Cá nhân để thực hiện giao dịch mua bán luôn có xu hướng kiểm tra kỹ các thông tin liên quan đến tài sản để tránh rủi ro, trong đó phải nói đến việc kiểm tra tình trạng tài sản này có phải là tài sản đăng ký bảo đảm? Vậy tra cứu thông tin tài sản đăng ký đảm bảo bằng cách nào?
Mục lục bài viết
1. Tài sản bảo đảm gồm những loại nào?
Giao dịch bảo đảm được hiểu là hợp đồng cầm cố, thế chấp, bảo lãnh bằng tài sản của bên bảo đảm cam kết với bên nhận bảo đảm về việc dùng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. Để hoàn tất việc đăng ký giao dịch bảo đảm thì cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm sẽ tiến hành ghi sổ đăng ký giao dịch bảo đảm hoặc nhập vào cơ sở dữ liệu về giao dịch bảo đảm việc bên bảo đảm đã dùng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên nhận bảo đảm. Trong giao dịch bảo đảm thì sổ đăng ký có giá trị vô cùng quan trọng được chuyên dùng để đăng ký giao dịch bảo đảm hoặc sổ có một phần dành để đăng ký giao dịch bảo đảm.
Hiện nay, tài sản bảo đảm bao gồm những tài sản được quy định tại Điều 8 Nghị định 21/2021/NĐ-CP như sau:
– Thứ nhất, đối với tài sản hiện có hoặc sẽ hình thành trong tương lai bao gồm bất động sản và động sản trong đó phải kể đến:
+ Bất động sản có thể nói đến đất đai nhà ở, các công trình xây dựng gắn liền với đất hoặc tài sản khác gắn liền với đất nhà ở,…
+ Theo quy định của pháp luật thì động sản được coi là những tài sản không được xếp vào hạng mục là bất động sản;
– Thứ hai, đối với những tài sản được bán trong hợp đồng mua bán có bảo lưu quyền sở hữu Theo quy định tại Điều 292 Bộ luật dân sự năm 2015 thì bảo lưu quyền sở hữu là một trong những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của các cá nhân tổ chức. Theo ghi nhận thì bên bán sẽ được bảo lưu quyền sở hữu cho đến khi bên mua đã hoàn tất các nghĩa vụ phải thực hiện;
– Thứ ba, đối với những tài sản xác định thuộc sở hữu toàn dân như: nguồn đất, tài nguyên nước, khoáng sản, nguồn lợi vùng biển Việt Nam, vùng trời hoặc một số các loại tài sản khác có sự quản lý của nhà nước.
2. Tra cứu thông tin tài sản đăng ký bảo đảm bằng cách nào?
Để có thể tra cứu tài sản đăng ký bảo đảm thì cá nhân tổ chức sẽ lựa chọn một trong các phương thức được tại Điều 50 Nghị định 99/2022/NĐ-CP. Thông thường sẽ có hai hướng giải quyết như sau:
– Cá nhân, tổ chức có thể lựa chọn tìm hiểu thông tin về biện pháp bảo đảm đã được đăng đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền: bằng cách nộp phiếu yêu cầu cung cấp thông tin đến cơ quan đăng ký online, trực tiếp hoặc qua bưu điện, qua thư điện tử;
– Ngoài ra, cá nhân tổ chức có thể tự tiến hành tra cứu thông tin trong cơ sở dữ liệu thông qua mã số sử dụng cơ sở dữ liệu bằng việc tra cứu online hoặc gửi yêu cầu bằng văn bản đến cơ quan có thẩm quyền. Nội dung của bài viết này xin đề cập chỉ tiết đến các thủ tục để tiến hành tra cứu tài sản đăng ký bảo đảm của cá nhân tổ chức khi có nhu cầu:
2.1. Tra cứu trực tiếp:
Cá nhân, tổ chức có nhu cầu tra cứu trực tiếp thông tin về tài sản đăng ký bảo đảm thì phải căn cứ theo Khoản 2 Điều 50 Nghị định 99/2022/NĐ-CP chuẩn bị nộp yêu cầu cung cấp thông tin tại cơ quan có thẩm quyền thực hiện đăng ký tài sản:
– Cơ quan có thẩm quyền đã cung cấp các thông tin về tài sản đăng ký bảo đảm bao gồm văn phòng hoặc chi nhánh của văn phòng đăng ký đất đai thuộc; Sở Tài nguyên và môi trường; Ngoài ra, Bộ phận một cửa của Ủy ban nhân dân cấp huyện cũng là cơ quan có thẩm quyền để giải quyết vấn đề này đối với những tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất;
– Tài sản nếu được xác định là tàu bay thì cũng Cảng hàng không Việt Nam là cơ quan có thẩm quyền giải quyết vấn đề này;
– Cục hàng hải Việt Nam hoặc Chi cục hàng hải cảng vụ hàng hải sẽ cung cấp được các thông tin liên quan đến tài sản đăng ký bảo đảm nếu tài sản này là tàu biển hoặc các tài sản khác;
– Ngoài ra còn phải kể đến Tổng Công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam nếu tài sản này là chứng khoán đã được đăng ký tập trung;
– Xét đến những tài sản bảo đảm là động sản không phải tàu bay, tàu biển, chứng khoán đã đăng ký tập trung thì thẩm quyền giải quyết thuộc về trung tâm đăng ký giao dịch tài sản của cục Đăng ký quốc gia về giao dịch bảo đảm.
