Tội buôn bán hàng giả: Cấu thành tội phạm, mức phạt tù bao nhiêu? Trách nhiệm hình sự khi có hành vi buôn bán hàng giả.
Hàng giả tràn lan trên thị trường đang là nỗi lo của rất nhiều người tiêu dùng hiện nay. Nhằm đẩy lùi tình trạng hàng giả, hàng nhái với chất lượng kém gây ảnh hưởng xấu đến đời sống sản xuất, tiêu dùng của người dân thì Nhà nước ta đang ngày càng siết chặt công tác quản lý đối với việc sản xuất hàng giả hàng nhái và nâng cao chế tài xử phạt với hành vi này. Hiện nay tội buôn bán hàng giả đang được quy định tại Điều 192 Luật sửa đổi Bộ luật hình sự 2017, theo đó cấu thành tội này là như thế nào và mức phạt tù là bao nhiêu, để làm rõ vấn đề này Luật Dương Gia xin gửi đến bạn bài viết về Tội buôn bán hàng giả: Cấu thành tội phạm và mức phạt tù như sau:
Thứ nhất, về cấu thành tội phạm của tội buôn bán hàng giả.
Theo quy định tại Điều 192 Luật sửa đổi Bộ luật hình sự 2017 quy định về Tội sản xuất, buôn bán hàng giả, thì 4 yếu tố cấu thành tội buôn bán hàng giả được hiểu như sau:
Chủ thể của tội buôn bán hàng giả:
Chủ thể của tội mua bán hàng giả không phải chủ thể đặc biệt, tức là bất cứ ai có khả năng chịu trách nhiệm hình sự (không mắc các bệnh về thần kinh, không mất năng lực điều khiển hành vi… ) và độ tuổi là đủ 16 trở lên đã có thể là chủ thể của tội này.
Khách thể của tội buôn bán hàng giả:
Đây là tội phạm xâm phạm đến trật tự quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực kinh tế. Cụ thể là liên quan đến việc chống hàng giả, chống buôn bán, chống sản xuất hàng chất lượng kém.
Luật sư
Đối tượng tác động là hàng hóa được sản xuất buôn bán không phải là hàng chính hãng. Hàng giả có thể chia thành nhiều loại như là giả nhãn hiệu sản phẩm, giả chất lượng sản phẩm, giả công dụng sản phẩm,… đối tượng hàng hóa có thể bị làm giả ngày càng trở nên đa dạng hơn, với đủ chủng loại, chất lượng khác nhau, thủ đoạn, công nghệ làm giả ngày càng tinh vi khiến người tiêu dùng ngày càng khó phân biệt đâu mới là sản phẩm chính hãng với đúng chất lượng. Đôi khi việc nhận biết hàng giả có thể thực hiện bằng mắt thường, nhưng đối với nhiều loại mặt hàng thì cần phải có sự vào cuộc của cơ quan chức năng.
Mặt khách quan của tội phạm:
Về hành vi: Buôn bán hàng giả là hành vi sử dụng hàng giả để bán lại cho người tiêu dùng để kiếm lời. Người bán hàng giả có thể có được hàng giả này từ nhiều nguồn chẳng hạn như là tự sản xuất hàng giả để bán; mua lại hàng giả để bán; nhặt được, xin được hàng giả rồi dùng để bán lại; dùng một lại hàng hóa khác để đổi lấy hàng giả, hoặc ngược lại dùng hàng giả để trao đổi lấy một loại hàng hóa khác..
Về mục đích: Bán hàng giả để thu được lợi nhuận cao.
Về hậu quả: Buôn bán hàng giả gây ra rất nhiều thiệt hại cho xã hội kể cả thiệt hại về vật chất cũng như là phi vật chất. Chẳng hạn như là việc bán hàng giả đầu tiên sẽ làm ảnh hưởng tới sức khỏe và có thể là cả tính mạng của người trực tiếp sử dụng sản phẩm, gây mất lòng tin của người tiêu dùng đối với các nhãn hàng trên thị trường, đối với các doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm có thể bị thiệt hại về uy tín, ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu của họ…, đối với việc quản lý của Nhà nước đối với thị trường lưu thông hàng hóa cũng sẽ gặp nhiều khó khăn.
Đối với tội sản buôn bán hàng giả, hậu quả là yếu tố bắt buộc để cấu thành tội phạm. Số hàng giả buôn bán phải có số lượng tương đương với hàng thật có giá trị từ 30 triệu đồng trở lên, hoặc nếu giá trị chưa đến 30 triệu thì phải kèm theo các dấu hiệu về nhân thân người phạm tội như là đã từng bị xử phạt hành chính hoặc đã từng bị kết án trước đó.
