Thương binh bị mắc bệnh tâm thần có được hưởng thêm trợ cấp gì không? Chế độ trợ cấp cho người mắc bệnh tâm thần.
Thương binh bị mắc bệnh tâm thần có được hưởng thêm trợ cấp gì không? Chế độ trợ cấp cho người mắc bệnh tâm thần.
Tóm tắt câu hỏi:
Bố tôi là thương binh diện 61% và đang được hưởng trợ cấp. Nhưng gần đây bố tôi bị mắc bệnh tâm thần. Vậy luật sư cho tôi hỏi, bố tôi có được hưởng thêm chế độ trợ cấp nào không? Nếu được hưởng thì phải làm hồ sơ như thế nào?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
Luật người khuyết tật năm 2010
2. Nội dung tư vấn:
Theo thông tin bạn cung cấp thì bố bạn đang là thương binh diện 61% và đang được hưởng trợ cấp, nên trong trường hợp gần đây bố bạn bị mắc bệnh tâm thần do vết thương tái phát thì gia đình bạn có thể làm hồ sơ giám định lại vết thương thì có thể bố bạn sẽ được nhận mức trợ cấp mới do tỉ lệ suy giảm khả năng lao động mới được giám định lại hoặc trong trường hợp bố bạn bị tâm thần mà không phải do vết thương cũ tái phát thì bố bạn có thể được nhận trợ cấp xã hội dành cho người khuyết tật.
Trường hợp 1: Bố bạn bị mắc bệnh tâm thần do vết thương tái phát
Căn cứ Khoản 4 Điều 30 Nghị định 31/2015/NĐ-CP quy định về trường hợp giám định lại thương tật của thương binh và không được giám định lại thương tật như sau:
4. Thương binh đã giám định có vết thương sau đây tái phát thì được giám định lại:
a) Vết thương sọ não bị khuyết xương sọ hoặc còn mảnh kim khí trong sọ gây biến chứng dẫn đến rối loạn tâm thần hoặc liệt;
…
5. Không giám định lại những trường hợp sau:
a) Thương binh đã được giám định do vết thương cũ tái phát;
b) Thương binh loại B.
Căn cứ vào Khoản 12 Điều 1 Pháp lệnh 04/2012/UBTVQH13 quy định về khái niệm thương binh loại B như sau:
3. Thương binh loại B là quân nhân, công an nhân dân bị thương làm suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên trong khi tập luyện, công tác đã được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền công nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 1993.
Do đó trong trường hợp bố bạn là thương binh loại B thì bố bạn sẽ không được giám định lại thương tật còn trong trường hợp bố không thuộc diện là thương binh loại B thì gia đình bạn làm hồ sơ giám định thương tật. Bạn có thể tham khảo Nghị định 20/2015/NĐ-CP quy định về mức trợ cấp đối với thương binh có tỉ lệ suy giảm khả năng lao động quy định tại Phụ lục 2 Nghị định này.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 1900.6568
Căn cứ vào Điều 19 Thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH quy định về hồ sơ giám định lại thương tật do vết thương cũ tái phát như sau:
Điều 19. Hồ sơ giám định lại thương tật do vết thương cũ tái phát
1. Đơn đề nghị giám định lại thương tật.
2. Bản sao bệnh án điều trị vết thương tái phát của bệnh viện cấp huyện trở lên, trường hợp phẫu thuật phải có phiếu phẫu thuật của bệnh viện cấp huyện trở lên.
3. Biên bản giám định lại thương tật của Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền.
4. Quyết định điều chỉnh chế độ ưu đãi của cơ quan có thẩm quyền.
+ Theo đó, gia đình bạn sẽ làm đơn đề nghị giám định lại thương tật gửi Sở Lao động – Thương binh và Xã hội kèm bản sao bệnh án điều trị vết thương tái phát. Trường hợp phải phẫu thuật thì kèm phiếu phẫu thuật.
+ Khi có biên bản giám định lại thương tật, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày kể từ ngày tiếp nhận sẽ có trách nhiệm ra quyết định điều chỉnh chế độ ưu đãi.
Trường hợp 2: Bố bạn bị tâm thần mà không phải do vết thương cũ tái phát
Trường hợp bố bạn bị bệnh tâm thần không phải do vết thương cũ tái phát thì mức độ khuyết tất được xác định đối với trường hợp của bố bạn là người khuyết tật đặc biệt nặng do không thể thực hiện được việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày.
Căn cứ vào Điều 44 Luật người khuyết tật năm 2010 quy định về trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng như sau:
1. Đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng bao gồm:
a) Người khuyết tật đặc biệt nặng, trừ trường hợp quy định tại Điều 45 của Luật này;
b) Người khuyết tật nặng.
2. Đối tượng được hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng bao gồm:
a) Gia đình có người khuyết tật đặc biệt nặng đang trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc người đó;
b) Người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật đặc biệt nặng;
c) Người khuyết tật quy định tại khoản 1 Điều này đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi.
3. Người khuyết tật quy định tại khoản 1 Điều này là trẻ em, người cao tuổi được hưởng mức trợ cấp cao hơn đối tượng khác cùng mức độ khuyết tật.
4. Mức trợ cấp xã hội hàng tháng, mức hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng đối với từng loại đối tượng theo quy định tại Điều này do Chính phủ quy định.
Bạn có thể tham khảo thêm Nghị định 136/2013/NĐ-CP và Nghị định 28/2012/NĐ-CP quy định về mức trợ cấp và hệ số trợ cấp:
+ Mức chuẩn trợ cấp, trợ giúp xã hội (sau đây gọi chung là mức chuẩn trợ giúp xã hội) là 270.000 đồng
+ Hệ số tính mức trợ cấp xã hội hàng tháng đối với người khuyết tật sống tại hộ gia đình được quy định như sau: Hệ số hai (2,0) đối với người khuyết tật đặc biệt nặng;
Thủ tục xác nhận mức độ khuyết tật được quy định tại Điều 18 Luật người khuyết tật 2010 quy định như sau:
1. Khi có nhu cầu xác định mức độ khuyết tật, người khuyết tật hoặc người đại diện hợp pháp của người khuyết tật gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người khuyết tật cư trú.
2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đơn đề nghị xác định mức độ khuyết tật, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm triệu tập Hội đồng xác định mức độ khuyết tật, gửi thông báo về thời gian xác định mức độ khuyết tật cho người khuyết tật hoặc người đại diện hợp pháp của họ.
3. Hội đồng xác định mức độ khuyết tật tổ chức việc xác định mức độ khuyết tật, lập hồ sơ xác định mức độ khuyết tật và ra kết luận.
4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có kết luận của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã niêm yết và thông báo công khai kết luận của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật và cấp giấy xác nhận khuyết tật.
5. Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chi tiết trình tự, thủ tục, hồ sơ xác định mức độ khuyết tật quy định tại Điều này.
Trong trường hợp này của bạn, người đại diện hợp pháp trong gia đình bạn gửi đơn lên UBND xã nơi gia đình cư trú để đề nghị xác định mức độ khuyết tật.
Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp xã hội bao gồm:
+Tờ khai thông tin của người khuyết tật theo mẫu quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
+ Bản sao Giấy xác nhận khuyết tật;
+ Bản sao Sổ hộ khẩu;
+ Bản sao Giấy khai sinh hoặc chứng minh nhân dân;