Chốt sổ trong trường hợp công ty nợ tiền bảo hiểm xã hội. Quy định về chốt sổ bảo hiểm xã hội trong trường hợp công ty nợ tiền BHXH và không chịu chốt trả sổ cho người lao động như thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Chốt sổ khi doanh nghiệp đang nợ tiền bảo hiểm:
- 2 2. Chưa chốt sổ có được đóng bảo hiểm xã hội không?
- 3 3. Có thể đóng bảo hiểm khi chưa chốt sổ tại công ty cũ không?
- 4 4. Doanh nghiệp nợ tiền bảo hiểm người lao động tự chốt sổ được không?
- 5 5. Người lao động có thể tự chốt sổ bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc không?
- 6 6. Công ty nợ bảo hiểm có được chốt sổ cho nhân viên không?
1. Chốt sổ khi doanh nghiệp đang nợ tiền bảo hiểm:
Căn cứ khoản 1 Điều 96 Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì sổ bảo hiểm xã hội được cấp cho từng người lao động để theo dõi việc đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội là cơ sở để giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này.
Chốt sổ bảo hiểm xã hội là ghi quá trình đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp trên sổ bảo hiểm xã hội của người tham gia dừng đóng bảo hiểm xã hội tại một đơn vị.
Nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp là tiền phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp đối với người lao động theo đăng ký của đơn vị nhưng đơn vị chưa đóng cho cơ quan bảo hiểm xã hội. Tiền nợ bao gồm cả tiền Iãi chậm đóng theo quy định của pháp luật nhưng đơn vị chưa đóng.
Nợ tiền bảo hiểm xã hội bao gồm các loại: nợ chậm đóng, nợ đọng, nợ kéo dài, nợ khó thu.
Căn cứ điểm 3.3 khoản 3 Điều 46 Quyết định 959/QĐ-BHXH thì ghi xác nhận sổ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp của người lao động trong trường hợp đơn vị nợ tiền bảo hiểm xã hội:
Doanh nghiệp trong quá trình thực hiện thủ tục phá sản, giải thể theo quy định của pháp luật còn nợ tiền BHXH, BHYT, BHTN nếu có người lao động chuyển nơi làm việc thì cơ quan BHXH xác nhận thời gian đóng BHXH trên sổ BHXH của người lao động đến thời điểm doanh nghiệp đã đóng BHXH để người lao động tiếp tục tham gia BHXH tại đơn vị mới, sau khi thu hồi được khoản nợ của doanh nghiệp thì xác nhận bổ sung thời gian đóng BHXH trên sổ BHXH của người lao động.
Ngoài trường hợp này, doanh nghiệp khi nợ tiền bảo hiểm xã hội theo khoản 1 Điều 62 Quyết định 1111/QĐ-BHXH thì ghi, xác nhận đến thời điểm người lao động ngừng việc. Nếu số tiền đơn vị nợ lớn hơn số tiền phải đóng của một kỳ đóng thì đơn vị phải có văn bản cam kết gửi cơ quan BHXH, ghi rõ thời hạn đóng đủ số tiền còn nợ và chịu trách nhiệm trước pháp luật. Giám đốc BHXH tỉnh căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để giải quyết. Cụ thể việc doanh nghiệp nợ tiền bảo hiểm xã hội và người lao động được chốt sổ theo Công văn 2266/BHXH-BT như sau:
Doanh nghiệp trong quá trình thực hiện thủ tục phá sản, giải thể theo quy định của pháp luật còn nợ tiền BHXH, BHYT, nếu có người lao động chuyển nơi làm việc thì cơ quan BHXH xác nhận thời gian đóng BHXH trên sổ BHXH của người lao động đến thời điểm doanh nghiệp đã đóng BHXH để người lao động tiếp tục tham gia BHXH tại đơn vị mới, sau khi thu hồi được khoản nợ của doanh nghiệp thì xác nhận bổ sung thời gian đóng BHXH trên sổ BHXH của người lao động.