Mặt chủ quan của tội phạm:
Tội buôn bán hàng giả được thực hiện dưới lỗi cố ý, người phạm tội bán hàng mà họ biết rõ, hoặc buộc phải biết rõ là hàng giả, nhưng vì lợi nhuận mà vẫn bán số hàng hóa này cho khách hàng.
Thứ hai, về mức hình phạt của tội buôn bán hàng giả.
– Phạt tù từ 01 đến 05 năm hoặc phạt tiền với số tiền trong khoảng từ 100 triệu đến 1 tỷ Việt Nam đồng nếu có hành vi:
+ Giá trị hàng giả nếu quy ra loại hàng thật tương đương thì sẽ có giá trị từ 30 triệu đến 150 triệu đồng. Ví dụ A bán 100 chiếc bóng đèn giả của nhãn hiệu K, và giá trên thị trường của bóng đèn nhãn hiệu K chính hãng mà công ty K bán là với giá 700 ngàn đồng/1 bóng, thì giá trị của lô bóng đèn A bán quy ra sẽ là 70 triệu đồng, vậy là hành vi của A đủ để cấu thành tội mua bán hàng hàng giả.
Trường hợp giá trị tài sản mà chưa đến 30 triệu đồng thì sẽ căn cứ vào dấu hiệu nhân thân của người phạm tội, chẳng hạn như là trước đây người này đã từng bị xử phạt hành chính về một trong những hành vi xâm phạm trật tự quản lý kinh tế của nhà nước hay chưa, hoặc đã từng bị xử lý hình sự về những tội này nhưng đến nay chưa được xóa án tích hay chưa.
+ Việc buôn bán hàng giả gây ra thiệt hại cho người bị hại về mặt sức khỏe với tỷ lệ thương tổn giám định được là từ 31% đến 60%.
+ Số tiền lời mà người bán hàng giả thu được một cách bất hợp pháp là trong khoảng từ 50 triệu đến dưới 100 triệu đồng. Chẳng hạn vẫn là việc bán bóng đèn giả của ông A, giá gốc ông A mua bóng đèn này là 50 ngàn đồng/1 bóng, giá bán ra là 650 ngàn đồng/1 bóng đèn, vậy với mỗi 100 bóng đèn, ông A thu lợi được 60 triệu đồng, như vậy hành vi của ông A đã có thể cấu thành tội mua bán hàng giả.
+ Việc phạm tội của người buôn bán hàng giả có thể khiến cho tài sản của người khác bị thiệt hại từ 100 triệu đến dưới 500 triệu Việt Nam đồng. Thiệt hại này có thể gây ra trong nhiều hoàn cảnh, ví dụ như là Công ty X có hợp đồng đặt mua máy móc để sản xuất hàng hóa với H, nhưng do máy móc H bán là hàng giả dẫn tới làm hỏng lô hàng trị giá 150 triệu đồng của công ty…
– Phạt tù từ 05 đến 10 năm, nếu thuộc các trường hợp:
+ Phạm tội có tổ chức, và chuyên nghiệp: Tức là việc phạm tội buôn bán hàng giả này có thể thực hiện bởi một nhóm người, có lên kế hoạch và phân công chặt chẽ với nhau trong việc thực hiện buôn bán hàng giả, ví dụ như trong một đường dây buôn bán hàng giả: A là chủ đại lý bán hàng, B là người môi giới, tiếp cận tìm khách hàng, C là liên hệ chủ đầu mối hàng giả… Về tính chuyên nghiệp là việc tội phạm thực hiện hành vi mua bán hàng giả lặp lại nhiều lần và lợi nhuận từ việc bán hàng giả chính là thu nhập chủ yếu của người phạm tội.
+ Người phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để thực hiện việc buôn bán hàng giả: Điều này yêu cầu người phạm tội phải là người có chức vụ, quyền hạn và sử dụng chính chức vụ, quyền hạn mà mình vào việc thực hiện buôn bán hàng giả.
+ Lợi dụng danh nghĩa của cơ quan, tổ chức để buôn bán hàng giả: Người phạm tội lợi dụng danh tiếng của cơ quan tổ chức, hoặc tự ý nhân danh cơ quan, tổ chức nơi mà mình là thành viên, đang công tác, làm việc ở đó để dễ dàng hơn trong việc thực hiện buôn bán hàng giả. Ví dụ anh B lợi dụng mình là nhân viên bán hàng ở công ty mỹ phẩm H, và quảng cáo bán mỹ phẩm của công ty mình với giá rẻ hơn thị trường do anh B là nhân viên nên lấy được giá ưu đãi, nhưng thực chất mỹ phẩm anh B bán lại là hàng giả không phải do công ty H sản xuất , mà là lấy từ một đầu mối khác với kiểu dáng y chang, hành vi của anh B chính là lợi dụng danh nghĩa của công ty H để buôn bán hàng giả.
+ Người sử dụng hàng giả bị tổn hại sức khỏe đến 61%. Trường hợp có hai người trở lên thì tổng mức tổn thương của cả hai người này được giám định là trong khoảng từ 61% đến 121%.
+ Có người thiệt mạng: Nếu có người bị thiệt mạng do sử dụng hàng giả kém chất lượng thì người bán hàng giả sẽ phải chịu phạt tù trong khung hình phạt từ 05 – 10 năm.
+ Số lượng hàng giả nếu quy ra số hàng thật hoặc hàng hóa có cùng công năng tương đương thì giá trị lên đến 150 triệu tới không quá 500 triệu đồng.
+ Người phạm tội thu lợi được từ việc buôn bán hàng giả số tiền lên đến 100 triệu đồng tới dưới 500 triệu đồng.
+ Việc phạm tội gây tổn thất về tài sản cho người từ 500 triệu đồng đến dưới 1 tỷ 500 triệu đồng.
+ Buôn bán hàng giả qua biên giới quốc gia: Đây có thể là việc đưa hàng giả sản xuất ở quốc gia khác vào Việt Nam, hoặc đưa hàng giả sản xuất tại Việt Nam ra tiêu thụ ở quốc gia khác.
+ Tội phạm mua bán hàng giả có dấu hiệu tái phạm nguy hiểm: Đây là việc trước đó tội phạm đã từng phạm tội buôn bán hàng giả với tội phạm rất nghiêm trọng (quy định tại khoản 3 Điều 192 Bộ luật hình sư) mà chưa được xóa án tích. Hoặc trường hợp người này phạm tội đã tái phạm một lần chưa được xóa án tích rồi lại phạm tội mua bán hàng giả một lần nữa.
– Phạt tù từ 07 đến 15 năm tù giam đối với trường hợp:
+ Có hai người thiệt mạng trở lên.
+ Có nhiều hơn hai người bị tổn hại sức sức khỏe do sử dụng hàng giả mua từ người phạm tội, và tỷ lệ tổn thương của những người này là từ 122% trở lên.
+ Việc buôn bán hàng giả khiến người khác bị tổn thất về tài sản, số tài sản bị thiệt hại là từ 1 tỷ 500 triệu đồng trở lên.
+ Số tiền lợi nhuận bất hợp pháp mà người phạm tội thu được lên tới 500 triệu đồng trở lên.
+ Số lượng hàng giả nếu quy ra số hàng thật hoặc hàng hóa có cùng công năng tương đương thì giá trị từ 500 triệu đồng trở lên.
Ngoài ra, người thực hiện buôn bán hàng giả có thể phải nhận các hình phạt bổ sung như là: phạt tiền với số tiền phạt trong khoảng tối thiểu là 20 triệu tối đa là 50 triệu đồng; phạt tịch thu tài sản; phạt không được hành nghề, không được đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 đến 05 năm.
Lưu ý, mức phạt trên là mức phạt đối với việc buôn bán các loại hàng giả nói chung, nếu việc buôn bán hàng giả là những loại hàng hóa đặc biệt như là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật,… thì sẽ có chế tài xử phạt riêng theo quy định của pháp luật. Đối với trường hợp pháp nhân phạm tội buôn bán hàng giả thì cũng có thể bị xử phạt bằng các hình thức như là phạt tiền, phạt đình chỉ hoạt động một thời gian hoặc đình chỉ vĩnh viễn, phạt cấp kinh doanh, cấm hoạt đông, cấm huy động vốn trong một thời gian nhất định tùy theo mức độ nghiêm trọng của vụ việc.
Mục lục bài viết
- 1 1. Tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo Điều 192 Bộ luật hình sự 2015
- 2 2. Xử lý hành vi buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh
- 3 3. Xử lý hành vi buôn bán hàng giả là phân bón
- 4 4. Trách nhiệm hình sự đối với hành vi buôn bán hàng giả
- 5 5. So sánh tội lừa dối khách hàng và tội sản xuất, buôn bán hàng giả
- 6 6. Phạm tội buôn bán hàng giả bị phạt tù bao nhiêu lâu?
1. Tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo Điều 192 Bộ luật hình sự 2015
Hiện nay trên thị trường thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, tình trạng sản xuất, buôn bán hàng giả đang ngày càng gia tăng, người tiêu dùng luôn phải sử dụng những sản phẩm trộn lẫn không phân biệt được thật, giả… với việc quy định về tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo điều 156 của Bộ luật hình sự là rất quan trọng. Điều 156. Tội sản xuất, buôn bán hàng giả
1. Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ ba mươi triệu đồng đến dưới một trăm năm mươi triệu đồng hoặc dưới ba mươi triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 153, 154, 155, 157, 158, 159 và 161 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
đ) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
e) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ một trăm năm mươi triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
g) Thu lợi bất chính lớn;
h) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Thu lợi bất chính rất lớn hoặc đặc biệt lớn;
c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Về dấu hiệu pháp lý của tội pham bao gồm như sau:
- Khách thể của tội phạm
Hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả xâm hại trật tự của nền sản xuất hàng hóa, làm mất sự ổn định của thị trường, xâm hại lợi ích của người tiêu dùng. Đối tượng của loại tội phạm này là hàng giả ( trừ các loại hàng giả thuộc phạm vi quy định của điều 157, điều 158 Bộ luật hình sự).
Theo thông tư số 10/ 2000 ngày 27/04/2000 của BTM- BTC- BCA- và bộ KHCN thì Hàng hoá có một trong các dấu hiệu sau đây được coi là hàng giả: Hàng giả chất lượng hoặc công dụng. Hàng hoá không có giá trị sử dụng hoặc giá trị sử dụng không đúng như bản chất tự nhiên, tên gọi và công dụng của nó. Hàng hoá đưa thêm tạp chất, chất phụ gia không được phép sử dụng làm thay đổi chất lượng; không có hoặc có ít dược chất, có chứa dược chất khác với tên dược chất ghi trên nhãn hoặc bao bì; không có hoặc không đủ hoạt chất, chất hữu hiệu không đủ gây nên công dụng ; có hoạt chất, chất hữu hiệu khác với tên hoạt chất, chất hữu hiệu ghi trên bao bì. Hàng hoá không đủ thành phần nguyên liệu hoặc bị thay thế bằng những nguyên liệu, phụ tùng khác không đảm bảo chất lượng so với tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá đã công bố, gây hậu quả xấu đối với sản xuất, sức khỏe người, động vật, thực vật hoặc môi sinh, môi trường.Hàng hoá thuộc danh mục Tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng mà không thực hiện gây hậu quả xấu đối với sản xuất, sức khỏe người, động vật, thực vật hoặc môi sinh, môi trường . Hàng hoá chưa được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn mà sử dụng giấy chứng nhận hoặc dấu phù hợp tiêu chuẩn (đối với danh mục hàng hoá bắt buộc).
- Mặt chủ quan của tôi phạm: lỗi ở đây là lỗi cố ý trực tiếp của người phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội biết rõ hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả là nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn thực hiện.
- Mặt khách quan của tội phạm bao gồm hai loại hành vi như sau:
Hành vi sản xuất hàng giả, là hành vi tạo ra các loại hàng giả nói trên, người phạm tội có thể tham gia vào toàn bộ quá trình làm hàng giả hoăc chỉ là tham gia vào một công đoạn nào đó của quá trình làm ra hàng giả như chỉ lắp ráp các bộ phận hoặc đóng gói hoặc nhãn hiệu để tạo ra hàng giả.
Hành vi buôn bán hàng giả là hành vi mua đi bán lại loại hàng hóa biết rõ là giả nhằm thu lợi bất chính, hành vi buôn bán hàng giả có thể là buôn bán hàng giả đã thành phẩm hoặc buôn bán những bộ phận, chi tiết giả. Các hành vi trên chỉ bị coi là tội phạm khi hàng giả tương đương với số lượng hàng thật có giá trị từ 30 triệu đồng trở lên hoặc gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính hay đã bị kết án và chưa được xóa án tích về hành vi quy định tại điều này hoặc tại một trong các điều 153, 154,155,157,158,159 và 161 Bộ luật hình sự.
- Hình phạt: Các khung hình phạt được quy định như sau: Khung cơ bản của tội phạm này là từ 6 tháng đến 5 năm.
