Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
  • Đặt lịch hẹn
  • Đặt câu hỏi
  • Dịch vụ Luật sư
  • Văn bản pháp luật
  • Biểu mẫu
  • Tư vấn tâm lý
  • Blog Luật
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • Bài viết
    liên quan
Trang chủ » Tư vấn pháp luật » Tài sản đảm bảo là gì? Quy định của pháp luật về tài sản bảo đảm?

Tư vấn pháp luật

Tài sản đảm bảo là gì? Quy định của pháp luật về tài sản bảo đảm?

Khái niệm tài sản đảm bảo (Collateral) là gì?
  • 04/03/202104/03/2021
  • bởi Luật sư Nguyễn Văn Dương
  • Luật sư Nguyễn Văn Dương
    04/03/2021
    Tư vấn pháp luật
    0

    Khái niệm tài sản đảm bảo (Collateral) là gì? Tài sản đảm bảo tiếng Anh là gì? Điều kiện để trở thành tài sản đảm bảo? Tài sản đảm bảo nhóm 1 là gì? Quy định về tài sản đảm bảo được thế chấp ngân hàng? Tỷ lệ cho vay trên tài sản đảm bảo? Các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm?

    Khái niệm và quy định của pháp luật về tài sản bảo đảm

    • 1 1. Tài sản đảm bảo là gì?
    • 2 2. Tài sản đảm bảo tiếng Anh là gì?
    • 3 3. Điều kiện để trở thành tài sản đảm bảo
    • 4 4. Tài sản đảm bảo nhóm 1 là gì?
    • 5 5. Quy định về tài sản đảm bảo được thế chấp ngân hàng
    • 6 6. Tỷ lệ cho vay trên tài sản đảm bảo
    • 7 7. Các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm
    • 8 8. Các phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp

    Để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự, pháp luật cho phép các bên thỏa thuận với nhau về tài sản đảm bảo để quá trình giao kết hợp đồng được thực hiện thuận lợi, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên. Vậy, tài sản đảm bảo là gì? Quy định của pháp luật về tài sản bảo đảm?

    Căn cứ pháp lý:

    – Luật Dân sự năm 2015.

    1. Tài sản đảm bảo là gì?

    Tài sản bảo đảm là tài sản mà bên bảo đảm dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên nhận bảo đảm, được tồn tại dưới 3 hình thức mà khách hàng có thể dùng để vay thế chấp là vật hiện hữu, giấy tờ có giá trị và quyền tài sản:

    Tài sản đảm bảo là quyền tài sản như quyền tài sản phát sinh từ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đòi nợ, quyền được nhận bảo hiểm, quyền góp vốn kinh doanh, quyền khai thác tài nguyên, lợi tức và các quyền phát sinh từ tài sản cầm cố, các quyền tài sản khác.

    Tài sản đảm bảo là các giấy tờ có giá như: Trái phiếu, cổ phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, thương phiếu, tín phiếu và các giấy tờ khác trị giá được bằng tiền.

    Tài sản đảm bảo là vật như phương tiện giao thông, kim khí đá quý, máy móc thiết bị, nguyên nhiên vật liệu, hàng hóa.

    2. Tài sản đảm bảo tiếng Anh là gì?

    Tài sản đảm bảo tiếng Anh là: Collateral.

    More importantly, the reasonable collateral that secures these different counterparties can be very different.

    Quan trọng hơn, tài sản thế chấp hợp lý gắn với những đối tác khác nhau này có thể rất khác nhau.

    Xem thêm: Biện pháp bảo đảm là gì? Giao dịch nào phải đăng ký bảo đảm?

    Mortgages are used to buy residences and the homes themselves are often the security that collateralizes the loan .

    Tiền vay thế chấp thường dùng để mua nhà cửa và bản thân các ngôi nhà thường là vật thế chấp để vay .

    Secured loans are sometimes offered by using luxury assets such as jewelry, watches, vintage cars, fine art, buildings, aircraft and other business assets as collateral.