Đối với doanh nghiệp thực sự gặp khó khăn nợ BHXH, BHYT, nếu giám đốc doanh nghiệp có văn bản gửi cơ quan BHXH cam kết trả đủ tiền nợ BHXH, BHYT và thực hiện đóng trước BHXH, BHYT đối với người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ BHXH, người lao động thôi việc để giải quyết chế độ BHXH và chốt sổ BHXH, thì giám đốc BHXH tỉnh xem xét, phối hợp với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội xác nhận thực trạng khó khăn của doanh nghiệp để giải quyết.
2. Chưa chốt sổ có được đóng bảo hiểm xã hội không?
Tóm tắt câu hỏi:
Chồng tôi công tác tại một đơn vị doanh nghiệp, đảm bảo vấn đề đóng đầy đủ tiền BHXH. Tuy nhiên do tự ý hủy HĐLĐ nên phải đóng tiền phạt cho công ty mới được Công ty cấp lại sổ BHXH. Công ty chốt sổ BHXH theo từng năm. lần chốt cuối là năm 2015, còn năm 2016 chưa được chốt sổ. Và hiện tại, sổ vẫn bị công ty giữ lại.
Trường hợp nếu như chồng tôi muốn đóng BHXH ở công ty mới nhưng đóng trên số BHXH cũ mà không cần có sự can thiệp của Cty cũ thì có được k? Và làm cách nào để biết được số BHXH cũ. Tôi nghe nói khi tham gia vào đơn vị mới thì làm thủ tục xin cấp lại sổ và chốt sổ luôn, nhưng có cần xác nhận của đơn vị cũ không. Bạn giúp mình tư vấn cách giải quyết tốt nhất được không?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Khoản 5 Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 về Trách nhiệm của người sử dụng lao động
Vậy kể cả trong trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động có nghĩa là chấm dứt quan hệ lao động với người sử dụng lao động thì người sử dụng lao động phải có trách nhiệm chốt và trả sổ bảo hiểm cho người lao động và không phụ thuộc vào người lao động đã thực hiện trách nhiệm bồi thường, nộp phạt hay chưa. Trách nhiệm trả sổ cho người lao động gắn liền với hành vi chấm dứt quan hệ lao động trên thực tế giữa hai bên.
Theo quy định tại Khoản 6 Điều 17
Vì vậy trong trường hợp công ty không chịu trả và chốt sổ bảo hiểm cho chồng bạn khi anh đã chấm dứt quan hệ lao động, chồng bạn có thể làm đơn khiếu nại lên ban giám đốc công ty hoặc thông qua tổ chức công đoàn khiếu nại hành vi này. Bạn cũng có thể gửi đơn đến Thanh tra lao động thuộc Phòng Lao động Thương binh- xã hội để cơ quan này giải quyết buộc công ty trả lại sổ BHXH theo quy định.
Trong trường hợp chưa được trả sổ bảo hiểm, chồng chị vẫn có thể đóng tiền bảo hiểm tại công ty mới dựa theo số sổ BHXH, việc nhận lại thông tin số sổ bảo hiểm xã hội tại cơ quan bảo hiểm xã hội nhưng nếu chưa được chốt và trả số bảo hiểm từ công ty cũ, chồng bạn không thể thực hiện thủ tục liên quan tới vấn đề rút bảo hiểm xã hội.
3. Có thể đóng bảo hiểm khi chưa chốt sổ tại công ty cũ không?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư! Luật sư cho tôi hỏi: trước đây tôi làm ở một công ty do công ty ít việc nên tôi xin nghỉ tìm một công việc mới. Và tôi báo họ cắt bảo hiểm xã hội hết tháng 10 năm 2016 để tháng 11 năm 2016 tôi đóng ở công ty mới, nhưng họ lai không cắt ngay mà đến tháng 11 họ mới cắt như vậy trong cùng một tháng tôi đóng 2 lần bảo hiểm như vậy có được không? Cảm ơn luật sư!
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Khoản 2 Điều 48 Bộ luật lao động 2019 xác định trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động.
Như vậy, khi chấm dứt hợp đồng lao động người sử dụng lao động có trách nhiệm chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động. Thời điểm chốt sổ được xác định trên thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động. Nếu như bạn chấm dứt hợp đồng tháng 10 thì thời điểm chốt sổ bảo hiểm cho bạn cũng vào tháng 10. Nếu tháng 11 công ty mới báo giảm và chốt sổ bảo hiểm thì vẫn coi là bạn vẫn đóng bảo hiểm hết tháng 10.
Khi người lao động đi làm công việc mới và thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm bắt buộc theo Điều 2
Người lao động giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động mà người lao động và người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.
Như thế, sẽ không thể xảy ra việc trùng thời gian đóng bảo hiểm xã hội với trường hợp này.
4. Doanh nghiệp nợ tiền bảo hiểm người lao động tự chốt sổ được không?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư tôi dạy một trường mẫu giáo tư thục và được đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2009 đến năm 2012 nhà trường vẫn đóng bảo hiểm nhưng từ năm 2013 đến năm 2015 tôi vẫn đóng bảo hiểm cho nhà trường tuy nhiên nhà trường có thu tiền bảo hiểm của giáo viên nhưng không đóng cho bên bảo hiểm nên các giáo viên không có thẻ bảo hiểm y tế nay tôi xin nghỉ làm được hơn một năm và xin làm ở một trường khác và tôi muốn xin chốt sổ bảo hiểm xã hội nhưng bên trường đó không chốt sổ cho tôi lý do họ đưa ra là đang nợ bảo hiểm nên không chốt được sổ, xin hỏi luật sư có cách nào cho tôi xin được tự chốt sổ bảo hiểm không?
Luật sư tư vấn:
Khoản 2 Điều 48
Như vậy, chậm nhất là 30 ngày kể từ khi có quyết định thôi việc, đơn vị sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn trả hồ sơ cũng như thực hiện hết các nghĩa vụ đối với người lao động, cụ thể lập thủ tục chốt sổ BHXH để trả cho người lao động.
Tại mục 10, khoản II Công văn số 212/BHXH-QLT ngày 19/01/2016 quy định về việc ghi và xác nhận số trường hợp đơn vị còn nợ tiền đóng BHXH, BHTN như sau:
“Đơn vị thật sự gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh khi người lao động nghỉ việc, đơn vị phải đóng đủ tiền BHXH, BHYT, BHTN và tiền lãi chậm đóng của người lao động đến thời điểm thôi việc, đồng thời đóng bổ sung ít nhất bằng số nợ BHYT (4,5%) và nợ quỹ BHXH ngắn hạn (4%) để đảm bảo quyền lợi cho những người lao động khác còn làm việc, trên cơ sở đó cơ quan BHXH chốt sổ cho người lao động đến thời điểm thôi việc”.
Như vậy, nếu bên phía trường vẫn không chốt sổ, trả sổ BHXH cho bạn hoặc không đóng đúng, đóng đủ BHXH cho bạn thì bạn có thể làm đơn khiếu nại tới Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội quận, huyện nơi trường đang có trụ sở chính. Trường hợp của bạn, bạn không tự mình chốt sổ bảo hiểm xã hội mà phải yêu cầu trường bạn đã làm việc.
5. Người lao động có thể tự chốt sổ bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc không?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin Chào luật sư! Tôi có 1 câu hỏi như sau: Tôi nghỉ Công ty cũ được hơn 1 tháng rồi , nhưng công ty chưa chốt sổ bảo hiểm để tôi hưởng chế độ bảo hiểm xã hội. Tôi sợ để lâu quá sẽ không hưởng được. Vậy nếu Công ty không chốt sổ bảo hiểm thì tôi có thể cầm sổ bảo hiểm lên bảo hiểm thành phố Biên Hòa chốt sổ được không? Rất mong được hồi đáp. Xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Luật sư tư vấn:
Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Luật bảo hiểm xã hội 2014 là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động theo Khoản 2 Điều 48 Bộ luật lao động 2019.
Như vậy, trong trường hợp bạn chấm dứt hợp đồng lao động dù là việc chấm dứt đúng hay không đúng theo quy định của pháp luật thì bạn vẫn có yêu được công ty hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà công ty còn đang giữ của bạn.