2.2. Tra cứu online:
Hiện nay, tra cứu online dần ngày càng phổ biến hơn bởi có những ưu điểm vượt trội về thời gian giải quyết nhanh chóng, tránh việc phải đi lại nhiều tại các cơ quan nhà nước cũng như giảm bớt nguồn nhân sự dư thừa trong cơ quan hành chính. Hiện nay, cá nhân hoàn toàn có thể tra cứu online tại trung tâm đăng ký giao dịch tài sản của Cục Đăng ký quốc gia về giao dịch bảo đảm và cá nhân mong muốn tìm hiểu các thông tin liên quan đến tài sản đăng ký bảo đảm phải thực hiện các bước dưới đây:
Bước 1: Cá nhân tiến hành truy cập trang web của trung tâm Đăng ký giao dịch tài sản của Cục Đăng ký quốc gia về giao dịch bảo đảm tại địa chỉ: http://dktructuyen.mọ.gov.vn
Bước 2: Nếu người yêu cầu có số đơn đăng ký, hoặc thực hiện tra cứu theo số chứng minh nhân dân hoặc chứng minh sĩ quan chứng minh quân đội hoặc theo số khung của tài sản bảo đảm là ô tô thì trang web cho phép người có yêu cầu thực hiện tra cứu miễn phí;
Giao diện của trang web hiện ra thì tiến hành nhập các thông tin trên, tiến hành nhập mã xác thực. Sauk hi bấm vào ô tìm kiếm thì xuất hiện kết quả và có hai trường hợp xảy ra như sau:
+ Nếu hiện ra các thông tin liên quan đến trạng thái, số hợp đồng, ngày ký hợp đồng và những thông tin của người đăng ký thì kết quả của việc tra cứu đã cung cấp các thông tin về tài sản đăng ký bảo đảm;
+ Trong trường hợp sau khi đã nhập hết thông tin và mã số xác thực nhưng việc tra cứu không có bất kỳ các thông tin liên quan đến thông tin đăng ký lần đầu, thông tin người đăng ký hoặc bên bảo đảm thì có thể thấy được thông tin về tài sản bảo đảm không hề xuất hiện, có thể khẳng định rằng tài sản này cũng không được đem ra làm đăng ký bảo đảm trên thực tế.
3. Thời điểm có hiệu lực của việc đăng ký giao dịch bảo đảm:
Theo ghi nhận tại Khoản 1 Điều 6 Nghị định 99/2022/NĐ-CP thì hiệu lực của đăng ký được xác định với các nội dung như sau:
– Thời điểm có hiệu lực của đăng ký đối với quyền sử dụng đất tài sản gắn liền với đất được xác định là thời điểm cơ quan đăng ký ghi và cập nhật nội dung đăng ký vào trong sổ địa chính; còn trong trường hợp tài sản gắn liền với đất được quy định tại Điểm a Điểm b Khoản 2 Điều 25 của Nghị định 99/2022/NĐ-CP thì thời điểm cơ quan đăng ký ghi cập nhật nội dung đăng ký và trong sổ thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai được xác định là thời điểm có hiệu lực của đăng ký;
– Với những tài sản là tàu bay thì thời điểm cơ quan đăng ký ghi và cập nhật nội dung đăng ký vào sổ đăng bạ tàu bay Việt Nam;
– Còn nếu tài sản là tàu biển thì thời điểm cơ quan đăng ký ghi cập nhật nội dung đăng ký vào sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam mới được tính là thời điểm có hiệu lực của việc đăng ký giao dịch bảo đảm;
– Những động sản được xác định không phải tàu bay, tàu biển, chứng khoán đã đăng ký tập trung hoặc nằm trong các trường hợp quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 44 của Nghị định 99/2022/NĐ-CP này sẽ là thời điểm nội dung đăng ký được cập nhật vào cơ sở dữ liệu của cơ quan nhà nước;
– Cuối cùng, thời điểm có hiệu lực của đăng ký đối với quyền sử dụng khu vực biển, tài sản gắn liền với khu vực biển chính là thời điểm cơ quan đăng ký khi cập nhật nội dung đăng ký tài sản này vào trong sổ đăng ký hoặc vào cơ sở dữ liệu theo quy định của pháp luật liên quan đến khai thác và sử dụng tài nguyên biển.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Nghị định 21/2021/NĐ–CP hướng dẫn Bộ luật Dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ;
– Nghị định 99/2022/NĐ-CP về đăng ký biện pháp bảo đảm.