    Khoản vay được đảm bảo đôi khi được cung cấp bằng cách sử dụng tài sản sang trọng như đồ trang sức, đồng hồ, xe hơi cổ, mỹ thuật, tòa nhà, máy bay và các tài sản kinh doanh khác làm tài sản đảm bảo.

    3. Điều kiện để trở thành tài sản đảm bảo

    Theo quy định tại Điều 295 Bộ luật Dân sự 2015 về tài sản bảo đảm:

    Tài sản bảo đảm phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm, trừ trường hợp cầm giữ tài sản, bảo lưu quyền sở hữu.

    Tài sản bảo đảm có thể được mô tả chung, nhưng phải xác định được.

    Tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai.

    Xem thêm: Thanh toán khoản nợ có bảo đảm

    Giá trị của tài sản bảo đảm có thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm.

    Tuy nhiên, việc xác định thời điểm đảm bảo cả ba điều kiện không được nêu rõ. Do đó, khi thực hiện, bên đảm bảo và bên nhận đảm bảo có thể thỏa thuận về thời điểm quan trọng nhất định phải đáp ứng ba điều kiện chứ không cần thiết phải đáp ứng mọi thời điểm.

    Tại khoản 1 Điều 295 Bộ luật dân sự 2015 có quy định: “Tài sản bảo đảm phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm, trừ trường hợp cầm giữ tài sản, bảo lưu quyền sở hữu”. Như vậy trừ trường hợp cầm giữ tài sản và bảo lưu quyền sở hữu, tài sản bảo đảm phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm.

    Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22/12/2012 của Chính Phủ về sử đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP có quy định: “tài sản bảo đảm là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lại mà pháp luật không cấm giao dịch”. Như vậy, tài sản phải “không cấm giao dịch” mới có thể là sử dụng làm tài sản bảo đảm. Việc xử lý tài sản bảo đảm có thể dẫn đến việc chuyển nhượng tài sản bảo đảm nên “không cấm giao dịch” là một điều kiện phù hợp đối với tài sản bảo đảm.

    Khoản 2 Điều 295 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Tài sản bảo đảm có thể được mô tả chung, nhưng phải xác định được”. Điều kiện này yêu cầu tài sản bảo đảm phải là tài sản tôn tại trên thực tế và cho dù được mô tả chung thì vẫn phải xác định được. Đây là điều kiện rất cần thiết trong trường hợp khi tài sản bảo đảm là tài sản được mô tả chung và không có chi tiết cụ thể mô tả (ví dụ như tài sản bảo đảm là hàng hóa, vật tư hoặc số dư trong tài khoản – vì các loại tài sản này thay đổi hàng ngày và không thể mô tả chi tiết cụ thể) và tài sản hình thành trong tương lai.

    4. Tài sản đảm bảo nhóm 1 là gì?

    Điều 6 Thông tư 39/2013/TT-NHNN quy định về các nhóm tài sản có rủi ro với loại tiền, vàng gửi tại ngân hàng nước ngoài, cho vay và thanh toán với ngân hàng nước ngoài như sau:

    Nhóm 1: Tiền, vàng gửi tại ngân hàng nước ngoài, cho vay và thanh toán với đối tác thuộc tiêu chuẩn lựa chọn đầu tư của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt trong từng thời kỳ (trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản này);

    Nhóm 2: Tiền, vàng gửi tại ngân hàng nước ngoài, cho vay và thanh toán với đối tác không thuộc tiêu chuẩn lựa chọn đầu tư của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước tại thời điểm xác định dự phòng rủi ro (trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản này);

    Xem thêm: Trình tự, thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm bằng động sản.

    Nhóm 3: Tiền, vàng gửi tại ngân hàng nước ngoài, cho vay và thanh toán với đối tác tại quốc gia đang xảy ra chiến tranh, khủng bố, phá sản, thiên tai và đối tác đó không còn khả năng thanh toán.

    5. Quy định về tài sản đảm bảo được thế chấp ngân hàng

    Theo quy định tại Thông tư số 07/2003/TT-NHNN ngày 19/5/2003 của ngân hàng Nhà nước có hướng dẫn một số điều kiện về bảo đảm tiền vay, tài sản dùng để vay vốn thế chấp tại các tổ chức tín dụng, ngân hàng bao gồm:

    Nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất, bao gồm các tài sản gắn liền với nhà ở, công trình xây dựng và các tài sản gắn liền với đất khác.

