Kiểu pháp luật phong kiến là gì? Đặc điểm pháp luật phong kiến?

Pháp luật ra đời từ lâu và trở thành công cụ để quy định quy tắc xử sự đang tồn tại trong xã hội. Vậy, trong nhà nước phong kiến thì pháp luật được quy định và thể hiện như thế nào, đây là điều mà nhiều quý bạn đọc quan tâm tới. Pháp luật phong kiến là gì? Đặc điểm pháp luật phong kiến?

1. Kiểu pháp luật phong kiến là gì? 

Vào thế kỉ III trước Công nguyên pháp luật phong kiến ra đời ở Trung Quốc, vào khoảng thế kỉ V, ở Tây Âu và Ấn Độ, ở bán đảo Ả Rập và vùng Trung Á vào khoảng thế kỉ VII, ở Nga, Ba Lan, Ukraina và các dân tộc Xlavơ từ khoảng thế kỉ VỊ đến thế kỉ IX, X.

Kiểu pháp luật phong kiến được hiểu là kiểu pháp luật ra đời, tồn tại, phát triển và tiêu vong gắn liền với kiểu nhà nước phong kiến, với phương thức sản xuất phong kiến.

Nhà nước phong kiến ra đời đã đã nhận các quy tắc xử sự có trong xã hội dưới dạng các quy phạm pháp luật của nhà nước chủ nô, các quy tắc đạo đức, các phong tục tập quán, các tín điều tôn giáo nhưng các quy tắc, phong tục này phải phù hợp với ý chí nhà nước thành pháp luật, nghĩa là trở thành các quy tắc xử sự được Nhà nước đảm bảo thực hiện. 

Nhà nước ban hành ra các quy tắc xử sự mới để điều chỉnh được quan hệ xã hội mới thay thế các quy tắc xử sự không còn phù hợp với tình hình xã hội, ý chí của nhà nước và Nhà nước còn thừa nhận thêm các án lệ để là căn cứ giải quyết vụ việc tương tự. Pháp luật phong kiến được thể hiện thông qua tính giai cấp và tính giai cấp và tính xã hội. 

Pháp luật phong kiến là kiểu pháp luật chịu sự chi phối có tính chất quyết định của cơ sở kinh tế – xã hội do đó pháp luật phong kiến chủ yếu thể hiện ý chí của tầng lớp phong kiến, cụ thể: giai cấp địa chỉ, quý tộc phong kiến và các tăng lữ tôn giáo và thể hiện ý chí chung của toàn xã hội. Pháp luật phong kiến là công cụ nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội, giữ gìn trật tự xã hội phong kiến.

2. Đặc điểm pháp luật phong kiến:

Pháp luật phong kiến được xây dựng trên cơ sở chế độ sở hữu tư nhân của quý tộc phong kiến địa chủ về tư liệu sản xuất chủ yếu như ruộng đất và sự bóc lột nông dân thông qua chế độ thuế, tô. Pháp luật phong kiến được thể hiện thông qua các đặc điểm sau:

2.1. Pháp luật phong kiến xác lập và bảo vệ trật tự đẳng cấp, thừa nhận và bảo vệ những đặc quyền của các đảng cấp trong xã hội:

Pháp luật phong kiến đã góp phần thiết lập và bảo vệ trật tự đẳng cấp trong xã hội. Việc thiết lập và bảo vệ này được thể hiện thông qua việc phân chia con người trong xã hội thành nhiều đẳng cấp khác, biểu hiện rõ rệt nhất chính là việc trong một tổ chức, gia đình, cộng đồng thì có sự phân biệt thứ bậc rõ rệt. 

Pháp luật phong kiến công khai tuyên bố cho đẳng cấp cao hơn có những đặc quyền riêng nhất định, việc phân chia đặc quyền có thể phụ thuộc vào chức tước, danh vị, nguồn gốc xuất thân,… của mỗi con người. Trong pháp luật phong kiến thì vua hoàn toàn có quyền quyết định đối với mọi mặt của xã hội; các quý tộc, lãnh chúa, phong kiến, địa chủ, tăng lữ được pháp luật quy định các quyền quyết định đối với nông dân và ngược lại người nông dân vô quyền.

– Tại nhiều nơi diễn ra thực trạng: địa chỉ vừa làm nhà làm luật, vừa làm quan tòa, vừa là người thi hành bản án, là vị chúa tể có toàn quyền ở trong ấp mà người này quản lý,…

– Các bổng lộc, diện tích đất được phong cũng theo đẳng cấp nhất định.

– Cùng một tội phạm mà pháp luật quy định mức phạt khác cũng theo đẳng cấp, thứ bậc của người phạm tội và người bị hại.

Pháp luật phong kiến bảo vệ chế độ tư hữu về ruộng đất và chế độ bóc lột địa tô, bảo vệ ách thống trị về chính trị và tư tưởng của các giai cấp địa chủ phong kiến, tăng lữ,…

2.2. Pháp luật phong kiến dung túng việc sử dụng bạo lực và sự tùy tiện của những người quyền lực trong xã hội:

– Pháp luật phép địa chủ, quý tộc phong kiến có toàn quyền tra tấn, xét xử và áp dụng tất cả các hình phạt đối với nông dân mà không cần điều kiện.

– Pháp luật buộc chặt nông dân vào ruộng đất của địa chủ thông qua quy định ông dân chỉ được canh rác trên những mảnh đất ruộng nhất định và pháp luật cấm nông dân bỏ ruộng đất của chủ đi nơi khác đồng thời cấm chứa chấp nông dân khác đã bỏ trốn mà quay về. Trường bị bị bắt thì người nông dân này phải chịu sự xử lý của chủ.

