Quy định về tổ chức tang lễ cho cán bộ quân đội nghỉ hưu, người có công. Thủ tục xây mộ và kinh phí xây mộ đối tượng thuộc lễ tang cấp Nhà nước.
Nhằm tôn vinh, biết ơn, tưởng nhớ những công sức, công lao đóng góp vô giá cho Tổ quốc thiêng liêng của cán bộ quân đội nghỉ hưu, người có công với cách mạng. Đảng và Nhà nước ta luôn dành những quan tâm, tình cảm đặc biệt khi họ từ trần. Quy định về tổ chức tang lễ cho cán bộ quân đội nghỉ hưu, người có công hiện nay được hướng dẫn cụ thể tại các văn bản sau:
- Đăng tin buồn trên Báo Nhân dân và Báo Quân đội nhân dân
‘Điều 28. Đăng tin buồn trên Báo Nhân dân và Báo Quân đội nhân dân
1. Việc đăng tin buồn trên trang 8 Báo Nhân dân, thực hiện theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 20 Thông tư này. Việc đăng tin buồn trên Báo Quân đội, nhân dân thực hiện theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 20 Thông tư này.
Cục Chính sách thẩm định nội dung tin buồn.
2. Những nội dung khác thực hiện theo quy định tại Chương V Nghị định số 105/2012/NĐ-CP .’
Theo quy định về tổ chức tang lễ cho cán bộ quân đội nghỉ hưu, người có công thì có thể nói trong các khẩu chuẩn bị tổ chức cho buổi tang lễ được thành công, trọn vẹn thì khâu công việc cho chuẩn bị tin buồn, lời điếu, đưa tin, đăng tin buồn trên các phương tiện thông tin về Lễ tang. Việc đăng tin buồn sẽ được thân nhân của gia đình và ban tổ chức tang lễ đưa tin, đăng tin buồn trên trang báo thứ 8 Báo Nhân dân áp dụng cho các đối tượng là: Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động, Nghệ sĩ nhân dân, Nhà giáo nhân dân, Thầy thuốc nhân dân, người được Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật và Khoa học công nghệ, đảng viên được tặng thưởng Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng trở lên.
Trường hợp đưa tin, đăng tin buồn trên Báo Quân đội nhân dân khi các đối tượng từ trần gồm: Sĩ quan cấp Đại tá, Thượng tá hoặc giữ chức chỉ huy cấp sư đoàn, Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh và tương đương; cán bộ Quân đội. Tổng cục Chính trị giao cho Cục Chính sách chủ trì, theo dõi, kiểm tra, chủ trì đề xuất, phối hợp thẩm định nôi dung tin buồn trước khi đăng tin. Ngoài ra, cơ quan đã hoặc đang trực tiếp quản lý người từ trần; cấp ủy Đảng, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân ở địa phương quê hương hoặc nơi cư trú của người từ trần đứng tên để thông báo về Lễ tang trên các báo, đài phát thanh tại địa phương nơi người từ trần đang công tác hoặc nghỉ hưu.
- Đơn vị Quân đội phối hợp tham gia tổ chức Lễ tang
Căn cứ Thông tư số: 86/2016/TT-BQP ngày 20 tháng 6 năm 2016, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư Quy định và hướng dẫn tổ chức lễ tang đối với quân nhân, công nhân, viên chức quốc phòng; người làm công tác cơ yếu do Bộ Quốc phòng quản lý. Tại Điều 27 có quy định về đơn vị Quân đội phối hợp tham gia tổ chức Lễ tang như sau:
Quân nhân, công nhân, viên chức quốc phòng nghỉ hưu từ trần không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 26 Thông tư này, do cấp ủy, chính quyền địa phương chủ trì, phối hợp gia đình tổ chức Lễ tang theo quy định tại Nghị định số 105/2012/NĐ-CP. Đơn vị Quân đội phối hợp tham gia tổ chức Lễ tang, như sau:
– Đơn vị cũ (ở gần) và cơ quan quân sự địa phương sở tại cử cán bộ tham gia Ban Tổ chức Lễ tang và phối hợp tổ chức Lễ tang.