    Giá trị quyền sử dụng đất mà pháp luật có quy định.

    Tàu biển theo quy định của Bộ luật Hàng hải Việt Nam, máy bay theo quy định của luật Hàng không dân dụng Việt Nam trong trường hợp cần phải thế chấp.

    Tài sản hình thành trong tương lai như: Bất động sản hình thành sau thời điểm ký giao dịch thế chấp và sẽ thuộc quyền sở hữu của khách hàng như: Lợi tức, tài sản hình thành từ vốn vay, công trình xây dựng, các bất động sản khác mà bên thế chấp có quyền nhận.

    Ngoài ra còn có một số tài sản giá trị trung bình khác như: Ô tô, xe máy, sổ tiết kiệm, sổ lương…

    Có thể nói rằng, Thông tư trên đã giải đáp chính xác các loại tài sản dùng làm tài sản đảm bảo để các ngân hàng và tổ chức tín dụng làm căn cứ cho vay.

    Xem thêm: Quyền sử dụng đất có là đối tượng của giao dịch bảo đảm?

    Bên cạnh thông tin về tài sản đảm bảo, bạn có thể tìm hiểu thêm về vay thế chấp để có những kiến thức tổng quát nhất giúp vay thế chấp trở nên dễ dàng hơn.

    6. Tỷ lệ cho vay trên tài sản đảm bảo

    Theo nguyên tắc phòng ngừa rủi ro của ngân hàng, tỷ lệ cho vay trả góp trên tài sản đảm bảo từ 60 – 70% giá trị của tài sản đảm bảo. Đối với tài sản bằng bất động sản, tỷ lệ này có thể lên tới 75%. Tuy nhiên, đối với tình trạng đẩy mạnh hoạt động cho vay, nhiều ngân hàng và tổ chức tín dụng thậm chí nâng tỷ lệ này lên tới 90 – 95%.

    7. Các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm

    Điều 299, Bộ luật dân sự 2015 quy định các trường hợp mà bên nhận bảo đảm có quyền xử lý tài sản bảo đảm. Các trường hợp này bao gồm: (1) Đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. (2) Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật. (3) Trường hợp khác do các bên thỏa thuận hoặc luật có quy định.

    Như vậy, một mặt, điều luật này đưa ra các nguyên tắc mang tính mặc định về quyền xử lý bảo đảm của ngân hàng (nhất là trong trường hợp các bên không có thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm); mặt khác, nó cũng cho phép các bên thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm của mình về các trường hợp xử lý bảo đảm khác, đồng thời ghi nhận các trường hợp xử lý bảo đảm bắt buộc theo quy định tại một văn bản luật cụ thể.

    Trường hợp xử lý bảo đảm đầu tiên nêu ở trên là trường hợp thông thường khi có vi phạm nghĩa vụ được bảo đảm.

    Trường hợp thứ hai thường xảy ra khi ngân hàng thu hồi nợ trước hạn theo thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng, khi một tài sản được sử dụng để bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ (khoản 3, Điều 296, Bộ luật dân sự 2015) hay trước khi tuyên bố bên có nghĩa vụ phá sản (điểm b, khoản 1, Điều 53, Luật phá sản số 51/2014/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2014).

    Một văn bản luật cũng có thể quy định về trường hợp xử lý bảo đảm. Chẳng hạn, theo quy định tại Điều 90, Luật thi hành án dân sự số 26/2008/QH12 ngày 14 tháng 11 năm 2008, được bổ sung, sửa đổi năm 2014 (Luật thi hành dân sự), trường hợp người phải thi hành án không còn tài sản nào khác hoặc có tài sản nhưng không đủ để thi hành án, chấp hành viên có quyền kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án đang cầm cố, thế chấp nếu giá trị của tài sản đó lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm và chi phí cưỡng chế thi hành án. Ngoài ra, các bên cũng có thể thỏa thuận về một số trường hợp xử lý tài sản bảo đảm khác, như khi bên vay vi phạm một nghĩa vụ nào đó của hợp đồng vay hay bên bảo đảm vi phạm một nghĩa vụ nào đó nêu trong hợp đồng bảo đảm.

