Pháp luật quy định người thừa kế là cá nhân phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế, tuy nhiên thực tế có nhiều trường hợp, người thừa kế chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản. Vậy quy định như thế nào về thừa kế khi có nhiều người thừa kế chết cùng thời điểm?
Mục lục bài viết
1. Thừa kế khi có nhiều người chết cùng thời điểm như thế nào?
Hiện nay căn cứ theo quy định tại Điều 619 của Bộ luật dân sự năm 2015 thì theo đó, chết cùng thời điểm hoặc được coi là chết cùng thời điểm khi có nhiều người chết nhưng không thể xác định được người nào chết trước và người nào chết sau, trong trường hợp này sẽ được coi những người đó là chết cùng thời điểm. Theo quy định của pháp luật thì để được coi là chết cùng thời điểm, có thể xảy ra trong những trường hợp sau:
– Khi những người đó đều chết và có đầy đủ căn cứ cho rằng họ đã chết cùng một lúc (những người thừa kế chết cùng thời điểm);
– Khi những người đó đều đã chết nhưng không có căn cứ để xác định được ai chết trước và ai chết sau, trường hợp này thì cũng buộc phải công nhận họ chết cùng thời điểm.
Xét theo nguyên tắc thì không thể có trường hợp hai hay nhiều người chết cùng một thời điểm. Tuy nhiên trong thực tế xảy ra rất nhiều những trường hợp nhiều người chết trong một tai nạn, mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng không thể xác định được ai chết trước, ai chết sau. Vì vậy, buộc phải suy đoán họ chết cùng một thời điểm. Nếu hai người thừa kế tài sản của nhau mà được coi là chết cùng một thời điểm thì họ sẽ không được thừa kế của nhau. Di sản của mỗi người được chia cho những người thừa kế của họ. Pháp luật quy định như vậy để việc chia di sản thừa kế được tiến hành bình thường, không ảnh hưởng đến quyền lợi của những người thừa kế khác. Theo quy định tại Điều 619 Bộ luật dân sự năm 2015, con hoặc cháu của người để lại di sản cùng chết vào một thời điểm với người để lại di sản thì cháu hoặc chất của họ được thừa kế thế vị theo quy định tại Điều 652 Bộ luật dân sự năm 2015. Vì thế có thể chia trường hợp thừa kế khi có nhiều người chết cùng thời điểm như sau:
Thứ nhất, trường hợp những người có quyền thừa kế di sản của nhau theo quy định của pháp luật trên thực tế đều chết cùng thời điểm hoặc được coi là chết cùng thời điểm do không thể xác định được người nào chết trước thì họ không được thừa kế di sản của nhau, và di sản của mỗi người do người thừa kế của người đó hưởng, tức là trường hợp người viết di chúc và người có quyền thừa kế di sản của người viết di chúc chết cùng thời điểm thì người đó không được hưởng thừa kế.
Thứ hai, những người đồng thừa kế của người để lại di sản theo Điều 615 của Bộ luật Dân sự năm 2015, con hoặc cháu của người để lại di sản cùng chết vào một thời điểm với người để lại di sản thì cháu hoặc chất của họ được thừa kế thế vị theo quy định tại Điều 652 Bộ luật dân sự năm 2015.
Về nguyên tắc thì người thừa kế phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế, tuy nhiên đối với trường hợp người thừa kế không còn sống vào thời điểm mở thừa kế thì để bảo vệ quyền và lợi ích cho những người thân nhất cùng dòng máu trực hệ với người để lại di sản pháp luật đã quy định việc dịch chuyển di sản trong trường hợp này gọi là thừa kế thế vị và được quy định tại Điều 652 Bộ luật dân sự năm 2015. Để xác định người thừa kế thế vị phải căn cứ vào hàng thừa kế, người thừa kế thế vị có thể là một hoặc nhiều người cùng hưởng chung một suất thừa kế chia theo pháp luật cho người thừa kế là cha mẹ hoặc ông ba của người thừa kế thế vị nếu còn sống được hưởng.
