Đóng thuế thu nhập cá nhân là nghĩa vụ mà người dân cần phải thực hiện với cơ quan nhà nước theo quy định của pháp luật, đóng góp vào nguồn ngân sách nhà nước. Vậy hoạt động thừa kế bất động sản từ bác ruột có được miễn thuế thu nhập cá nhân hay không?
Mục lục bài viết
1. Cháu ruột có được hưởng thừa kế từ bác ruột hay không?
Pháp luật hiện nay đã có những quy định cụ thể về quyền để lại thừa kế và hưởng thừa kế. Căn cứ theo quy định tại Điều 626 của Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về quyền của người lập di chúc. Theo đó thì người lập di chúc sẽ có những quyền cơ bản sau đây:
– Có quyền chỉ định người thừa kế, có quyền truất quyền hưởng di sản của những người thừa kế;
– Có quyền phân định di sản cho từng người thừa kế nhất định;
– Dành một phần di sản trong khối di sản của mình để phục vụ cho hoạt động thờ cúng hoặc di tặng;
– Giao nghĩa vụ cho những người thừa kế;
– Chỉ định người giữ di chúc, chỉ định người phân chia di sản và người quản lý di chúc.
Như vậy theo đó thì có thể nói, người lập di chúc có quyền chỉ định người thừa kế di sản của mình, cho nên trong trường hợp này, bác ruột hoàn toàn có quyền để lại di sản cho cháu, hành vi này của bác ruột không vi phạm quy định của pháp luật và hoàn toàn phù hợp với phân tích nêu trên. Vấn đề để lại di sản cho cháu ruột thừa kế là phù hợp với nguyện vọng của bác và ý chí của bác. Ngoài ra căn cứ theo quy định tại Điều 651 của Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về người thừa kế theo pháp luật, Theo đó thì những người thừa kế theo pháp luật sẽ được quy định với thứ tự như sau:
– Hàng thừa kế thứ nhất theo quy định của pháp luật hiện nay bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
– Hàng thừa kế thứ hai theo quy định của pháp luật hiện nay bao gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
– Hàng thừa kế thứ ba theo quy định của pháp luật hiện nay bao gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Như vậy thì có thể nói, nếu như người bác trong trường hợp không để lại di chúc thì di sản của bác sẽ được phân chia theo hàng thừa kế và theo quy định của pháp luật, cháu ruột thuộc hàng thừa kế thứ ba, và là đối tượng có thể được nhận tài sản thừa kế từ bác ruột của mình.
2. Thừa kế bất động sản từ bác ruột có được miễn thuế thuế thu nhập cá nhân không?
Hiện nay căn cứ theo quy định tại Thông tư 25/2018/TT-BTC Hướng dẫn Nghị định số 146/2017/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số
– Đối với hoạt động nhận thừa kế là chứng khoán bao gồm cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, chứng chỉ quỹ, quyền mua cổ phiếu … và các loại chứng khoán khác theo quy định của pháp luật hiện nay, nhận thừa kế được xác định là cổ phần trong công ty cổ phần theo quy định của pháp luật thì còn phải tiến hành hoạt động nộp thuế thu nhập cá nhân;
– Đối với việc nhận thừa kế được xác định là phần vốn góp trong các tổ chức kinh tế, nhận thừa kế được xác định là phần vốn góp trong các cơ sở kinh doanh bao gồm vốn góp trong công ty trách nhiệm hữu hạn, vốn góp trong các hợp tác xã, vốn góp trong các công ty hợp doanh đặt các hợp đồng hợp tác kinh doanh trên thực tế được giao kết giữa các chủ thể dựa trên yếu tố tự nguyện và bình đẳng, vốn trong doanh nghiệp tư nhân hoặc trong các cơ sở kinh doanh của các cá nhân, bốn trong các hiệp hội hoặc trong các quỹ được phép thành lập phù hợp với quy định của pháp luật hoặc toàn bộ cơ sở kinh doanh nếu là doanh nghiệp tư nhân, cơ sở kinh doanh của các cá nhân;
– Đối với hoạt động nhận thừa kế được xác định là bất động sản theo quy định của pháp luật bao gồm quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất có tài sản gắn liền với đất, quyền sở hữu nhà ở bao gồm cả nhà ở hình thành trong tương lai, kết cấu hạ tầng và các công trình xây dựng gắn liền với đất bao gồm cả các công trình hình thành trong tương lai, quyền thuê đất và quyền thuê mặt nước, các khoản thu nhập khác phát sinh từ hoạt động thừa kế là bất động sản dưới bất kỳ hình thức nào;
– Đối với hoạt động nhận thừa kế được xác định là các tài sản cần phải đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng với cơ quan quản lý nhà nước ví dụ như ô tô, xe gắn máy hoặc xe mô tô, tàu thủy hoặc thuyền, du thuyền và tàu bay, súng xanh và các loại súng thể thao.
