Vậy tôi muốn hỏi việc ngăn chặn trên có hợp pháp không? Biên bản họp gia đình có còn giá trị pháp lý không? Nếu anh tôi muốn làm thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất thì phải làm như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư! Tôi có một trường hơp, mong nhận được sự tư vấn của luật sư. Ông bà nội của tôi đã mất không để lại di chúc, tài sản của ông bà có một mảnh đất. Ông bà có 2 người con là ba và cô tôi. Sau đó ba và cô tôi mất cũng không để lại di chúc. Ba tôi có 2 người con là tôi và anh trai, cô tôi có 1 người con trai. Hiện tại an hem tôi đang sử dụng mảnh đất của ông bà để lại. Sau khi ba và cô tôi mất anh em tôi và người con trai của cô có họp mặt gia đình, thống nhất cho anh tôi đứng tên quyền sử dụng mảnh đất do ông bà để lại.
Luật sư tư vấn:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Theo tình huống mà bạn cung cấp thấy rằng ông bà nội bạn khi mất không để lại di chúc, khi đó di sản thừa kế của ông bạn sẽ được chia theo pháp luật. Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người của có tài sản chết. Khi đó, tại thời điểm mở thừa kế những người thừa kế theo pháp luật của ông bạn được xác định theo Điều 676 Bộ luật Dân sự như sau:
“Điều 676. Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản”.
Như vậy tại thời điểm mở thừa kế, hàng thừa kế thứ nhất của ông bà nội bạn bao gồm: Ba và cô bạn. Tuy nhiên tại thời điểm họp mặt của những người thừa kế, hàng thừa kế thứ nhất là ba và cô bạn đã mất nên di sản thừa kế sẽ được chia cho hàng thừa kế thứ hai là anh em bạn và người con trai của cô bạn.
Tại Điều 681 Bộ luật dân sự quy định về họp mặt những người thừa kế như sau:
“Điều 681. Họp mặt những người thừa kế
1. Sau khi có thông báo về việc mở thừa kế hoặc di chúc được công bố, những người thừa kế có thể họp mặt để thoả thuận những việc sau đây:
a) Cử người quản lý di sản, người phân chia di sản, xác định quyền, nghĩa vụ của những người này, nếu người để lại di sản không chỉ định trong di chúc;
b) Cách thức phân chia di sản.
2. Mọi thoả thuận của những người thừa kế phải được lập thành văn bản”.
Như vậy biên bản cuộc họp của những người thuộc hàng thừa kế thứ hai của ông bà nội bạn được lập thành văn bản và có sự chứng thực của Ủy ban nhân dân xã nên sẽ có giá trị pháp lý.
Hiện tại người con trai của cô bạn đang làm đơn ngăn chặn việc đăng ký quyền sử dụng đất nên Phòng tài nguyên môi trường cấp Quận (huyện) nơi có mảnh đất sẽ tạm thời dừng việc đăng ký quyền sử dụng đất cho anh trai của bạn. Vì vậy, để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình, anh trai bạn cần thu thập các hồ sơ, tài liệu liên quan đến mảnh đất để làm thủ tục khởi kiện ra Tòa án. Sau khi có phán quyết của Tòa án, Phòng tài nguyên môi trường sẽ tiếp tục đăng ký quyền sử dụng đất theo bản án của Tòa án.
>>> Luật sư
Lưu ý: Bạn cần lưu ý đến thời hiệu khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế là mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Sau khi hết thời hiệu khởi kiện bạn có thể xác định như sau:
Trường hợp trong thời hạn mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về quyền thừa kế và có văn bản cùng xác nhận là đồng thừa kế hoặc sau khi kết thúc thời hạn mười năm mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì di sản đó chuyển thành tài sản chung của các thừa kế. Khi có tranh chấp và yêu cầu Toà án giải quyết thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, mà áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết và cần phân biệt như sau:
– Trường hợp có di chúc mà các đồng thừa kế không có tranh chấp và thoả thuận việc chia tài sản sẽ được thực hiện theo di chúc khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo di chúc.
– Trường hợp không có di chúc mà các đồng thừa kế thảo thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo thoả thuận của họ.
– Trường hợp không có di chúc và các đồng thừa kế không có thoả thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo quy định của pháp luật về chia tài sản chung.
– Trường hợp người chết để lại di sản cho các thừa kế nhưng các thừa kế không trực tiếp quản lý, sử dụng mà di sản đó đang do người khác chiếm hữu bất hợp pháp hoặc thuê, mượn, quản lý theo uỷ quyền… thì các thừa kế có quyền khởi kiện người khác đó để đòi lại di sản.