Khung tăng nặng thứ nhất là từ 3 năm đến 10 năm được áp dụng cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung tăng nặng sau: Có tổ chức; Có tính chất chuyên nghiệp; Tái phạm nguy hiểm; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ một trăm năm mươi triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng; Thu lợi bất chính lớn; Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
Khung tăng năng thứ hai có mức hình phạt từ 7 năm đến 15 năm được áp dụng cho các trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung tăng nặng sau: Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên; Thu lợi bất chính rất lớn hoặc đặc biệt lớn; Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Ngoài ra với hình phạt bổ sung được quy định cho tội này là phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiêm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
2. Xử lý hành vi buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh
Tóm tắt câu hỏi:
Con trai tôi hiện nay đang bị khởi tố về tội buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, tôi rất lo lắng không biết con trai tôi có phải chụi mức hình phạt cao không, nếu cháu phải ngồi tù thì sẽ ảnh hưởng tới cuộc sống tương lai của cháu, tôi muốn hỏi Luật sư với tội danh này của cháu thì cháu sẽ phải chị hình phạt tù như thế nào?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Bộ luật hình sự như sau:
Điều 157. Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh,t thuốc phòng bệnh
1. Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
đ) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
e) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm.
4. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Thuốc giả là loại thuốc có nhãn mác sai với đặc tính và nguồn gốc đã đăng ký, bao gồm cả những sản phẩm có thành phần đúng hoặc sai với đăng ký, không có những thành phần công hiệu, hàm lượng thành phần không đúng, làm giả bao bì hoặc là sản phẩm thật nhưng đã hết hạn sử dụng và sau đó được dán nhãn lại.
N ạn thuốc giả là một vấn đề bức xúc trên toàn cầu, trong thời gian gần đây lại có xu hướng phát triển rất nhanh chóng ở nhiều quốc gia châu Á.
Hậu quả trước mắt của thuốc giả là ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng người bệnh.
Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm; còn nếu Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm: Có tổ chức; Có tính chất chuyên nghiệp;Tái phạm nguy hiểm; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; Gây hậu quả nghiêm trọng. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
3. Xử lý hành vi buôn bán hàng giả là phân bón
Tóm tắt câu hỏi:
Do ham lợi nhuận và làm giàu nhanh chồng tôi cùng bạn bè cùng kinh doanh phân bón giả và hiện nay bị khởi tố về tội buốn bán hàng giả là phân bón, tôi không biết là với hành vi này của chồng tôi sẽ phải chụi hình phạt như thế nào? Rất mong nhận được sự tư vấn của Luật sư.
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Bộ luật hình sự như sau:
Điều 158. Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốcthú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi
1. Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi với số lượng lớn hoặc gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 153, 154, 155, 156, 157, 159 và 161 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
d) Hàng giả có số lượng rất lớn;
đ) Tái phạm nguy hiểm;
e) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
3. Phạm tội trong trường hợp hàng giả có số lượng đặc biệt lớn hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Như vậy trong trường hợp này theo quy định của pháp luật thì chồng chị có thể phải chụi hình phạt như sau: Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi với số lượng lớn hoặc gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại điều này hoặc tại một trong các điều 153, 154, 155, 156, 157, 159 và 161 của Bộ luật hình sự hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm: Có tổ chức; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; Hàng giả có số lượng rất lớn; Tái phạm nguy hiểm; Gây hậu quả rất nghiêm trọng. Phạm tội trong trường hợp hàng giả có số lượng đặc biệt lớn hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm
4. Trách nhiệm hình sự đối với hành vi buôn bán hàng giả
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào Luật sư, tôi thường xem trên tivi thấy các vụ bắt và xử phạt vi phạm hành chính về hàng giả .Vậy xin Luật sư có thể cho tôi biết thế nào là hàng giả và các mức phạt tiền về việc buôn bán hàng giả được không ạ?