Bên cạnh đó căn cứ theo quy định tại Điều 4 của Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2014 hiện nay có quy định về các thu nhập miễn thuế, theo đó thì các thu nhập miễn thuế bao gồm các thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản giữa vợ chồng, cha đẻ và mẹ đẻ với con đẻ, cha nuôi hoặc mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng hoặc mẹ chồng với con dâu, cha vợ hoặc mẹ vợ với con rể, ông bà nội với cháu nội hoặc ông bà ngoại với cháu ngoại, anh chị em ruột với nhau.
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Thông tư 25/2018/TT-BTC Hướng dẫn Nghị định số 146/2017/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài chính, Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15 tháng 8 năm 2013 của Bộ Tài chính, có xác định về các thu nhập được miễn thuế, trong đó bao gồm thu nhập từ thừa kế và quà tặng là bất động sản, bao gồm cả nhà ở và công trình xây dựng hình thành trong tương lai theo quy định của pháp luật, giữa những mối quan hệ nhất định bao gồm vợ với chồng, cha đẻ và mẹ đẻ với con đẻ, cha nuôi hoặc mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng hoặc mẹ chồng với con dâu, cha vợ hoặc mẹ vợ với con rể, ông bà nội với cháu nội hoặc ông bà ngoại với cháu ngoại, những người anh chị em ruột với nhau.
Như vậy theo phân tích ở trên thì có thể nói, thu nhập từ thừa kế và quà tặng được xác định là bất động sản giữa bác ruột với cháu không thuộc diện được miễn thuế thu nhập cá nhân, cho nên hoạt động thừa kế bất động sản từ bác ruột sang cho cháu sẽ không được miễn thuế thu nhập cá nhân theo phân tích nêu trên.
3. Số thuế thu nhập cá nhân phải nộp khi hưởng thừa kế bất động sản từ bác ruột:
Theo quy định của pháp luật hiện nay thì số thuế thu nhập cá nhân và các chủ thể cần phải nộp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi nhận thừa kế bất động sản sẽ được xác định theo công thức cơ bản sau đây:
Thuế thu nhập cá nhân = 10% x Giá trị bất động sản nhận được.
Trong đó cần phải lưu ý, chị những bất động sản có giá trị lớn hơn 10.000.000 đồng thì mới cần phải tiến hành hoạt động nộp thuế thu nhập cá nhân trên thực tế. Ngoài ra thì giá trị của bất động sản sẽ được xác định cụ thể như sau:
– Đối với các bất động sản là giá trị quyền sử dụng đất thì phần giá trị quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật sẽ được xác định dựa trên căn cứ vào bảng giá đất do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định vào thời điểm cá nhân làm thủ tục đăng ký quyền sử dụng bất động sản trên thực tế;
– Đối với các bất động sản được xác định là nhà ở và các công trình kiến trúc trên đất thì giá trị của bất động sản đó theo quy định của pháp luật hiện nay sẽ được xác định dựa trên căn cứ vào quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý và phân loại về giá trị nhà ở, căn cứ vào quy định về tiêu chuẩn và định mức xây dựng cơ bản do các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành và áp dụng trên thực tế, giá trị còn lại của căn nhà và giá trị còn lại của các công trình kiến trúc tại thời điểm làm thủ tục đăng ký quyền sở hữu. Còn trong trường hợp không xác định được theo các căn cứ nêu trên thì sẽ cần phải dựa vào giá tính lệ phí trước bạ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Dân sự năm 2015;
– Luật Thuế thu nhập cá nhân năm 2014;
– Luật Quản lý thuế năm 2019;
– Thông tư 25/2018/TT-BTC Hướng dẫn Nghị định số 146/2017/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài chính, Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15 tháng 8 năm 2013 của Bộ Tài chính.