Thuế suất là một khía cạnh quan trọng trong hệ thống thuế của mỗi quốc gia, thuế suất đóng vai trò quan trọng trong quá trình xác định mức đóng góp của mỗi cá nhân vào ngân sách quốc gia (trong đó có Việt Nam). Vậy thuế suất bình quân là gì? và cách tính thuế suất bình quân như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Thuế suất bình quân là gì?
Thuế là một trong những nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước, thuế giúp cho nhà nước có nguồn vốn vững chắc để đầu tư vào các lĩnh vực quan trọng, thế cũng được xem là một trong những công cụ để điều tiết nền kinh tế và phân phối lại thu nhập trong xã hội. Vì vậy thuế là một khoản tiền bắt buộc cần người dân cần phải nộp cho bất kỳ nhà nước nào. Trong lịch sử, thuế có lẽ được hình thành từ thời cổ đại, nó đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình duy trì quyền lực của nhà nước, trong đó bao gồm quyền lực chính trị và quyền lực kinh tế, góp phần thực hiện tốt nhất các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước. Chính vì vậy thuế được coi là công cụ để điều chỉnh các mục tiêu theo hướng vĩ mô và phân phối tập trung lại nguồn thu nhập trong xã hội. Thuế suất được đặt ra để đảm bảo sự công bằng và bình đẳng trong xã hội.
Trước hết, thuế được xem là một khoản thu nhập quan trọng của ngân sách quốc gia, thuế là khoản thu nộp mang tính chất bắt buộc của mỗi tổ chức và cá nhân trong xã hội, thuế là nghĩa vụ của các chủ thể trong xã hội cần phải nộp cho nhà nước khi đáp ứng được đầy đủ điều kiện nhất định. Hầu hết các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam đều có một hệ thống thuế để trả cho nhu cầu của mỗi quốc gia, các cơ quan chức năng có liên quan sẽ có nhiệm vụ nhất định trong vấn đề thu thuế để nộp vào ngân sách nhà nước, tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước và phục vụ cho nhu cầu chung của xã hội.
Thuế suất là một phần quan trọng của thuế, thuế suất là căn cứ mức thuế bắt buộc phải nộp dựa trên một đơn vị xác định giá trị của mức thuế phải đóng đối với một loại đối tượng chịu thuế nhất định, thuế suất có thể được thực hiện thông qua tỷ lệ phần trăm, tùy thuộc vào từng chủ thể khác nhau và điều kiện có liên quan, mức thuế suất được áp dụng cũng sẽ khác nhau. Thuế suất hiện nay bao gồm hai loại, trong đó có thuế suất tỷ lệ và thuế suất định mức. Cụ thể:
– Thuế suất tỷ lệ xác định mức thuế cần phải thu theo tỷ lệ phần trăm của đối tượng tính thuế;
– Thuế suất cố định xác định mức thuế cần phải thu theo số thu cụ thể. Ví dụ như mức thu thuế của một hộ kinh doanh cá thể, được áp dụng bằng một số cụ thể hằng năm, hàng tháng hoặc hàng quý.
Hiện nay có sáu loại thuế suất được sử dụng thường xuyên bao gồm:
– Thuế suất thuế thu nhập cá nhân;
– Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp;
– Thuế suất thuế giá trị gia tăng;
– Thuế suất thuế bảo vệ môi trường;
– Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt;
– Thuế suất thuế xuất nhập khẩu.
Thuế suất bình quân cũng là một trong những loại thuế suất quan trọng. Mặc dù pháp luật hiện nay chưa có điều luật cụ thể đưa ra khái niệm về thuế suất bình quân, tuy nhiên có thể hiểu thuế suất bình quân như sau:
Thuế suất bình quân (trong tiếng Anh còn được gọi là average rate of tax) là tỷ trọng thu nhập bắt buộc phải nộp thuế trong tổng thu nhập (chưa trừ đi các khoản chi phí phải khấu trừ). Tuy nhiên, khái niệm thuế suất bình quân cũng có thể được áp dụng cho các loại thuế khác, chẳng hạn như thuế đánh vào các loại tài sản, thuế hàng hóa …
2. Cách tính thuế suất bình quân?
Theo như phân tích nêu trên thì có thể hiểu, thuế suất bình quân là loại tỷ trọng thu nhập bắt buộc phải nộp thuế trong tổng thu nhập phát sinh (trong đó chưa trừ đi các khoản chi phí phải khấu trừ). Mặc dù pháp luật chưa có quy định cụ thể nhưng thuế suất bình quân là một trong những loại thuế suất đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bản chất của thuế suất bình quân đó là loại thuế suất này sẽ thay đổi dựa trên số tiền thu nhập nhận được trong kỳ tính thuế. Công thức tính thuế suất bình quân sẽ được áp dụng như sau:
Thuế suất bình quân = thuế phải trả / thu nhập chịu thuế.