– Nội dung phối hợp tổ chức Lễ tang
+ Lễ tang tổ chức tại nhà tang lễ, nếu có Điều kiện thì có thể vận dụng thực hiện một số nội dung theo nghi thức quân đội, như: Tiêu binh, túc trực linh cữu, đơn vị danh dự, do cơ quan quân sự địa phương tham mưu, đề xuất và phối hợp với cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện; bảo đảm phù hợp với tình hình cụ thể và Điều kiện, khả năng của từng cơ quan, đơn vị, địa phương.
+ Lễ tang tổ chức tại gia đình: Thực hiện theo phong tục của địa phương; cơ quan quân sự địa phương và đơn vị cũ (nếu ở gần) tổ chức đoàn viếng.
Có thể thấy quy định trên là áp dụng tổ chức lễ tang đối với quân nhân nghỉ hưu cấp bậc từ đại tá trở xuống, không đủ nội dung áp dụng cho lễ tang đối với quân nhân có cấp bậc từ đại tá trở xuống và công nhân, viên chức quốc phòng đang công tác, lễ tang cấp cao, lễ tang cấp nhà nước. Thông tư 86/2016/TT-BQP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05 tháng 8 năm 2016 và thay thế Thông tư Liên tịch số 114/2005/TTLT-BQP-BNV ngày 01 tháng 8 năm 2005 của Bộ Quốc phòng – Bộ Nội vụ về hướng dẫn thực hiện tổ chức lễ tang đối với quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng hy sinh, từ trần. Các đối tượng sau đây nếu từ trần sẽ do đơn vị quản lý quân nhân trước khi nghỉ hưu (đơn vị cũ) chủ trì, Cơ quan quân sự địa phương chủ trì:
– Quân nhân nghỉ hưu từ trần có cấp bậc Đại tá hoặc có chức vụ nguyên là lãnh đạo, chỉ huy cấp cục, vụ, sư đoàn, Bộ Chỉ huy quân sự, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh và tương đương trở lên;
– Quân nhân nghỉ hưu từ trần là cán bộ Tiền khởi nghĩa; cán bộ hoạt động kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ được tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhất hoặc Huân chương Quân công hạng Nhất; Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; Anh hùng Lao động; Đại biểu Quốc hội; Nhà giáo nhân dân; Thầy thuốc nhân dân; Nghệ sĩ nhân dân; Giáo sư.
Nếu người từ trần không thuộc các trường hợp nêu trên thì sẽ do cấp ủy, chính quyền địa phương chủ trì, phối hợp gia đình tổ chức Lễ tang. Tổng cục Chính trị giao nhiệm vụ cho Cục Cán bộ để chỉ đạo tổ chức lễ tang đối với các đối tượng đang công tác hy sinh, từ trần thuộc thẩm quyền do mình quản lý và chủ trì đề xuất, phối hợp thực hiện những nội dung liên quan đến tổ chức Lễ tang cấp Nhà nước, Lễ tang Cấp cao do Quân đội chủ trì đối với cán bộ đang công tác hy sinh, từ trần theo quy định của pháp luật hiện hành.
- Đơn vị Quân đội chủ trì, phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương cùng gia đình tổ chức Lễ tang
Trong trường hợp khi cán bộ quân đội nghỉ hưu, người có công từ trần, nếu có đủ điều kiện sẽ tổ chức Lễ tang tại nhà tang lễ bệnh viện Quân đội ví dụ như bệnh viện trung ương quân đội 108. Tùy vào đối tượng và điều kiện cụ thể của cán bộ quân đội nghỉ hưu, người có công từ trần, đơn vị Quân đội quản lý cán bộ quân đội nghỉ hưu, người có công trước khi nghỉ hưu hoặc cơ quan quân sự địa phương, Ban chỉ huy quân sự các địa phương sẽ chủ trì, phối hợp với Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, UBND địa phương cùng gia đình tổ chức Lễ tang.