– Pháp luật phong kiến cho phép mọi người trong xã hội có thể giải quyết tranh chấp với nhau bằng cách dùng bạo lực như đấu súng hoặc đấu gươm. Đơn cử pháp luật của vua Louis, nguyên cáo tuyên bố trước tòa, bị cáo phạm tội nào đó, bị cáo phản đối thì quan tòa cho hai bên đấu gươm. Đơn cử pháp luật của người Frison quy định kẻ bị đánh gây được bồi thường nửa xu.

2.3. Pháp luật phong kiếm thiếu tính thống nhất và pháp luật phong kiến chịu sự ảnh hưởng của tôn giáo và đạo đức phong kiến:

– Nhà nước phong kiến trong thời gian trị vì của mình thiếu hệ thống pháp luật có hiệu lực thốn nhất trong phạm vi toàn quốc. Bởi trong nhà nước phong kiến, pháp luật xuất hiện tại mỗi lãnh địa, mỗi địa phương và tại những nơi này pháp có pháp luật riêng của mình, các quy định của pháp luật có tính chất địa phương, nhỏ lẻ. Do đó, thực tế xảy ra tình trạng phép vua thua lệ làng, tình trạng thiếu quy định pháp luật phổ biến tại nhiều nhà nước phong kiến khá phổ biến.

Do ảnh hưởng sâu sắc và mạnh mẽ trong xã hội mà pháp luật phong kiến có nhiều quy định là sự thừa nhận và bảo vệ của tín điều của đạo Thiên Chúa, Nho giáo, đạo hồi,…

– Tại Châu Âu, Thiên chúa giáo được coi là quốc đạo và Kinh thánh chiếm vị trí cao hơn so với pháp luật và được đọc trịnh trọng tại các phiên toàn xét xử các tội phạm.

– Tại các nước Hồi giáo, đạo Hồi được coi là quốc đạo và Kinh Côran có hiệu lực trong đời sống xã hội còn cao hơn so với pháp luật nhà nước.

Quy định pháp luật phong kiến là sự thể chế hóa các quan niệm đạo đức phong kiến và pháp luật phong kiến còn lại sự thừa nhận các quy tắc đạo đức phong kiến. Đơn cử tại Việt Nam, Bộ luật Hồng Đức quy định các nghi thức tế lễ mà nhà vua mới được phép thực hiện; quy định các thủ tục cưới hỏi, ma túy, để tang người thân ngoài ra còn quy định sự tam tòng của người phụ nữ.

2.4. Pháp luật phong kiến quy định những hình phạt và các thi hành hình phạt dã man và đặc biệt hà khắc:

Pháp luật phong kiến quy định các hình phạt chủ yếu nhằm mục đích gây đau đớn về thể xác  và tinh thần cho con người, làm nhục, hạ thấp con người. Theo đó, pháp luật phong kiến quy định các hình phạt chặt đầu, dìm xuống nước, treo cổ, chôn sống, thiêu sống, thích chữ và mặt, chặt chân tay, nắm vào vạc dầu, cắt tai, khoét mắt, chặt chân tay,… được pháp luật quy định và áp dụng rộng rãi trong xã hội phong kiến.

Trong xã hội phong kiến, hình phạt tử hình được quy định và sử dụng phổ biến, và được áp dụng đối với hầu hết các tội phạm, hình phạt tử hình được thi hành rất dã man, hà khắc,… Đơn cử, hình phạt tử hình được quy định trong Bộ luật Hồng Đức như thắt cổ (giảo), chém (trảm), lăng trì, trảm khiêu; Trong Bộ luật Gia long còn quy định hình thức thi hành đối với án tử hình như: trảm, lăng trì, giảo, trảm khiêu, lục thi,… Ngoài ra, pháp luật cò quy định cách thi hành hình phạt đối với những người vô tội, điển hình pháp luật Việt Nam có hình phạt di di tam tốc theo Đại Việt sử ký toàn thư thì Nguyễn Trãi là người đã phải chịu hình phạt tru di tam tộc này, tại Trung Quốc quy định hình phạt tri di tam tộc, cửu tộc hình phạt cực kỳ hà khắc. Tại Bộ luật Sacxong đã có quy định các đối tượng của việc trả nợ máu chính là kẻ giết người và con trai người ấy, đây là thể hiện rõ nhất tính chất tàn bạo của pháp luật phong kiến thời bấy giờ.

3. Bản chất của pháp luật phong kiến:

Pháp luật phong kiến có nhiều tiến bộ hơn so với pháp luật chủ nô, nhưng bản chất vẫn còn lạc hậu, được điều chỉnh bởi các yếu tố sau: Điều kiện kinh tế, xã hội, quan hệ sản xuất.

Pháp luật thời kỳ này được xây dựng như một công cụ để địa chủ có thể giữ vững được trật tự xã hội mà địa chủ nắm quyền lực và chủ sản xuất. Do đó, pháp luật trong thời kỳ này thường thể hiện sự bất bình đẳng giữa các giai cấp.

Đồng thời pháp luật trong thời kỳ này cũng là công cụ để quản lý nhà nước và thực hiện những công việc chung của xã hội nhằm thực hiện chức năng của Nhà nước, ví dụ như: Bộ quốc triều hình luật của nhà Lê.

    5 / 5 ( 1 bình chọn )