Luât sư tưvấn:
Tại khoản 8 điều 3 của Nghị định 185/2013/NĐ-CP có quy định như sau:
“Hàng giả” gồm:
a) Hàng hóa không có giá trị sử dụng, công dụng; có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của hàng hóa; có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với giá trị sử dụng, công dụng đã công bố hoặc đăng ký;
b) Hàng hóa có hàm lượng định lượng chất chính hoặc tổng các chất dinh dưỡng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản khác chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với tiêu chuẩn chất lượng hoặc quy chuẩn kỹ thuật đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;
c) Thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người, vật nuôi không có dược chất; có dược chất nhưng không đúng với hàm lượng đã đăng ký; không đủ loại dược chất đã đăng ký; có dược chất khác với dược chất ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;
d) Thuốc bảo vệ thực vật không có hoạt chất; hàm lượng hoạt chất chỉ đạt từ 70% trở xuống so với tiêu chuẩn chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật đã đăng ký, công bố áp dụng; không đủ loại hoạt chất đã đăng ký; có hoạt chất khác với hoạt chất ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;
đ) Hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa giả mạo tên thương nhân, địa chỉ của thương nhân khác; giả mạo tên thương mại hoặc tên thương phẩm hàng hóa; giả mạo mã số đăng ký lưu hành, mã vạch hoặc giả mạo bao bì hàng hóa của thương nhân khác;
e) Hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo về nguồn gốc hàng hóa, nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa;
g) Hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ quy định tại Điều 213 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005;
h) Tem, nhãn, bao bì giả.
Tại khoản 1 điều 11 của Nghị định 185/2013/NĐ-CP quy định như sau:
1. Đối với hành vi buôn bán hàng giả không có giá trị sử dụng, công dụng quy định tại điểm a, b, c và d khoản 8 Điều 3 Nghị định này, mức phạt tiền như sau:
a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị dưới 1.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 1.000.000 đồng đến dưới 3.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
g) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 30.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Phạt tiền gấp hai lần các mức tiền phạt quy định tại khoản 1 Điều này đối với hành vi nhập khẩu hàng giả hoặc hàng giả thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh cho người mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Là thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
c) Là phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, chất tẩy rửa, diệt côn trùng, trang thiết bị y tế, xi măng, sắt thép xây dựng, mũ bảo hiểm.
Tại khoản 1,2 điều 13 của Nghị định 185/2013/NĐ-CP có quy định như sau
1. Đối với hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa quy định tại điểm đ và e khoản 8 Điều 3 Nghị định này, mức phạt tiền như sau:
a) Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị dưới 1.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 1.000.000 đồng đến dưới 3.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
g) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 30.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Phạt tiền gấp hai lần các mức tiền phạt quy định tại khoản 1 Điều này đối với hành vi nhập khẩu hàng giả hoặc hàng giả thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh cho người mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Là thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
c) Là phụ gia thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, chất tẩy rửa, diệt côn trùng, trang thiết bị y tế, xi măng, sắt thép xây dựng, mũ bảo hiểm.
Tại khoản 1,2 điều 15 của Nghị định 185/2013/NĐ-CP có quy định như sau:
1. Đối với hành vi buôn bán tem, nhãn, bao bì giả quy định tại điểm h khoản 8 Điều 3 Nghị định này, mức phạt tiền như sau:
a) Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng trong trường hợp tem, nhãn, bao bì giả có số lượng dưới 100 cái, chiếc, tờ hoặc đơn vị tính tương đương (sau đây gọi tắt là đơn vị);
b) Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng trong trường hợp tem, nhãn, bao bì giả có số lượng từ 100 đơn vị đến dưới 500 đơn vị;
c) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong trường hợp tem, nhãn, bao bì giả có số lượng từ 500 đơn vị đến dưới 1.000 đơn vị;
d) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trong trường hợp tem, nhãn, bao bì giả có số lượng từ 1.000 đơn vị đến dưới 2.000 đơn vị;
đ) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp tem, nhãn, bao bì giả có số lượng từ 2.000 đơn vị đến dưới 3.000 đơn vị;
e) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp tem, nhãn, bao bì giả có số lượng từ 3.000 đơn vị đến dưới 5.000 đơn vị;
g) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng trong trường hợp tem, nhãn, bao bì giả có số lượng từ 5.000 đơn vị đến dưới 10.000 đơn vị;
h) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp tem, nhãn, bao bì giả có số lượng từ 10.000 đơn vị trở lên.
2. Phạt tiền gấp hai lần các mức tiền phạt quy định tại khoản 1 Điều này đối với một trong các trường hợp sau đây:
a) Hành vi nhập khẩu tem, nhãn bao bì giả;
b) Tem, nhãn, bao bì giả của lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thực phẩm chức năng, thuốc phòng bệnh, thuốc chữa bệnh cho người, mỹ phẩm, chất tẩy rửa, diệt côn trùng, trang thiết bị y tế, thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi, xi măng, sắt thép xây dựng, mũ bảo hiểm.
Như vậy , hàng giả là những mặt hàng được quy định tại khoản 8 điều 3 của Nghị định 185/2013/NĐ-CP và các mức phạt tiền đối với hành vi buôn bán hàng giả được quy định tại điều 11,13,15 của Nghị định này.