Thực hiện hướng dẫn theo Chương 5 Nghị định 105/2012/NĐ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2012, các phần công việc của lễ tang do Ban tổ chức lễ tang phối hợp với gia đình đưa tin buồn theo quy định trên, Ban Tổ chức Lễ tang được lập gồm các thành viên đại diện cho đơn vị, đoàn thể trong cơ quan nơi người từ trần đang công tác, đại diện gia đình và đại diện chính quyền địa phương nơi cán bộ quân đội nghỉ hưu, người có công từ trần sinh sống. Ban tổ chức lễ tang có trách nhiệm viết lời điếu có nội dung điếu văn chủ yếu nói về thân thế sự nghiệp, công lao đóng góp của người đã mất với Đảng, Nhà nước, cộng đồng và xã hội, công lao sinh thành dưỡng dục con cháu nội, ngoại trưởng thành, thể hiện sự trân trọng của Đảng, Nhà nước và nhân dân, cơ quan, đơn vị đối với công lao, cống hiến trong quá trình làm việc, hoạt động cách mạng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Nơi tổ chức Lễ tang và nơi an táng sẽ căn cứ điều kiện tùy từng cơ quan, đơn vị, địa điểm khác nhau và nguyện vọng của gia đình người từ trần mà tổ chức Lễ tang tại nhà tang lễ hoặc tại gia đình. An táng, đưa tiễn người mất về nơi an nghỉ cuối cùng tại nghĩa trang địa phương theo phong tục, tập quán hoặc hỏa táng, điện táng tại đài hóa thân hoàn vũ theo nguyện vọng của gia đình.
Khi trang trí lễ đài cần chú ý có phông nền đen, trên đó gắn ảnh người từ trần được đặt ở vị trí trang trọng, thiêng liêng và dòng chữ trắng ‘Vô cùng thương tiếc…“. Hương án và bàn thờ đặt trước và chính giữa phông nền đen, hai bên bàn thờ đặt cố định 02 vòng hoa của cơ quan và gia đình, dưới lễ đài có lư hương, tùy không gian tại gia đình hoặc bên trong nhà tang lễ có thể có thêm một số vật dụng phục vụ lễ tang như nến, hương, nước… miễn sao thật trang trọng và thiêng liêng. Linh cữu đặt chính giữa, đầu lĩnh cữu hướng về Lễ đài. Gia đình đứng phía bên trái phòng lễ tang theo hướng nhìn lên lễ đài để đáp lễ khách để viếng. Bố trí bàn thờ nhỏ đặt phía dưới, có bát hương để khách đến làm lễ viếng.
Về quy định vòng hoa viếng, Ban Tổ chức Lễ tang chuẩn bị 02 vòng hoa của cơ quan chủ quản và gia đình đặt cố định hai bên bàn thờ. Ban Tổ chức Lễ tang chuẩn bị 05 (năm) vòng hoa luân chuyển; trong thông báo tin buồn có ghi: Các đoàn đến viếng không mang vòng hoa, chỉ mang băng vải đen, kích thước 1,2 m x 0,2 m, với dòng chữ trắng “Kính viếng” dưới có dòng chữ nhỏ ghi tên cơ quan, tổ chức để gắn vào vòng hoa do Ban Tổ chức Lễ tang chuẩn bị.
Lễ viếng sẽ tùy theo điều kiện tại nhà tang lễ hoặc tại gia đình để có hình thức tổ chức Lễ tang phù hợp với phong tục, tập quán của địa phương, tôn giáo và hoàn cảnh gia đình của người từ trần. Trong thời gian tổ chức Lễ viếng tại gia đình không cử nhạc tang trước 06 giờ sáng và sau 22 giờ đêm; âm thanh bảo đảm không vượt quá độ ồn cho phép theo quy định; không sử dụng các nhạc khúc không phù hợp trong lễ tang. Trong quá trình tổ chức lễ viếng nhạc khúc, nhạc đám tang phải bảo đảm tính trang trọng, thiêng liêng và biết ơn. Ban tổ chức lễ tang thay mặt gia đình sẽ có lời giới thiệu các cơ quan, đoàn thể, đơn vị, bạn bè thân bằng cố hữu gần xa, bà con lối xóm… vào thắp hương và làm lễ viếng.
Lễ truy điệu, Lễ đưa tang và Lễ hạ huyệt thực hiện theo quy định tại Điều 43, Điều 44 và Điều 45 Nghị định 105/2012/NĐ-CP đảm bảo việc tổ chức lễ tang đối với người từ trần phải trang trọng, văn minh, kế thừa nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc, tiết kiệm phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của đất nước, của từng vùng.