Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
  • Tổng đài Luật sư
  • Dịch vụ Luật sư
  • Biểu mẫu
    • Biểu mẫu Luật
    • Biểu mẫu khác
  • Văn bản pháp luật
  • Kinh tế tài chính
  • Giáo dục
  • Bạn cần biết
    • Từ điển pháp luật
    • Thông tin địa chỉ
    • Triết học Mác-Lênin
    • Hoạt động Đảng Đoàn
    • Tư tưởng Hồ Chí Minh
    • Tư vấn tâm lý
    • Các thông tin khác
  • Liên hệ
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ » Tư vấn pháp luật » Kinh doanh cọc tre thì chịu thuế suất thuế giá trị gia tăng bao nhiêu?

Tư vấn pháp luật

Kinh doanh cọc tre thì chịu thuế suất thuế giá trị gia tăng bao nhiêu?

  • 05/07/202105/07/2021
  • bởi Thạc sỹ Đinh Thùy Dung
  • Thạc sỹ Đinh Thùy Dung
    05/07/2021
    Tư vấn pháp luật
    0

    Thuế giá trị gia tăng là gì? Kinh doanh cọc tre thì chịu thuế suất thuế giá trị gia tăng bao nhiêu?

    Theo quy định của pháp luật hiện hành thì các cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam nhưng không phân biệt ngành nghề, hình thức tổ chức kinh doanh thì sẽ có nghĩa vụ nộp các loại thuế theo quy định của pháp luật. Trong đó, đối với những trường hợp pháp luật quy định thì các cơ sở kinh doanh phải nộp thuế bao gồm cả thuế giá trị gia tăng. Vậy thuế giá trị gia tăng được tính như thế nào và  khi kinh doanh cọc tre thì chịu thuế suất thuế giá trị gia tăng bao nhiêu?

    Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568

    – Cơ sở pháp lý: 

    + Luật thuế giá trị gia tăng 2008

    + Thông tư 219/2013/TT-BTC hướng dẫn Luật thuế giá trị gia tăng và Nghị định 209/2013/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

    + Thông tư 26/2015/TT-BTC hướng dẫn thuế giá trị gia tăng và quản lý thuế tại Nghị định 12/2015/NĐ-CP, sửa đổi Thông tư 39/2014/TT-BTC về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ do Bộ Tài chính ban hành.

    1. Thuế giá trị gia tăng là gì?

    Tại Điều 2 Luật thuế giá trị gia tăng 2008, quy định về thuế giá trị gia tăng, cụ thể: ” Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.”

    Qua đó, có thể hiểu, thuế giá trị gia tăng là phần thuế được tính dựa trên phần giá trị tăng thêm mà không phải được tính với toàn bộ giá trị hàng hoá, dịch vụ. Về bản chất, thuế giá trị gia tăng là loại thuế gián thu, được cộng vào giá bán hàng hóa, dịch vụ và do người tiêu dùng trả khi sử dụng sản phẩm đó. Người trực trực tiếp thực hiện nghĩa vụ đóng thuế với Nhà nước lại là đơn vị sản xuất, kinh doanh tuy nhiên thì người tiêu dùng mới là là chủ thể chi trả thuế giá trị gia tăng.

    – Căn cứ tính thuế giá trị gia tăng là giá tính thuế và thuế suất.

    – Căn cứ Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC hướng dẫn Luật thuế giá trị gia tăng và Nghị định 209/2013/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành  và Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC hướng dẫn thuế giá trị gia tăng và quản lý thuế tại Nghị định 12/2015/NĐ-CP, sửa đổi Thông tư 39/2014/TT-BTC về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ do Bộ Tài chính ban hành quy định những trường hợp không chịu thuế giá trị gia tăng bao gồm những trường hợp như sau:

    – Đó là sản phẩm trồng trọt (bao gồm cả sản phẩm rừng trồng), chăn nuôi, thủy sản, hải sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu.