Theo đó, thừa kế thế vị chỉ đặt ra khi người được thế vị chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản (cha, mẹ chết trước hoặc chết cùng thời điểm với ông bà hoặc các cụ). Xác định sự kiện một người chết có thể là chết về mặt sinh học hoặc cả nhân bị tòa án tuyên bố là đã chết (cái chết pháp lý), thời điểm chết phải là trước hoặc cùng thời điểm với người để lại di sản để xác định thời điểm chết có thể dựa vào tờ khai đăng ký khai tử hoặc dựa vào ngày chết xác định cụ thể trong quyết định tuyên bố chết của Tòa án, ngày quyết định tuyên bố chết có hiệu lực pháp lý. Thừa kế thế vị chỉ đặt ra đối với phần di sản được chia theo pháp luật, còn đối với phần di sản được định đoạt theo di chúc thì không vi nếu người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc thi phần thừa kế đỏ sẽ bị vô hiệu. Đối với người thừa kế thế vị phải đáp ứng các điều kiện để hưởng thừa kế như còn sống vào thời điểm mở thừa kế, sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Người thừa kế thế vị cũng có đầy đủ các quyền về quyền nhân di sản hoặc quyền từ chối nhận di sản.
Ví dụ: Ông Đạt có vợ là bà Hồng và hai người con là C, D. Người con là C đã lập gia đình và có vợ là F (hai vợ chồng này chưa có con). Ông Đạt và người con trai tên D gặp tai nạn giao thông và chết cùng thời điểm (không để lại di chúc), khi đó việc chia thừa kế tiến hành như sau: Tài sản ông A để lại được chia cho vợ con là bà Hồng và anh C (vì anh D đã chết nên không được hưởng thừa kế); Tài sản anh D được chia cho mẹ và vợ là bà Hồng và chị F (vì ông Đạt đã chết nên không có quyền hưởng di sản). Và việc chia di sản trong trường hợp này còn có thể chia theo phương thức thừa kế thế vị. Theo đó, thừa kế thế vị là việc con (cháu, chắt) được thay vào vị trí của bố mẹ (ông, bà) để hưởng di sản từ ông bà (cụ) để lại. Người thừa kế thế vị được hưởng phần di sản mà đáng lẽ ra bố, mẹ hoặc ông bà được hưởng nếu còn sống, và được chia di sản công bằng với những người thừa kế khác.
2. Căn cứ xác định người thừa kế thế vị:
Thứ nhất, con của người để lại di sản chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản. Trong quan hệ thừa kế thế vị bao giờ cũng có ba chủ thể đó là người để lại di sản, con của người để lại di sản và cháu của người để lại di sản. sự kiện một người chết có thể xác định thông qua những trường hợp sau đây: Việc xác định một người là đã chết là cơ sở làm thay đổi, phát sinh, chấm dứt rất nhiều các quan hệ pháp luật khác về nhân thân, tài sản như hôn nhân, thừa kế, thực hiện nghĩa vụ của người chết để lại. Thông thường một người được xem là đã chết căn cứ vào xác nhận của cơ quan y tế và được thể hiện trên giấy tờ hộ tịch về khai tử, đây được hiểu là cái chết sinh học bình thường, tức là việc chấm dứt vĩnh viễn các hoạt động hô hấp, tuần hoàn, trao đổi chất trên cơ thể con người. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng xác định được một người đã chết về mặt sinh học do đó pháp luật còn quy định trường hợp một cá nhân bị Toa tuyên bố là đã chết khi đã qua một thời hạn nhất định mà người đó không xác định được là còn sống hay đã chết (cái chết pháp lý). Việc tuyên bố một cá nhân đã chết căn cứ theo quy định tại khoản 1 điều 71 Bộ luật Dân sự năm 2015. Cụ thể, người có quyền và lợi ích liên quan có thể yêu cầu tòa án ra quyết định tuyên bố một người là đã chết trong các trường hợp sau đây:
– Trường hợp một cá nhân sau thời gian 03 năm được tính kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của cơ quan có thẩm quyền là Tòa án có hiệu lực pháp luật nhưng vẫn không có tin tức xác thực là cá nhân đó còn sống;
– Trường hợp cá nhân biệt tích trong chiến tranh sau thời gian 05 năm, khoảng thời gian này sẽ được tính kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức xác thực là cá nhân đó còn sống;
– Trường hợp cá nhân bị tai nạn hoặc gặp thảm hoa, thiên tại mà sau thời gian 02 năm, khoảng thời gian này sẽ được tính kể từ ngày tai nạn hoặc thảm họa, thiên tại đó chấm dứt mà vẫn không có tin tức xác thực là cá nhân đó còn sống, trừ các trường hợp pháp luật có quy định khác;
– Trường hợp cá nhân biệt tích trong thời gian 05 năm liền kê trở lên và đến nay cũng không có bất kì tin tức xác thực là cá nhân đó còn sống.