Ví dụ: Nếu A trả 3000 đô la cho thu nhập 25.000 đô la, thuế suất bình quân của A trong trường hợp này sẽ được xác định là 12%.
3. Thuế suất có những vai trò cơ bản gì?
Nhìn chung thì có thể hiểu, thuế suất là mức thuế bắt buộc phải nộp trên đơn vị xác định giá trị của mức thuế phải đóng đối với một đối tượng phải chịu thuế nhất định. Thuế suất được thể hiện thông qua tỷ lệ phần trăm tùy thuộc vào điều kiện của từng loại chủ thể hoặc tùy thuộc vào điều kiện có liên quan khác để đánh giá, xác định mức thuế suất sẽ được áp dụng, vì vậy theo từng trường hợp khác nhau thì mức thuế suất áp dụng cũng sẽ khác nhau. Thuế nói chung và thuế suất nói riêng có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội. Cụ thể, vai trò của thuế và thuế suất đối với sự phát triển của kinh tế xã hội được thể hiện như sau:
Thứ nhất, giúp ổn định thị trường và điều kiện kinh tế. Thuế suất là một phần của thuế, thuế tham gia vào quá trình điều tiết nền kinh tế bao gồm hai mặt đó là mặt kích thích và mặt hạn chế. Thông qua thuế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ linh hoạt điều chỉnh được các chính sách thuế trong từng thời kỳ nhất định, từ đó hướng tới mục tiêu tác động vào cung cầu, điều chỉnh nhu cầu kinh tế của xã hội, đây là mộttrong những đặc trưng vốn có không thể thiếu của nền kinh tế thị trường.
Thứ hai, tạo ra nguồn thu nhập cho ngân sách nhà nước. Nhìn chung, thuế và thuế suất góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Đây được xem là khoản thu nhập quan trọng và mang tính ổn định lâu dài, khi nền kinh tế ngày càng phát triển thì nguồn thu liên quan đến thuế ngày càng gia tăng. Bên cạnh đó, nguồn thu từ thuế vào ngân sách nhà nước sẽ chỉ được sử dụng để đáp ứng cho nhu cầu chi tiêu công cộng của nhà nước, không được phép sử dụng nguồn thu đó cho mục đích chi tiêu cá nhân. Bên cạnh đó, nguồn thu từ thuế được xem là một phần quan trọng phục vụ cho hoạt động của bộ máy nhà nước, vì vậy thuế cũng là một nguồn ngân sách cung cấp và hỗ trợ cho quá trình vận hành bộ máy nhà nước, đại bộ phận còn lại sẽ được chi cho quá trình đầu tư phát triển, chi cho văn hóa nghệ thuật thông tin, chi cho y tế và giáo dục, chi cho thể dục thể thao, tài trợ cho các hoạt động xã hội, nghiên cứu khoa học. Các cá nhân hoặc các công ty khi có thu nhập sẽ nộp một phần tiền vào ngân sách nhà nước theo mức thuế suất mà mình phải chịu. Khi có nhu cầu cải thiện các công trình công cộng thì sẽ sử dụng nguồn thu ấy để chi trả và hỗ trợ.
Thứ ba, đảm bảo cơ cấu kinh tế, giúp nền kinh tế đất nước phát triển theo đúng định hướng ban đầu, nhà nước hoạt động một cách Hổn định và lâu dài. Góp phần thực hiện chức năng kiểm kê, kiểm soát, quản lý hướng dẫn và khuyến khích cho quá trình phát triển mở rộng sản xuất, mở rộng lưu thông đối với tất cả các thành phần kinh tế theo định hướng mà nhà nước đã đưa ra, đặc biệt là theo định hướng thị trường, góp phần tích cực vào việc điều chỉnh kinh tế và cân đối các chính sách kinh tế trong nền kinh tế quốc dân. Đồng thời, nó còn giúp đảm bảo công bằng xã hội. Thuế và thuế suất giúp điều tiết chênh lệch thu nhập giữa người giầu và người nghèo, cân bằng việc trợ cấp và cung cấp hàng hóa công cộng, tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi cho người dân khi gặp hoàn cảnh khó khăn, tạo ra sự công bằng và bình đẳng trong xã hội vì đây là nghĩa vụ chung của người dân. Vì vậy, hiểu biết về thuế và thuế suất sẽ nâng cao trách nhiệm của công dân đối với nhà nước trong thời đại hiện nay.
THAM KHẢO THÊM: