Căn cứ vào điều 102 BLTTDS thì tòa án có thể áp dụng biện pháp “cấm dịch chuyển quyền tài sản”“ đối với căn nhà.
Tóm tắt câu hỏi:
Ông A chết ngày 6/7/1998, vợ ông A là bà B chết ngày 10/10/1999. Ông bà A, B có các con là M, N, P và để lại tài sản trên diện tích đất là 200m2. Hiện tại, toàn bộ tài sản trên của ông bà A, B do M quản lý, sử dụng. Vì được biết anh M đang giao bán nhà đất trên cho X với giá 1,5 tỷ đồng nên ngày 12/3/2012 N, P đã khởi kiện yêu cầu
Hỏi :
N, P đã nộp đơn yêu cầu
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Căn cứ vào điều 102 BLTTDS thì tòa án có thể áp dụng biện pháp “cấm dịch chuyển quyền tài sản”“ đối với căn nhà.
Cũng theo Điều 109 BLTTDS năm 2004 có quy định cụ thể về biện pháp “Cấm dịch chuyển về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp” được áp dụng trong trường hợp có căn cứ cho thấy người đang chiếm hữa hoặc giữ tài sản đang tranh chấp có hành vi chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp cho người khác. Do đó trong trường hợp M đang rao bán căn nhà cho X thì N,P có quyền yêu cầu tòa án áp dụng biện pháp “cấm dịch chuyển quyền tài sản” đối với căn nhà.
* Thủ tục áp dụng biện pháp này được quy định tại điều 117, Điều 120 BLTTDS. Theo đó gồm các bước sau
– Trước hết, N,P (người làm đơn) gửi đến tòa án có thẩm quyền yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Trong đơn yêu cầu phải viết rõ ngày, tháng, năm làm đơn; Tên, địa chỉ của người có yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; Tóm tắt nội dung tranh chấp hoặc hành vi xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của mình (Cụ thể ở đây là hành vi bán nhà của anh M cho X); Lý do cần phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời ; Biện pháp khẩn cấp tạm thời phải được áp dụng với các yêu cầu cụ thể.
Bên cạnh đó, cùng với đơn, người yêu cầu cần cung cấp cho Tòa án chứng cứ đển chứng minh sự cần thiết phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời này.
– Thông thường, thẩm phán được phân công sẽ xem xét , giải quyết đơn của người yêu cầu trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận đơn nếu người yêu cầu không phải thực hiện biện pháp bảo đảm hoặc ngay sau khi người đó thực hiện biện pháp bảo đảm.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
* Đối với biện pháp khẩn cấp cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang có tranh chấp thì theo luật định người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời này phải thực hienj biện pháp bảo đảm, nghĩa là đương sự phải xuất trình bằng chứng chứng minh đã nộp một khoản tài sản đảm bảo (Do thẩm phán ấn định) tại ngân hàng, khi đó thẩm phán mới ra quyết định biện pháp khẩn cấp tạm thời. Khoản tài sản này (Tiền, kim loại quý, các giấy tờ có giá trị…) phải tương đương với nghĩa vụ tài sản mà người có nghĩa vụ phải thực hiện theo hướng dẫn tại mục 8 Nghị quyết số 02/2005/NQ-HĐTP hướng dẫn thi hành một số quy định tại chương VIII “Các biện pháp khẩn cấp tạm thời” của BLTTDS.
Trường hợp không chấp nhận yêu cầu thì thẩm phán phải
Đối với những tình thế khẩn cấp phải bảo vệ ngay bằng chứng, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra thì chánh án phải chỉ định ngay một thẩm phán giải quyết và thời hạn ra quyết định là 48h kể từ khi nhận đơn yêu cầu và các chứng cứ kèm theo. Nếu không chấp nhận yêu cầu thì thẩm phán đó cũng phải
* Đối với biện pháp khẩn cấp cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp thì thời hạn thực hiện biện pháp bảo đảm này không được quá 48h , kể từ thời điểm nộp đơn yêu cầu.