Thông thường, nhiều người thường nghĩ đất đai, tiền tiết kiệm của người đã mất mới là những tài sản thuộc di sản thừa kế. Tuy nhiên, vấn đề được nhiều người thắc mắc đó là những khoản tiền tử tuất, tiền phúng viếng có phải là di sản thừa kế không?
Mục lục bài viết
1. Thế nào là tiền tử tuất, tiền phúng viếng?
1.1. Tiền tử tuất:
Tiền tử tuất được hiểu là một khoản tiền theo chế độ bảo hiểm xã hội chi trả cho thân nhân của người lao động tham gia lao động có đóng bảo hiểm xã hội và chết.
Tiền tử tuất bao gồm trợ cấp mai táng, trợ cấp tử tuất hàng tháng hoặc tuất một lần theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội. Trong đó:
* Trợ cấp mai táng: dành cho người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 60 tháng trở lên. Hay đối tượng là người đang hưởng lương hưu.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 66
Hiện nay, mức lương cơ sở là 1,49 triệu/tháng. Và từ 01/7/2023 trở đi, lương cơ sở đã tăng lên 1,8 triệu đồng/tháng.
* Trợ cấp tuất: là khoản tiền theo chế độ bảo hiểm xã hội đóng được cơ quan đóng bảo hiểm xã hội chi trả cho thân nhân người lao động sau khi chết đi. Trợ cấp tuất trả theo hai hình thức là theo hàng tháng và trả tuất một lần.
1.1.1. Trợ cấp tuất hàng tháng:
Đối tượng được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng:
+ Con chưa đủ 18 tuổi.
+ Con từ đủ 18 tuổi trở lên bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
+ Con được sinh khi người bố chết mà người mẹ đang mang thai.
+ Vợ từ đủ 55 tuổi trở lên hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên.
+ Vợ dưới 55 tuổi, chồng dưới 60 tuổi nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
+ Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc chồng, thành viên khác trong gia đình mà người lao động đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng nếu từ đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, 55 tuổi trở lên đối với nữ.
+ Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc chồng, thành viên khác trong gia đình mà người lao động đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng nếu dưới 60 tuổi đối với nam, dưới 55 tuổi đối với nữ và bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
Điều kiện được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng:
+ Thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm trở lên (chưa được hưởng bảo hiểm xã hội một lần).
+ Đang hưởng lương hưu.
+ Chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
+ Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng với mức suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.
Mức trợ cấp tuất hàng tháng:
Căn cứ tại Khoản 1 Điều 68
Mức trợ cấp tuất hàng tháng = 50% x mức lương cơ sở
Đối với trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng = 70% x mức lương cơ sở.
Trong đó, mức lương cơ sở hiện là 1,49 triệu đồng/tháng. Do đó, mức trợ cấp tuất hàng tháng cho mỗi thân nhân bằng 50% x 1.490.000 đồng/tháng = 745.000 đồng/tháng. Trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng bằng 70% x 1.490.000 đồng/tháng = 1.043.000 đồng/tháng.
1.1.2. Trợ cấp tuất một lần:
Điều kiện hưởng trợ cấp tuất một lần:
+ Người lao động chết không thuộc trường hợp thân nhân hưởng trợ cấp tuất hàng tháng.
+ Trường hợp người lao động chết nằm trong trường hợp được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng nhưng không có thân nhân đủ điều kiện hưởng.
+ Đủ điều kiện hưởng trợ cấp tuất hàng tháng có mong muốn được hưởng trợ cấp tuất một lần, ngoại trừ đối tượng con dưới 06 tuổi, con hoặc vợ hoặc chồng bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
+ Người nào chết không có thân nhân gồm con đẻ, con nuôi, vợ/chồng, cha/mẹ đẻ, cha/mẹ nuôi, cha vợ/chồng, mẹ vợ/chồng hoặc thành viên khác trong gia đình mà người lao động đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng thì khi đó trợ cấp tuất một lần thực hiện theo pháp luật về thừa kế.
Mức trợ cấp tuất một lần:
Căn cứ theo quy định tại Điều 70 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, mức trợ cấp tuất một lần được quy định như sau:
– Đối với người đang tham gia đóng bảo hiểm xã hội hoặc đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội thì thân nhận được hưởng như sau:
Mức trợ cấp tuất 1 lần = 1,5 x Mbqtl x Số năm đóng BHXH trước 2014 + 2 x Mbqtl x Số năm đóng BHXH sau 2014
Trong đó:
Mbqtl: được hiểu là mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Lưu ý: thời gian đóng bảo hiểm xã hội nếu như có tháng lẻ từ 01 – 06 tháng: tính là 6 tháng; còn thời gian từ 07 – 11 tháng được tính là 01 năm.