    – Các sản phẩm mới qua sơ chế thông thường là sản phẩm mới được làm sạch, phơi, sấy khô, bóc vỏ, xay, xay bỏ vỏ, xát bỏ vỏ, tách hạt, tách cọng, cắt, ướp muối, bảo quản lạnh (ướp lạnh, đông lạnh), bảo quản bằng khí sunfuro, bảo quản theo phương thức cho hóa chất để tránh thối rữa, ngâm trong dung dịch lưu huỳnh hoặc ngâm trong dung dịch bảo quản khác và các hình thức bảo quản thông thường khác.

    – Phân bón là các loại phân hữu cơ và phân vô cơ như: phân lân, phân đạm (urê), phân NPK, phân đạm hỗn hợp, phân phốt phát, bồ tạt; phân vi sinh và các loại phân bón khác;

    – Tàu đánh bắt xa bờ là tàu có công suất máy chính từ 90CV trở lên làm nghề khai thác hải sản hoặc dịch vụ hậu cần phục vụ khai thác hải sản; máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ khai thác, bảo quản sản phẩm cho tàu cá có tổng công suất máy chính từ 90CV trở lên làm nghề khai thác hải sản hoặc dịch vụ hậu cần phục vụ khai thác hải sản;

    – Thức ăn cho gia súc, gia cầm, thủy sản và thức ăn cho vật nuôi khác, bao gồm các loại sản phẩm đã qua chế biến hoặc chưa qua chế biến như cám, bã, khô dầu các loại, bột cá, bột xương, bột tôm, các loại thức ăn khác dùng cho gia súc, gia cầm, thủy sản và vật nuôi khác, các chất phụ gia thức ăn chăn nuôi (như premix, hoạt chất và chất mang) theo quy định của pháp luật.

    – Máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp gồm: máy cày; máy bừa; máy phay; máy rạch hàng; máy bạt gốc; thiết bị san phẳng đồng ruộng; máy gieo hạt; máy cấy; máy trồng mía; hệ thống máy sản xuất mạ thảm; máy xới, máy vun luống, máy vãi, rắc phân, bón phân; máy, bình phun thuốc bảo vệ thực vật; máy thu hoạch lúa, ngô, mía, cà phê, bông; máy thu hoạch củ, quả, rễ; máy đốn chè, máy hái chè; máy tuốt đập lúa; máy bóc bẹ tẽ hạt ngô; máy tẽ ngô; máy đập đậu tương; máy bóc vỏ lạc; xát vỏ cà phê; máy, thiết bị sơ chế cà phê, thóc ướt; máy sấy nông sản (lúa, ngô, cà phê, tiêu, điều…), thủy sản; máy thu gom, bốc mía, lúa, rơm rạ trên đồng; máy ấp, nở trứng gia cầm; máy thu hoạch cỏ, máy đóng kiện rơm, cỏ; máy vắt sữa và các loại máy chuyên dùng khác.

    2. Kinh doanh cọc tre thì chịu thuế suất thuế giá trị gia tăng bao nhiêu?

    Tại Khoản 5 Điều 5 Thông tư 219/2013/TT-BTC hướng dẫn Luật thuế giá trị gia tăng và Nghị định 209/2013/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành quy định về các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế giá trị gia tăng, cụ thể: 

    ” 5. Doanh nghiệp, hợp tác xã nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, hải sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường cho doanh nghiệp, hợp tác xã ở khâu kinh doanh thương mại không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT. Trên hóa đơn GTGT, ghi dòng giá bán là giá không có thuế GTGT, dòng thuế suất và thuế GTGT không ghi, gạch bỏ.

    Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường cho các đối tượng khác như hộ, cá nhân kinh doanh và các tổ chức, cá nhân khác thì phải kê khai, tính nộp thuế GTGT theo mức thuế suất 5% hướng dẫn tại khoản 5 Điều 10 Thông tư này.

    Hộ, cá nhân kinh doanh, doanh nghiệp, hợp tác xã và tổ chức kinh tế khác nộp thuế GTGT theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT khi bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường ở khâu kinh doanh thương mại thì kê khai, tính nộp thuế GTGT theo tỷ lệ 1% trên doanh thu.