    8. Các phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp

    Nguyên tắc chung – Theo quy định tại khoản 1, Điều 303, các bên có thể thỏa thuận một trong các phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau đây: (1) Bán đấu giá tài sản; (2) Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản; (3)Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm; (4) Phương thức khác.

    Đây là một danh sách mở bởi vì điều luật này cũng quy định khả năng các bên có thể thỏa thuận về các phương thức xử lý tài sản bảo đảm khác, ngoài ba phương thức đã được liệt kê.

    Chẳng hạn, các bên có thể thỏa thuận về việc đưa tài sản bảo đảm vào khai thác hay cho thuê và số tiền thu được từ việc khai thác hay cho thuê sẽ được sử dụng vào việc thanh toán nghĩa vụ được bảo đảm.

    Trong trường hợp không có thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản bảo đảm thì tài sản sẽ được bán đấu giá (khoản 2, Điều 303).

    Cũng cần lưu ý trong một số trường hợp pháp luật có thể ấn định phương thức xử lý tài sản bảo đảm. Chẳng hạn, theo quy định tại khoản 2, Điều 149, Luật nhà ở số 65/2014/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2014, việc xử lý tài sản thế chấp là dự án đầu tư xây dựng nhà ở chỉ có thể được thực hiện thông qua việc chuyển nhượng dự án cho một bên đủ điều kiện làm chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở.

    Bán đấu giá tài sản – Điều dễ nhận thấy là nhà làm luật đã chính thức công nhận việc bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có thể thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm về việc bán đấu giá tài sản để xử lý tài sản bảo đảm. Như vậy, phương thức bán đấu giá tài sản có thể được sử dụng để xử lý tài sản bảo đảm trong ba trường hợp chính, đó là (i) nếu các bên có thỏa thuận sử dụng phương thức xử lý bảo đảm này, (ii) bán tài sản đã kê biên là động sản có giá trị từ 2.000.000 đồng và bất động sản (Điều 101, Luật thi hành án dân sự), (iii) trong trường hợp không có thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản bảo đảm (khoản 2, Điều 303, Bộ luật dân sự 2015).

    Việc bán đấu giá tài sản bảo đảm được thực hiện theo quy định của pháp luật về bản đấu giá tài sản. Hiện nay, khuôn khổ pháp lý về bán đấu giá tài sản được điều chỉnh chủ yếu bởi Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2010 về bán đấu giá tài sản và Thông tư số 23/2010/TT-BTP ngày 06 tháng 12 năm 2010 của Bộ Tư pháp.

    Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản – Điều 195, Bộ luật dân sự 2015 quy định “người không phải là chủ sở hữu tài sản chỉ có quyền định đoạt tài sản theo ủy quyền của chủ sở hữu hoặc theo quy định của luật”. Điểm b, khoản 1, Điều 303 đã mở ra một ngoại lệ cho bên nhận bảo đảm là người không phải chủ sở hữu của tài sản bảo đảm – được tự bán tài sản bảo đảm.

    Như vậy, để ngân hàng được tự mình bán tài sản cầm cố hay thế chấp, chỉ cần các bên có thỏa thuận về phương thức xử lý bảo đảm này, mà không cần có ủy quyền của bên bảo đảm cho ngân hàng vì mục đích này. Đây là một quy định mới và được kỳ vọng sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho ngân hàng trong việc xử lý bảo đảm.

    Bộ luật dân sự 2015 không đề cập thời điểm mà các bên có thể thỏa thuận về việc ngân hàng tự bán tài sản bảo đảm. Có thể hiểu, các bên có thể thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm hoặc vào thời điểm xử lý tài sản bảo đảm.

    Nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ – Một trong các phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp được quy định tại khoản 1, Điều 303 là “bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm”. Không biết vô tình hay hữu ý mà ở đây người làm luật chỉ cho phép các bên thỏa thuận sử dụng phương thức này nếu nghĩa vụ được bảo đảm ở đây chính là nghĩa vụ của bên bảo đảm. Nói cách khác, phương thức xử lý bảo đảm theo thỏa thuận này không áp dụng cho trường hợp một bên thế chấp hay cầm cố tài sản của mình để bảo đảm cho một bên khác vay vốn tại ngân hàng. Trong trường hợp này, các bên cần quy định các phương thức xử lý bảo đảm khác.

    Trên đây là bài viết về tài sản đảm bảo, các quy định của pháp luật về tài sản bảo đảm của Công ty luật TNHH Dương Gia, trường hợp cần tư vấn thêm các nội dung có liên quan, Quý khách hàng vui lòng liên hệ để được tư vấn.

    Bài viết được thực hiện bởi Luật sư Nguyễn Văn Dương
    luat-su-Nguyen-Van-Duong-cong-ty-Luat-TNHH-Duong-Gia

    Chức vụ: Giám đốc điều hành

    Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp

    Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA

    Số năm kinh nghiệm thực tế: 09 năm

    Tổng số bài viết: 5.114 bài viết

    Gọi luật sư ngay
    Tư vấn luật qua Email
    Báo giá trọn gói vụ việc
    Đặt lịch hẹn luật sư
    Đặt câu hỏi tại đây
    5 / 5 ( 1 bình chọn )

    Tags:

    Quy định về giao dịch bảo đảm

    Tài sản đảm bảo

    Công ty Luật TNHH Dương Gia – DG LAW FIRM

    Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí 24/7

    1900.6568

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Hà Nội

    024.73.000.111

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại TPHCM

    028.73.079.979

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Đà Nẵng

    0236.7300.899

    Website chính thức của Luật Dương Gia

    https://luatduonggia.vn

    Bài viết cùng chủ đề

    Trình tự, thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm bằng động sản.

    Căn cứ các Điều 16, Điều 17, Điều 18 và Điều 32 đến Điều 34 Nghị định 83/2010/NĐ-CP thì đăng ký thế chấp động sản trừ tàu bay, tàu biển thường được thực hiện theo trình tự, thủ tục sau.

    Hành vi không đăng ký đúng thời hạn đối với giao dịch bảo đảm

    Chào luật sư, em muốn hỏi không đăng ký đúng thời hạn quy định đối với các giao dịch bảo đảm bắt buộc phải đăng ký thì bị xử phạt như thế nào ạ?

    Quy định về đăng ký trực tuyến giao dịch bảo đảm

    Quy định về đăng ký trực tuyến giao dịch bảo đảm, yêu cầu và mở tài khoản đăng ký.

    Nghị định 11/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 2 năm 2012

    Nghị định 11/2012/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006.

    Quyền sử dụng đất có là đối tượng của giao dịch bảo đảm?

    Giao dịch bảo đảm có đối tượng là quyền sử dụng đất có được thực hiện giữa cá nhân với cá nhân và được đăng ký giao dịch bảo đảm tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất được không?

    Biện pháp bảo đảm là gì? Giao dịch nào phải đăng ký bảo đảm?

    Các giao dịch bảo đảm nào pháp luật quy định bắt buộc phải thực hiện thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm.

    Thanh toán khoản nợ có bảo đảm

    Thanh toán khoản nợ có bảo đảm. Khoản nợ có bảo đảm mà giá trị tài sản bảo đảm lớn hơn khoản nợ thì có được ưu tiên trả trước không?

    Xem thêm

    Bài viết mới nhất

    Quyết định 248/QĐ-UBND năm 2020 quy định về tiêu chí và cách thức xét duyệt hồ sơ thành lập Văn phòng công chứng trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Quyết định 248/QĐ-UBND năm 2020 quy định về tiêu chí và cách thức xét duyệt hồ sơ thành lập Văn phòng công chứng trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu

    Quyết định 18/2020/QĐ-UBND bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do thành phố Hồ Chí Minh ban hành

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Quyết định 18/2020/QĐ-UBND bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do thành phố Hồ Chí Minh ban hành