– Đối với người đang hưởng lương hưu chết thân nhân được hưởng chế độ sau:
Mức trợ cấp tuất 1 lần = 48 x Lương hưu – 0,5 x (Số tháng đã hưởng lương hưu – 2) x Lương hưu
Và mức trợ cấp tuất một lần thấp nhất sẽ bằng 03 tháng lương hưu đang hưởng.
1.2. Tiền phúng viếng:
Tiền phúng viếng là tiền sau khi một người chết đi thì người thân, bạn bè, hàng xóm, người quen sẽ đến phúng điếu một khoản tiền cho gia đình người có tang.
Phúng là nói những lễ vật mang đến để cúng cho người chết, có thể là trái cây, nhang đèn, vòng hoa, cũng có thể là tiền bạc,…Đây là sự hỗ trợ về mặt vật chất, phụ giúp chi phí tang ma cho gia quyến.
2. Tiền tử tuất, tiền phúng viếng có phải là di sản thừa kế không?
Theo quy định tại Điều 612
– Tài sản riêng gồm những phần tài sản có trước khi người đó kết hôn; hay những tài sản được tặng cho riêng, được thừa kế riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản thuộc sở hữu riêng của một người mà người đó không có vợ, chồng;…
– Tài sản chung với người khác là phần tài sản chung theo phần trong khối tài sản chung của vợ, chồng hoặc với người khác.
Thứ nhất, về tiền tử tuất:
Về mặt bản chất, tiền tử tuất là một khoản tiền do cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả dành cho thân nhân của người lao động tham gia đóng bảo hiểm xã hội mà chết đi.
Bên cạnh đó như trên phân tích di sản bao gồm tài sản riêng của người chết hoặc phần tài sản trong khối tài sản chung với người khác.
Do đó, tiền tử tuất không phải là di sản thừa kế bởi đây là khoản tiền do quỹ bảo hiểm xã hội chi trả cho người thân của người tham gia bảo hiểm xã hội chết đi. Đây không được coi là khoản tiền thuộc tài sản của người chết để lại.
Tuy nhiên, có trường hợp tiền tử tuất vẫn được coi là di sản thừa kế được quy định tại Khoản 4 Điều 69 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, cụ thể là:
Nếu như người lao động tham gia đóng bảo hiểm xã hội không có thân nhân gồm con đẻ, con nuôi, vợ/chồng, cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, cha mẹ vợ, cha mẹ chồng hoặc thành viên khác mà người lao động có nghĩa vụ nuôi dưỡng thì khi đó, tiền trợ cấp tuất một lần được thực hiện theo quy định của pháp luật về thừa kế. Do vậy, chỉ có một trường hợp trên duy nhất được coi là di sản thừa kế.
Thứ hai, về tiền phúng viếng:
Di sản thừa kế bao gồm tài sản riêng của người chết để lại hoặc tài sản của họ nằm trong khối tài sản chung với người khác. Thời điểm mở thừa kế được coi là thời điểm của người có tài sản chết gồm thời điểm chết sinh học hoặc chết pháp lý (quy định tại Khoản 1 Điều 611
Còn thực tế, tiền phúng viếng là phần tiền có được sau thời điểm mở thừa kế, nó không được coi là tài sản của người chết nên không được coi là di sản thừa kế.
Hiện nay, trong các gia đình tiền phúng viếng sẽ dùng cho việc chi trả các khoản chi phí mai táng người chết; nếu như sau khi chi phí còn thừa thì phần tiền đó sẽ thuộc về gia đình của người chết. Theo quy định tại Điều 658 Bộ luật dân sự năm 2015 cũng quy định về nguyên tắc, chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng được trích từ di sản thừa kế của người đã mất.
Dạo gần đây, việc anh em trong nhà tranh chấp tiền phúng viếng xảy ra không ít, xuất phát từ lợi ích cá nhân mà không thể đi đến thỏa thuận chung. Do đó, việc tiền phúng viếng trong gia đình nên có sự thỏa thuận cụ thể để bảo đảm yên ổn trong gia đình.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Bộ luật dân sự năm 2015.
Luật bảo hiểm xã hội năm 2014.