    Trường hợp Công ty lương thực B bán gạo cho Công ty XNK C thì Công ty lương thực B không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT đối với số gạo bán cho Công ty XNK C.

    Công ty lương thực B bán gạo cho Công ty TNHH D (là doanh nghiệp sản xuất bún, bánh phở) thì Công ty lương thực B không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT đối với số gạo bán cho Công ty TNHH D.

    Trên hóa đơn GTGT lập, giao cho Công ty XNK C, Công ty TNHH D, Công ty lương thực B ghi rõ giá bán là giá không có thuế GTGT, dòng thuế suất và thuế GTGT không ghi, gạch bỏ.

    Công ty lương thực B bán trực tiếp gạo cho người tiêu dùng thì kê khai, nộp thuế GTGT theo mức thuế suất thuế GTGT là 5% theo hướng dẫn tại khoản 5 Điều 10 Thông tư này.

    Ví dụ 20: Công ty TNHH A là CSKD nộp thuế theo phương pháp khấu trừ mua cà phê nhân của nông dân trồng cà phê, sau đó Công ty TNHH A bán số cà phê nhân này cho hộ kinh doanh H thì doanh thu của Công ty TNHH A từ bán cà phê nhân cho hộ kinh doanh H áp dụng mức thuế suất 5%.

    Ví dụ 21: Hộ ông X sau khi thu mua lá chè của hộ trồng chè đã bán ra cho hộ ông Y thì hộ ông X phải tính, nộp thuế GTGT theo tỷ lệ 1% trên doanh thu bán lá chè cho hộ ông Y.

    Trường hợp sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường bán cho doanh nghiệp, hợp tác xã đã lập hóa đơn, kê khai, tính thuế GTGT thì người bán và người mua phải điều chỉnh hóa đơn để không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT theo hướng dẫn tại khoản này.”

    – Từ điều luật trên, có thể hiểu được rằng cọc tre được kinh doanh đã qua sơ chế hay xử lý từ nguồn cung cấp hay nhập về thì thuế xuất là 0% và không phải kê khai theo quy định của pháp luật: ” Các sản phẩm mới qua sơ chế thông thường là sản phẩm mới được làm sạch, phơi, sấy khô, bóc vỏ, xay, xay bỏ vỏ, xát bỏ vỏ, tách hạt, tách cọng, cắt, ướp muối, bảo quản lạnh, bảo quản bằng khí sunfuro. Bảo quản theo phương thức cho hóa chất để tránh thối rữa. Ngâm trong dung dịch lưu huỳnh hoặc ngâm trong dung dịch bảo quản khác. Và các hình thức bảo quản thông thường khác đều không áp dụng tính thuế”. Căn cứ vào quy định như trên thì trong trường hợp của công ty bạn kinh doanh mặt hàng cọc tre nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ ở khâu kinh doanh thương mại không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT.

    – Căn cứ theo khoản 5 Điều 5 Thông tư 219/2013/TT-BTC hướng dẫn thuế giá trị gia tăng và quản lý thuế tại Nghị định 12/2015/NĐ-CP, sửa đổi Thông tư 39/2014/TT-BTC về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ do Bộ Tài chính ban hành thì nếu tổ chức chưa chế biến cọc tre thành các sản phẩm khác hoặc cọc tre chỉ qua sơ chế thông thường thì các tổ chức  phải kê khai, tính nộp thuế xuất theo mức thuế GTGT 5% theo quy định của pháp luật.  Thuế giá trị gia tăng mà cơ sở kinh doanh cọc tre phải đóng được tính dựa trên giá tính thuế và thuế suất.

    Gọi luật sư ngay
    Tư vấn luật qua Email
    Báo giá trọn gói vụ việc
    Đặt lịch hẹn luật sư
    Đặt câu hỏi tại đây
    5 / 5 ( 1 bình chọn )

    Tags:

    Thuế giá trị gia tăng

    Thuế suất


    CÙNG CHỦ ĐỀ

    Công ty mua chung cư có được khấu trừ thuế GTGT không?