    Thông báo 371/TB-UBND năm 2020 về áp dụng bổ sung biện pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Thông báo 371/TB-UBND năm 2020 về áp dụng bổ sung biện pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương

    Quyết định 19/2020/QĐ-UBND về tổ chức quản lý đối với hoạt động của phương tiện phục vụ vui chơi, giải trí dưới nước trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Quyết định 19/2020/QĐ-UBND về tổ chức quản lý đối với hoạt động của phương tiện phục vụ vui chơi, giải trí dưới nước trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

    Quyết định 1872/QĐ-UBND năm 2020 về Khung kế hoạch thời gian năm học 2020-2021 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên do tỉnh Đắk Lắk ban hành

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Quyết định 1872/QĐ-UBND năm 2020 về Khung kế hoạch thời gian năm học 2020-2021 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên do tỉnh Đắk Lắk ban hành

    Quyết định 17/2020/QĐ-UBND quy định về tài sản khác có giá trị lớn sử dụng vào mục đích kinh doanh, cho thuê tại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Thái Nguyên

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Quyết định 17/2020/QĐ-UBND quy định về tài sản khác có giá trị lớn sử dụng vào mục đích kinh doanh, cho thuê tại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Thái Nguyên

    Quyết định 1931/QĐ-UBND về phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2020 của thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Quyết định 1931/QĐ-UBND về phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2020 của thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước

    Quyết định 23/2020/QĐ-UBND về Quy chế quản lý, vận hành và sử dụng mạng truyền số liệu chuyên dùng cấp II trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Quyết định 23/2020/QĐ-UBND về Quy chế quản lý, vận hành và sử dụng mạng truyền số liệu chuyên dùng cấp II trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng

    Công điện 1290/CĐ-BYT năm 2020 về tiếp tục khẩn trương triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố Hà Nội do Bộ Y tế ban hành

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Công điện 1290/CĐ-BYT năm 2020 về tiếp tục khẩn trương triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố Hà Nội do Bộ Y tế ban hành

    Quyết định 3632/QĐ-UBND năm 2020 công bố Danh mục thủ tục hành chính lĩnh vực đất đai trên địa bàn thành phố Hà Nội

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Quyết định 3632/QĐ-UBND năm 2020 công bố Danh mục thủ tục hành chính lĩnh vực đất đai trên địa bàn thành phố Hà Nội

    Quyết định 31/2020/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 03/2018/QĐ-UBND về thực hiện phân cấp quyết định đầu tư trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Quyết định 31/2020/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 03/2018/QĐ-UBND về thực hiện phân cấp quyết định đầu tư trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

    Quyết định 19/2020/QĐ-UBND quy định về quản lý Khu du lịch, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Quyết định 19/2020/QĐ-UBND quy định về quản lý Khu du lịch, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp

    Thông báo 1032/TB-UBDT năm 2020 về kết luận của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc chủ trì cuộc làm việc với Vụ địa phương I về xây dựng dự án đầu tư phát triển nhóm dân tộc rất ít người, nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn giai đoạn 2021-2025 do Ủy ban dân tộc ban hành

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Thông báo 1032/TB-UBDT năm 2020 về kết luận của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc chủ trì cuộc làm việc với Vụ địa phương I về xây dựng dự án đầu tư phát triển nhóm dân tộc rất ít người, nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn giai đoạn 2021-2025 do Ủy ban dân tộc ban hành

    Thông tư 05/2020/TT-BLĐTBXH quy định về quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp công lập cấp huyện do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Thông tư 05/2020/TT-BLĐTBXH quy định về quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp công lập cấp huyện do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

    Quyết định 1938/QĐ-UBND năm 2020 về Khung kế hoạch thời gian năm học 2020-2021 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên do tỉnh Kiên Giang ban hành

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Quyết định 1938/QĐ-UBND năm 2020 về Khung kế hoạch thời gian năm học 2020-2021 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên do tỉnh Kiên Giang ban hành

    Công điện 5/CĐ-BTTTT năm 2020 về chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới, bão và mưa lũ do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Công điện 5/CĐ-BTTTT năm 2020 về chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới, bão và mưa lũ do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành

    Chỉ thị 15/CT-UBND năm 2020 về tăng cường biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh Hưng Yên trong giai đoạn mới

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Chỉ thị 15/CT-UBND năm 2020 về tăng cường biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh Hưng Yên trong giai đoạn mới

    Kế hoạch 147/KH-UBND năm 2020 về thực hiện Đề án đảm bảo trật tự hành lang an toàn giao thông và xử lý dứt điểm lối đi tự mở qua đường sắt trên địa bàn tỉnh Phú Yên theo Quyết định 358/QĐ-TTg

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Kế hoạch 147/KH-UBND năm 2020 về thực hiện Đề án đảm bảo trật tự hành lang an toàn giao thông và xử lý dứt điểm lối đi tự mở qua đường sắt trên địa bàn tỉnh Phú Yên theo Quyết định 358/QĐ-TTg

    Quyết định 2329/QĐ-UBND năm 2020 về khung kế hoạch thời gian năm học 2020-2021 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên do tỉnh Quảng Trị ban hành

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Quyết định 2329/QĐ-UBND năm 2020 về khung kế hoạch thời gian năm học 2020-2021 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên do tỉnh Quảng Trị ban hành

    Quyết định 45/2020/QĐ-UBND quy định về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet tại các điểm truy nhập Internet công cộng và điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Quyết định 45/2020/QĐ-UBND quy định về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet tại các điểm truy nhập Internet công cộng và điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

    Xem thêm

    Tìm kiếm tin tức
    Dịch vụ nổi bật
    dich-vu-thanh-lap-cong-ty-nhanh-thanh-lap-doanh-nghiep-uy-tin Dịch vụ đăng ký kinh doanh, thành lập công ty, thành lập doanh nghiệp uy tín
    dich-vu-dang-ky-su-dung-ma-ma-vach-gs1-cho-san-pham-hang-hoa Dịch vụ đăng ký sử dụng mã số mã vạch GS1 cho sản phẩm hàng hoá
    tu-van-phap-luat-truc-tuyen-mien-phi-qua-tong-dai-dien-thoai Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại 24/7
    dich-vu-dang-ky-bao-ho-ban-quyen-tac-gia-tac-pham-nhanh-va-uy-tin Dịch vụ đăng ký bảo hộ bản quyền tác giả, tác phẩm nhanh và uy tín
    Tư vấn soạn thảo hợp đồng, giải quyết các tranh chấp hợp đồng

    Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

    Đặt câu hỏi trực tuyến

    Đặt lịch hẹn luật sư

    Văn phòng Hà Nội:

    Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Văn phòng Đà Nẵng:

    Địa chỉ:  454/18 đường Nguyễn Tri Phương, phường Hoà Thuận Tây, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: danang@luatduonggia.vn

    Văn phòng TPHCM:

    Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: luatsu@luatduonggia.vn

    Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
    Scroll to top
    • Gọi ngay
    • Chỉ đường
      • HÀ NỘI
      • ĐÀ NẴNG
      • TP.HCM
    • Đặt câu hỏi
    • Tin liên quan
    • VĂN PHÒNG HÀ NỘI
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG ĐÀ NẴNG
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG TPHCM
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    Tin liên quan
    Tin liên quan
    Tài sản đảm bảo là gì? Quy định của pháp luật về tài sản bảo đảm?
    04/03/2021
    tai-san-bao-dam-la-gi-quy-dinh-phap-luat-ve-tai-san-bao-dam
    Trình tự, thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm bằng động sản.
    10/02/2021
    Hành vi không đăng ký đúng thời hạn đối với giao dịch bảo đảm
    10/02/2021
    Quy định về đăng ký trực tuyến giao dịch bảo đảm
    10/02/2021
    Nghị định 11/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 2 năm 2012
    16/02/2018
    Quyền sử dụng đất có là đối tượng của giao dịch bảo đảm?
    10/02/2021
    Biện pháp bảo đảm là gì? Giao dịch nào phải đăng ký bảo đảm?
    10/02/2021
    Thanh toán khoản nợ có bảo đảm
    10/02/2021