Tiền mai táng phí có phải là di sản thừa kế. Di sản thừa kế gồm những tài sản gì.
1. Cơ sở pháp lý:
2. Luật sư tư vấn:
Di sản thừa kế là tài sản của người chết để lại cho người còn sống. Theo quy định tại Điều 634 “Bộ luật dân sự năm 2015” thì:
“Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người khác”.
Di sản thừa kế là tài sản thuộc quyền sở hữu của người để lại di sản khi còn sống. Tài sản theo quy định tại Điều 163 “Bộ luật dân sự 2015”:
“Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản”.
Thành phần di sản bao gồm các loại tài sản khác nhau và không bị hạn chế về số lượng, giá trị.
Tài sản riêng của người chết được xác định khi người đó còn sống, có quyền sở hữu tài sản của mình một cách độc lập và tự do chiếm hữu, sử dụng, định đoạt theo ý chí của mình mà không lệ thuộc theo ý chỉ của chủ thể khác trên cơ sở tuân theo các quy định của pháp luật. Phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người khác bao gồm: người chết là đồng sở hữu chung hợp nhất tài sản chung với vợ hoặc chồng; người chết là sở hữu chung hợp nhất theo phần đối với tài sản chung với người khác. Các quyền tài sản khác của người chết để lại là di sản thừa kế gồm quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, các khoản tiền bồi thường thiệt hại về sức khỏe, tính mạng, tiền bảo hiểm, các quyền tài sản khác phát sinh từ hợp đồng hoặc từ các căn cứ phát lý khác,… là di sản thừa kế của người đó. Quyền sở hữu cá nhân là cơ sở chủ yếu để xác định di sản thừa kế của các nhân sau khi qua đời. Những loại tài sản này mà một ngời khi còn sống có quyền sở hữu và khi người đó chết thì những tài sản này là di sản thừa kế, được đem chia thừa kế theo di chúc và theo pháp luật. Trong trường hợp nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại lớn hơn hoặc ngang bằng với giá trị di sản của nguười này để lại thì khi đó không còn di sản để chia thừa kế.
Về bản chất, tiền mai táng phí là một khoản tiền thuộc quyền sở hữu của người chết. Đó là một loại tài sản được xác định (tiền VND) nên hoàn toàn thỏa mãn yêu cầu là di sản thừa kế. Khoản tiền này tồn tại nhưng không xuất hiện khi người đó còn sống mà chỉ xuất hiện khi người đó chết để chi trả cho việc làm lễ mai táng của người đó: mua quan tài, đèn, hương, vòng hoa, làm cỗ,…với mục đích là chia buồn cùng tang gia.
>>> Luật sư
Trong đa số các trường hợp, khoản tiền hỗ trợ mai táng phí sẽ được dùng hết và không còn để chia thừa kế nhưng về bản chất nó vẫn là di sản thừa kế.
Thông thường, khi một người chết thì thân nhân hoặc tổ chức xã hội sẽ đứng ra làm lễ mai táng. Số tiền trợ cấp mai táng này sẽ được ưu tiên đầu tiên chi trả cho người trực tiếp bỏ chi phí đứng ra tổ chức lễ mai táng sau đó. Trong trường hợp người chết để đã lại một phần tài sản dùng để mai táng hoặc dùng không hết số tiền hỗ trợ mai táng thì tiền mai táng sẽ được dùng để thực hiện các nghĩa vụ tài sản khác. Sau được dùng để thực hiện hết các nghĩa vụ tài sản của người chết mà vẫn còn thì số tiền hỗ trợ mai táng đó có thể được đem ra để chia thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật.
Tiền mai táng phí được Nhà nước hỗ trợ theo trình tự, thủ tục nhất định và người còn sống hoàn toàn có thể xác lập quyền sở hữu của mình đối với khối tài sản này. Chẳng hạn, nếu người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 60 tháng trở lên mà mất sẽ được nhận trợ cấp mai táng. Trong trường hợp như vậy, người còn sống hoàn toàn có căn cứ xác lập quyền sở hữu với tài sản này, có thể định đoạt số tài sản này sau khi chết nên chi phí mai táng hoàn có thể trở thành di sản thừa kế theo Điều 634 của “Bộ luật dân sự năm 2015”.