Hiện nay, Nhà nước ta thực hiện việc quản lý đất đai của người dân bằng cách cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay gọi là sổ đỏ đối với nhà ở bình thường và sổ hồng đối với nhà chúng cư. Cùng tìm hiểu về tờ bản đồ là gì? Cách kiểm tra thông tin tờ bản đồ trên sổ đỏ?
Mục lục bài viết
1. Khái niệm của Tờ địa chính:
Thuật ngữ ” Tờ bản đồ” không có một quy định nào quy định chi tiết về vấn đề này. Nhưng thuật ngữ này được hình thành dựa trên thuật ngữ “Bản đồ địa chính” Theo đó thì có thể biết đến bản đồ địa chính là Bản đồ tỉ lệ lớn, lập theo ranh giới hành chính của từng xã, phường, thị trấn thể hiện từng thửa đất và số hiệu của thửa đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận. Về mặt quản lý nhà nước, bản đồ địa chính là cơ sở để triển khai việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; là một trong ba bộ phận hợp thành của hồ sơ địa chính gồm: bản đồ địa chính, sổ sách địa chính và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 3
2. Đặc điểm của Tờ địa chính:
Từ khái niệm về Bản đồ địa chính nêu ở trên thì có thể rút ra được bản đồ địa chính có các đặc điểm sau:
Thứ nhất, đơn vị hành chính để lập bản đồ là xã, phường, thị trấn.
Thứ hai, bản đồ thể hiện từng thửa đất theo mục đích sử dụng và chủ sử dụng; trong trường hợp một chủ sử dụng nhiều thửa đất liền kề thì các thửa đất đó vẫn được thể hiện riêng biệt trên bản đồ địa chính. Thứ ba, bản đồ địa chính phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận. Việc xác nhận không chỉ có giá trị với chủ sử dụng đất, mà quan trọng hơn chính là giá trị pháp lí của tờ bản đồ.
Như vậy, trong quá trình quản lí đất đai của nhà nước thì cần dựa vào bản đồ địa chính để xác định, bản đồ địa chính ở góc độ quản lý của nhà nước thì được hiểu là cơ sở để triển khai việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; là một trong ba bộ phận hợp thành của hồ sơ địa chính gồm: bản đồ địa chính, sổ sách địa chính và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Do đó, sổ được lập ra cho từng đơn vị cho các đơn vị xã, phường, thị trấn để ghi người sử dụng đất và các thông tin liên quan về sử dụng đất của người đó. Theo đó thì tờ bản đồ trong lĩnh vực đất đai được hiểu một cách đơn giản là Bản đồ tỉ lệ lớn, lập theo ranh giới hành chính của từng xã, phường, thị trấn thể hiện từng thửa đất và số hiệu của thửa đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận.
3. Cách kiểm tra thông tin tờ bản đồ trên sổ đỏ:
Trước khi tìm hiểu về cách kiểm tra thông tin của tờ bản đồ trên sổ đỏ thì chúng ta cần phải biết về khái niệm của sổ đó. Theo như quy định của luật học thì sổ đỏ được định nghĩa là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do Bộ Tài Nguyên và Môi Trường ban hành, để ghi nhận quyền sử dụng đất, trong đó có: Đất ở, đất nông nghiệp, đất rừng, đất giao thông, đất phi nông nghiệp…
Bên cạnh đó thì theo điều 03
Số tờ, số thửa (còn được gọi là số thứ tự thửa đất) theo Khoản 2 Điều 3 Theo
– Số thứ tự thửa đất là số tự nhiên dùng để thể hiện số thứ tự của thửa đất trên mảnh bản đồ địa chính, mảnh trích đo địa chính và được xác định là duy nhất đối với mỗi thửa đất trong phạm vi một mảnh bản đồ địa chính và mảnh trích đo địa chính đó.
– Thửa số hay số thửa là số hiệu của thửa đất trên bản đồ địa chính theo quy định về thành lập bản đồ địa chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
– Tờ bản đồ hay số tờlà số thứ tự tờ bản đồ địa chính có thửa đất cấp Giấy chứng nhận trong phạm vi mỗi đơn vị hành chính cấp xã.
– Số tờ, số thửa đất được in tại phần đầu trang thứ 2 của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ, sổ hồng) như hình bên trên.
Cách tra cứu số thửa đất, số tờ và thông tin quy hoạch đất đai trên sổ đỏ, sổ hồng thì kết cấu sổ đỏ, sổ hồng gồm có 4 trang:
Trang 1: Thông tin về người đứng tên trên sổ – Chủ sở hữu đất và các tài sản gắn liền với đất.
Trang 2: Thông tin về thửa đất, nhà ở và các tài sản gắn liền với đất.
Trang 3, 4:
Sơ đồ thửa đất, nhà ở, các tài sản gắn liền với đất, thông tin quy hoạch. Những thay đổi sau khi cấp giấy chứng nhận. Tùy thuộc vào mục đích, thông tin muốn tra cứu, tìm hiểu mà ta tập trung vào các nội dung, các trang khác nhau của sổ đỏ, sổ hồng. Với mục đích xem số tờ, số thửa đất và thông tin quy hoạch thì chúng ta sẽ đọc thông tin trong trang 2 và trang 3.
Thông tin về người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được ghi tại trang 1 của Giấy chứng nhận. Bao gồm thông tin cá nhân trong nước: Điểm a khoản 1 Điều 5
Hộ gia đình sử dụng đất được quy định theo điểm c khoản 1 Điều 5
Đối với tổ chức trong nước thì khi cấp Giấy chứng nhận cho tổ chức trong nước thì ghi tên tổ chức; tên giấy tờ, số và ngày ký, cơ quan ký giấy tờ pháp nhân; địa chỉ trụ sở chính của tổ chức được quy định theo điểm đ khoản 1 Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT.
Thông tin về thửa đất Điều 6 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT quy định thông tin về thửa đất được thể hiện tại trang 2 của Giấy chứng nhận gồm: Thửa đất số, tờ bản đồ số, địa chỉ thửa đất, diện tích, hình thức sử dụng, mục đích sử dụng, thời hạn sử dụng, nguồn gốc sử dụng.
Thông tin về nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được ghi tại trang 2 của Giấy chứng nhận đối với nhà ở riêng lẻ và căn hộ chung cư là khác nhau và được thể hiện như sau: Đối với nhà ở riêng lẻ bao gồm: loại nhà ở, diện tích xây dựng, diện tích sàn, hình thức sở hữu, cấp nhà ở, thời hạn sở hữu. Căn hộ chung cư bao gồm: loại nhà ở, tên nhà chung cư, diện tích sàn, hình thức sở hữu, thời hạn sở hữu, hạng mục được sở hữu chung ngoài căn hộ
Thông tin sang tên, thế chấp đối với trường hợp nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho, nhận thừa kế thì khi thực hiện thủ tục đăng ký biến động người sử dụng đất có quyền đề nghị cấp Giấy chứng nhận mới. Nếu không đề nghị cấp Giấy chứng nhận mới thì thông tin chuyển nhượng, tặng cho sẽ được ghi tại trang 3, trang 4 hoặc tại trang bổ sung (nếu trang 3, trang 4 đã ghi kín). Ngoài ra, việc thế chấp cũng chỉ có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính và thông tin thế chấp được thể hiện tại trang 3, trang 4 hoặc tại trang bổ sung (nếu trang 3, trang 4 đã ghi kín).
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Luật Đất đai năm 2013;
– Thông tư 23/2014/TT-BTNMT về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.