5. So sánh tội lừa dối khách hàng và tội sản xuất, buôn bán hàng giả
Điều 162 “
“1. Người nào trong việc mua, bán mà cân, đong, đo, đếm, tính gian, đánh tráo loại hàng hoặc dùng thủ đoạn gian dối khác gây thiệt hại nghiêm trọng cho khách hàng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.
2. Phạm tội nhiều lần hoặc thu lợi bất chính lớn thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng”.
Điều 156 “Bộ luật hình sự năm 2015” sửa đổi bổ sung quy định về tội sản xuất, buôn bán hàng giả:
“1. Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ ba mươi triệu đồng đến dưới một trăm năm mươi triệu đồng hoặc dưới ba mươi triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 153, 154, 155, 157, 158, 159 và 161 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm…”.
Tội lừa dối khách hàng là hành vi tội phạm được thực hiện do lỗi cố ý, người phạm tội biết rõ hành vi lừa dối khách hàng của mình là nguy hiểm cho xã hội nhưng vì vụ lợi vẫn cố tình thực hiện tội phạm. Động cơ phạm tội là vụ lợi và mục đích nhằm thu lợi bất chính. Tội lừa dối khách hàng xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, uy tín của doanh nghiệp.
Đối với tội sản xuất hàng giả là tội mà người phạm tội có hành vi sản xuất ra các loại hàng giả làm cho người mua bị nhầm lẫn hoặc để lừa dối người mua để thu lợi bất chính. Đặc trưng cấu thành tội sản xuất hàng giả là hàng giả phải nhằm làm cho người bị nhầm lẫn (việc người mua biết được hàng giả là ngoài ý muốn của người phạm tội). Điểm này phân biệt với việc làm hàng giả có tính chất bắt chước hàng thật phục vụ nhu cầu của người mua như làm răng giả (dùng trong nha khoa), hoa giả …; để thu lợi bất chính (đây là đặc điểm cơ bản không thể thiếu vì sản xuất hàng giả chi phí thấp nhưng tiêu thụ dễ và thu lợi cao do hàng thật bị làm giả thường là hàng hoá có uy tín, có giá trị và mãi lực cao trên thị trường); việc sản xuất hàng giả phải là trái phép. Tức là việc sản xuất đó không có giấy phép hoặc trái với nội dung giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Về mặt chủ quan, hai tội này đều được thực hiện do lỗi cố ý. Người phạm tội biết rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội nhưng vì vụ lợi vẫn cố tình thực hiện tội phạm. Động cơ phạm tội là vụ lợi và mục đích nhằm thu lợi bất chính.
Hai tội này có những điểm khác nhau sau đây:
* Mặt khách quan của tội phạm
– Tội lừa dối khách hàng: thể hiện ở hành vi gian dối trong bán hàng, kinh doanh dịch vụ nhằm thu lợi bất chính như cân, đong, đo, đếm sai; cố ý tính tiền sai; hàng chất lượng kém nhưng bán theo giá hàng chất lượng tốt; cố tình thay thế phụ tùng có giá trị thấp…làm cho khách hàng phải thanh toán số lượng tiền nhiều hơn giá trị hàng hóa, dịch vụ thực tế. Tội phạm được coi là hoàn thành nếu gây thiệt hại nghiêm trọng cho khách hàng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.
– Tội sản xuất, buôn bán hàng giả: Đối với tội buôn bán hàng giả là tội mà người phạm tội thực hiện một trong hai hành vi sau:
+ Hành vi mua hàng giả: Là hành vi dùng tiền, tài sản hoặc các giấy tờ có giá trị như tiền để đổi lấy sản phẩm, hàng hoá mà người mua biết đó là hàng giả để bán lại nhằm thu lợi bất chính.
+ Hành vi bán hàng giả: Là hành vi dùng sản phẩm, hành hoá mà người bán biết rõ là hành giả đưa ra thị trường để đổi lấy tiền, tài sản hoặc các giấy tờ có giá trị như tiền (tức hình thức mua bán) để thu lợi bất chính.
* Chủ thể
– Tội lừa dối khách hàng: là người từ đủ 16 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự. Đó có thể là người có những quyền hạn nhất định như nhân viên bán hàng, các kỹ thuật viên làm dịch vụ sửa chữa hoặc người bán hàng, kinh doanh tự do.
– Tội sản xuất, buôn bán hàng giả: là người từ đủ 16 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự bao gồm cả thương nhân hoặc người không phải là thương nhân.