    Khi nào công ty mua chung cư được khấu trừ thuế GTGT? Giá tính thuế khi công ty mua nhà chung cư để bán? Thời điểm xác định thuế GTGT? Thuế suất tính thuế GTGT? Khai thuế, tính thuế, phân bổ thuế giá trị gia tăng khi công ty mua nhà chung cư để bán?

    Thuế quà tặng từ nước ngoài? Thuế gửi hàng về Việt Nam?

    Thuế quà tặng nước ngoài? Hình thức gửi hàng hóa là quà tặng? Hồ sơ miễn thuế và thủ tục miễn thuế quà tặng từ nước ngoài?

    Hàng hóa nào chịu thuế VAT 0% và cách kê khai thuế GTGT 0%?

    Những hàng hóa chịu thuế VAT 0%? Điều kiện áp dụng thuế suất 0%? Hàng hóa không chịu thuế suất 0%? Kê khai thuế GTGT 0% thực hiện như thế nào?

    Mẫu bản giải trình tờ khai thuế GTGT (mẫu số 02A/GTGT) mới nhất

    Bản giải trình tờ khai thuế giá trị gia tăng là gì? Bản giải trình tờ khai thuế giá trị gia tăng? Hướng dẫn soạn thảo bản giải trình tờ khai thuế giá trị gia tăng? Một số quy định về thuế giá trị gia tăng?

    Mẫu giấy đề nghị gia hạn nộp thuế giá trị gia tăng mới nhất

    Mẫu giấy đề nghị gia hạn nộp thuế giá trị gia tăng là gì? Mẫu giấy đề nghị gia hạn nộp thuế giá trị gia tăng? Hướng dẫn soạn thảo mẫu giấy đề nghị gia hạn nộp thuế giá trị gia tăng? Một số quy định về gia hạn nộp thuế giá trị gia tăng?

    Thuế suất là gì? Các loại thuế suất mà doanh nghiệp phải biết?

    Thuế suất là gì? Mỗi loại thuế đều quy định thuế suất khác nhau? Các loại thuế suất mà doanh nghiệp cần phải nắm được?

    Thuế giá trị gia tăng của công ty đào tạo ngoại ngữ mới nhất

    Thuế giá trị gia tăng của công ty đào tạo ngoại ngữ mới nhất. Trung tâm ngoại ngữ có phải đóng thuế giá trị gia tăng không?

    Các đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng? Các đối tượng chịu thuế GTGT?

    Thuế giá trị gia tăng là gì? Các đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT)? Các đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng? Quy định về đối tượng chịu thuế và không chịu thuế GTGT mới nhất năm 2021?

    Khấu trừ thuế giá trị gia tăng là gì? Cách tính thuế GTGT được khấu trừ?

    Khấu trừ thuế giá trị gia tăng là gì? Đặc điểm của khấu trừ thuế GTGT? Cách tính thuế giá trị gia tăng được khấu trừ?

    Điều kiện hoàn thuế giá trị gia tăng? Chi tiết thủ tục hoàn thuế giá trị gia tăng?

    Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng? Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng? Những mặt hàng không chịu thuế giá trị gia tăng? Điều kiện hoàn thuế giá trị gia tăng? Chi tiết thủ tục hoàn thuế giá trị gia tăng cho doanh nghiệp theo quy định mới nhất năm 2021?

    Xem thêm

    Tìm kiếm

    Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

    Đặt câu hỏi trực tuyến

    Đặt lịch hẹn luật sư

    Văn phòng Hà Nội:

    Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Trung:

    Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: danang@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Nam:

    Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: luatsu@luatduonggia.vn

    Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
    Scroll to top
    • Gọi ngay
    • Chỉ đường
      • HÀ NỘI
      • ĐÀ NẴNG
      • TP.HCM
    • Đặt câu hỏi
    • Trang chủ