụng lao động nước ngoài. Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài phải tuân theo quy định của pháp luật nước nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi có vấn đề sau mong được các luật sư giải đáp! Anh trai tôi xuất khẩu lao động sang Nhật Bản thông qua 1 công ty chuyên làm dịch vụ về xuất khẩu lao động. Tháng trước anh trai tôi bị công ty bên Nhật Bản cho về nước trước thời hạn vì cho rằng anh tôi thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng. Chúng tôi thấy lý do công ty bên Nhật đưa ra là không đúng. Chúng tôi có thể khởi kiện để đòi quyền lợi được không? Nếu có thì phải kiện ở đâu? Mong các luật sư sớm giải đáp! Tôi xin cảm ơn!?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Căn cứ Khoản 2 Điều 168 Bộ luật Lao động 2012. Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài:
“Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài phải tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật nước sở tại, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác”.
Người lao động Việt Nam khi ký
Căn cứ Khoản 2 Điều 73 Luật người Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng 2006. Giải quyết tranh chấp:
“2. Tranh chấp giữa người lao động và người sử dụng lao động nước ngoài được giải quyết trên cơ sở thỏa thuận đã ký giữa các bên và quy định pháp luật của nước tiếp nhận người lao động, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, thoả thuận quốc tế mà bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ ký với bên nước ngoài.”
Tranh chấp giữa người lao động Việt Nam và người sử dụng lao động ở nước ngoài được giải quyết trên cơ sở hợp đồng ký kết giữa hai bên và quy định của pháp luật nước nhận lao động.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật về tranh chấp
Về thẩm Thẩm quyền giải quyết:
Căn cứ Điều 469 Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Thẩm quyền chung của Tòa án Việt Nam trong giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài
“1. Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài trong những trường hợp sau đây:
a) Bị đơn là cá nhân cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam;
b) Bị đơn là cơ quan, tổ chức có trụ sở tại Việt Nam hoặc bị đơn là cơ quan, tổ chức có chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam đối với các vụ việc liên quan đến hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện của cơ quan, tổ chức đó tại Việt Nam;
c) Bị đơn có tài sản trên lãnh thổ Việt Nam;
d) Vụ việc ly hôn mà nguyên đơn hoặc bị đơn là công dân Việt Nam hoặc các đương sự là người nước ngoài cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam;
đ) Vụ việc về quan hệ dân sự mà việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó xảy ra ở Việt Nam, đối tượng của quan hệ đó là tài sản trên lãnh thổ Việt Nam hoặc công việc được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam;
e) Vụ việc về quan hệ dân sự mà việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó xảy ra ở ngoài lãnh thổ Việt Nam nhưng có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc có trụ sở, nơi cư trú tại Việt Nam.
2. Sau khi xác định thẩm quyền của Tòa án Việt Nam theo quy định của Chương này, Tòa án áp dụng các quy định tại Chương III của Bộ luật này để xác định thẩm quyền của Tòa án cụ thể giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài.”
Và Khoản 3 Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Thẩm quyền của tòa án cụ thể giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài quy định như sau:
“3. Những tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.”
Như vậy, Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định đối với những vụ việc có yếu tố nước ngoài thì thẩm quyền giải quyết thuộc về tòa án nhân dân cấp tỉnh.