– Tội lừa dối khách hàng:
+ Khung 1: quy định hình phạt cảnh cáo, phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm áp dụng đối với trường hợp gây thiệt hại nghiêm trọng cho khách hàng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
+ Khung 2: quy định hình phạt tù từ hai năm đến bảy năm áp dụng đối với trường hợp phạm tội nhiều lần hoặc thu lợi bất chính lớn.
+ Hình phạt bổ sung: người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng.
– Tội sản xuất, buôn bán hàng giả:
+ Phạt tù từ 6 tháng đến năm năm đối với các hành vi: gười nào sản xuất, buôn bán hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ ba mươi triệu đồng đến dưới một trăm năm mươi triệu đồng hoặc dưới ba mươi triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 153, 154, 155, 157, 158, 159 và 161 của “Bộ luật hình sự năm 2015” sửa đổi bổ sung hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm
+ Phạt tù từ ba năm đến mười năm đối với các hành vi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:
Có tổ chức;
Có tính chất chuyên nghiệp;
Tái phạm nguy hiểm;
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ một trăm năm mươi triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
Thu lợi bất chính lớn;
Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
+ Phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm đối với các hành vi phạm tội thuộc một trong các trường hợp:
Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
Thu lợi bất chính rất lớn hoặc đặc biệt lớn;
Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
+ Hình phạt bổ sung: phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm
Có thể thấy, hình phạt quy đinh đối với tội sản xuất, buôn bán hàng giả nặng hơn so với tội lừa dối khách hàng.
6. Phạm tội buôn bán hàng giả bị phạt tù bao nhiêu lâu?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư! Em có việc này nhờ luật sư tư vấn giúp. Chị em buôn báng hàng giả đã bị xử phạt hành chính. Lần này bị bắt và khởi tố theo Khoản 2 Điều 156 buôn bán hàng giả tương đương hàng thật có trị giá 256 triệu. Nhưng khi khám xét phương tiện lúc đó chị em chỉ buôn bán trị giá khoảng 32 triệu nhưng trong quá trình lấy lời khai chị em khai từ trước đến nay buôn bán khoảng 256 triệu. Như vậy chị em bị khởi tố theo Khoản 2 có đúng không?
Luật sư tư vấn:
Điều 156 “Bộ luật hình sự năm 2015” quy định về tội sản xuất, buôn bán hàng giả như sau:
“1. Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ ba mươi triệu đồng đến dưới một trăm năm mươi triệu đồng hoặc dưới ba mươi triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 153, 154, 155, 157, 158, 159 và 161 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
đ) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
e) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ một trăm năm mươi triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
g) Thu lợi bất chính lớn;
h) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
……”.
Theo như bạn trình bày, chị bạn buôn báng hàng giả đã bị xử phạt hành chính, lần này bị bắt và khi khám xét phương tiện lúc đó chị bạn chỉ buôn bán trị giá khoảng 32 triệu. Do đó trong trường hợp này, có căn cứ để cơ quan có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự đối với chị bạn với tội danh sản xuất, buôn bán hàng giả. Dựa vào chứng cứ thu thập được khi khám xét phương tiện thì cơ quan có thẩm quyền mới chỉ có căn cứ để khởi tố vụ án theo quy định tại Khoản 1 nêu trên.
Tuy nhiên nếu người phạm tội có tính chất chuyên nghiệp thì dù hàng giả tương đương hàng thật có giá trị dưới 100 triệu cũng sẽ bị khởi tố theo khoản 2 Điều 156 “Bộ luật hình sự 2015”. Theo hướng dẫn tại mục 5.1
Luật sư tư vấn pháp luật hình sự qua tổng đài:1900.6568
“5.1. Chỉ áp dụng tình tiết “phạm tội có tính chất chuyên nghiệp” khi có đầy đủ các điều kiện sau đây:
a. Cố ý phạm tội từ năm lần trở lên về cùng một tội phạm không phân biệt đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa được xóa án tích;
b. Người phạm tội đều lấy các lần phạm tội làm nghề sinh sống và lấy kết quả của việc phạm tội làm nguồn sống chính.”
Như vậy, nếu chị của bạn đã có hàng vi buôn bán hàng giả từ năm lần trở lên và lấy lợi nhuận từ việc buôn bán hàng giả này làm nguồn sống, nguồn thu nhập chính thì chị của bạn đã phạm tội theo khoản 2 Điều 156 “Bộ luật hình sự 2015”.