Hơn nữa, căn cứ theo Điều 34
Nếu như công ty không xác nhận trong sổ bảo hiểm xã hội cho bạn thì bạn có thể trình báo hành vi của công ty đến Phòng lao động thương binh và xã hội cấp huyện.
Công ty của bạn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo Khoản 1 Điều 8 Nghị định 88/2015/NĐ-CP thì:
Phạt tiền người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Sửa đổi quá một lần thời hạn hợp đồng lao động bằng
a) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
Buộc hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại những giấy tờ khác đã giữ cho người lao động đối với hành vi không hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại những giấy tờ khác đã giữ của người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 Nghị định 88/2015/NĐ-CP.
Như thế, người sử dụng lao động sẽ phải giao quyết định nghỉ việc cho bạn và chốt sổ cho bạn.
6. Công ty nợ bảo hiểm có được chốt sổ cho nhân viên không?
Tóm tắt câu hỏi:
Cho mình hỏi với nội dung sau: Mình làm bên DNTN và đóng bảo hiểm được 14 năm, nay DN đó làm ăn không hiệu quả nợ tiền bảo hiểm từ 2015. Mình xin nghỉ và làm chấm dứt hợp đồng lao động với DN, nhưng khi mình lên bảo hiểm xã hội cán bộ bảo hiểm không cho mình chốt sổ. Mình bảo cho mình chốt đến thời điểm DN không nợ (Tức là đến 2014) nhưng họ vẫn không cho. Mong luật sư giúp mình với, xem cán bộ bảo hiểm làm như vậy là có đúng không?
Luật sư tư vấn:
Điều 46 Quyết định số 595/QĐ-BHXH về cấp và quản lý sổ BHXH quy định như sau:
“3.2. Đối với đơn vị nợ tiền đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, nếu người lao động đủ điều kiện hưởng BHXH hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc thì đơn vị có trách nhiệm đóng đủ BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, bao gồm cả tiền lãi chậm đóng theo quy định, cơ quan BHXH xác nhận sổ BHXH để kịp thời giải quyết chế độ BHXH, BHTN cho người lao động.
Trường hợp đơn vị chưa đóng đủ thì xác nhận sổ BHXH đến thời điểm đã đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN. Sau khi thu hồi được số tiền đơn vị còn nợ thì xác nhận bổ sung trên sổ BHXH.”
Theo quy định trên, bạn nghỉ việc mà công ty đang nợ tiền Bảo hiểm xã hội thì công ty có trách nhiệm phải đóng đủ Bảo hiểm xã hội còn nợ cho bạn để bạn được hưởng các chế độ của bảo hiểm xã hội sau khi nghỉ việc.
Khi bạn nghỉ việc, người sử dụng lao động phải chốt sổ bảo hiểm xã hội đến thời điểm đóng đủ cho bạn. Hiện nay, công ty vẫn đang hoạt động nên bạn phải yêu cầu công ty chốt sổ bảo hiểm xã hội cho bạn đến thời điểm đóng đủ. Bạn không tự đi chốt sổ bảo hiểm xã hội được.
Trường hợp Công ty vẫn còn nợ tiền bảo hiểm xã hội thì BHXH sẽ không chốt sổ cho bạn. Nếu Công ty gặp khó khăn trong vấn đề tài chính chưa thể đóng ngay số tiền bảo hiểm đang nợ thì công ty phải làm cam kết thanh toán hoặc thời điểm – định kỳ thanh toán, BHXH sẽ xem xét vấn đề chốt sổ BHXH cho Công ty. Như vậy, để đảm bảo quyền lợi cho bạn thì bạn có thể làm đơn yêu cầu Công ty nộp đủ số tiền BHXH đang còn thiếu cho bạn để chốt sổ bảo hiểm xã hội cho bạn.
Nếu công ty cố ý trốn tránh hay làm khó cho bạn thì bạn làm đơn gửi tới Phòng lao động thương binh xã hội cấp huyện nơi công ty bạn có trụ sở hoạt động để giải quyết.