Thứ hai, những người thừa kế thế vị phải là người có quan hệ thuộc hàng thừa kế thứ nhất và người thế vị luôn ở vị trí đời sau, tức là chỉ có con thế vị cha, mẹ để hưởng di sản của ông bà hoặc các cụ.
Thứ ba, người thừa kế thế vị theo quy định của pháp luật hiện nay thì phải còn sống vào thời điểm người để lại di sản chết hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết.
Thứ tư, khi còn sống trên thực tế thì những người cha hoặc mẹ của người được thế vị phải có quyền được hưởng di sản của người chết (nếu những chủ thể này thuộc trường hợp bị tước hoặc bị truất quyền hưởng di sản thừa kế thì con hoặc cháu của những người này không thể thế vị). Đồng thời, thì bản thân người thế vị không bị tước quyền thừa kế theo Điều 644 Bộ luật Dân sự năm 2015.
3. Giải quyết tranh chấp trong trường hợp chia thừa kế khi có nhiều người chết cùng thời điểm:
Hoạt động tranh chấp trong quá trình chia thừa kế, đặc biệt là chia thừa kế trong trường hợp có nhiều người chết cùng thời điểm diễn ra vô cùng phổ biến. Căn cứ theo quy định tại Điều 191 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì thủ tục giải quyết tranh chấp thừa kế tại tòa án sẽ được diễn ra như sau:
– Người khởi kiện sẽ soạn hồ sơ khởi kiện và nộp đơn khởi kiện, kèm theo những tài liệu và chứng cứ có liên quan để nộp đến tòa án nhân dân cấp huyện cấp có thẩm quyền;
– Trong thời gian 03 ngày làm việc, được tính kể từ ngày nhận đơn khởi kiện thì chánh án tòa án sẽ phân công thẩm phán xem xét đơn khởi kiện;
– Trong thời hạn 05 ngày làm việc, được tính kể từ ngày phân công thì thẩm phán chủ tọa phiên tòa cần phải xem xét đơn khởi kiện theo quy định của pháp luật, nếu xét thấy đầy đủ điều kiện thì thẩm phán sẽ ra quyết định thụ lý vụ án;
– Trong thời gian 07 ngày làm việc, được tính kể từ ngày nhận được giấy báo của tòa án về việc nộp tạm ứng án phí thì người khởi kiện cần phải đóng tiền tạm ứng án phí theo quy định của pháp luật và nộp cho tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí, sau đó trong khoảng thời gian 03 ngày làm việc thì tránh án tòa án sẽ quyết định phân công thẩm phán giải quyết vụ việc;
– Sau khi thụ lý cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ có thời gian khoảng 04 tháng để chuẩn bị xét xử. Trong thời gian này thì tòa án sẽ mời các bên đến để thực hiện thủ tục hòa giải và mở phiên họp công khai chứng cứ. Hết thời hạn nêu trên thì thẩm phán sẽ ban hành quyết định đưa vụ việc ra xét xử theo quy định của pháp luật. Đối với những vụ án thực tế có tính chất phức tạp thì cần gia hạn thêm thời gian chuẩn bị xét xử.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài:
– Bộ luật Dân sự năm 2015.