Công ty chậm chốt trả sổ bảo hiểm có phải bồi thường không? Làm thế nào khi công ty chậm trả sổ bảo hiểm?
Mục lục
- 1 Phải làm gì khi công ty không chịu trả sổ bảo hiểm xã hội
- 2 Giải quyết tình huống không lấy được sổ bảo hiểm
- 3 Công ty giữ sổ bảo hiểm và không trả lương cho lao động
- 4 Công ty chậm chốt trả sổ bảo hiểm có phải bồi thường không?
- 5 Công ty giữ hộ sổ bảo hiểm xã hội có bị phạt không?
- 6 Làm thế nào khi người sử dụng lao động không trả sổ bảo hiểm xã hội?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi xin nghỉ việc và có quyết định thôi việc từ ngày 1/9/2015, vậy nhưng tới ngày 14/12/2015 tôi mới nhận được sổ bảo hiểm, ngày mùng 4/12/2015 đại diện công ty cũ tôi công tác mới nhắn tin báo chốt sổ bảo hiểm xong cho tôi, trên sổ bảo hiểm ngày chốt sổ là ngày 27/11/2015. Do quá trình trả sổ bảo hiểm đã quá 3 tháng kể từ ngày tôi có quyết định thôi việc nên tôi không làm được bảo hiểm thất nghiệp như quy định.Vậy tôi có được yêu cầu công ty bồi thường về việc chậm trễ nêu trên hay không và tôi cần gặp những cơ quan nào để gửi đơn yêu cầu giải quyết? Rất mong quý công ty giúp đỡ tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Tại khoản 2, 3 Điều 47 “Bộ luật lao động 2019” quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động:
“2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động”.
Theo đó, công ty có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội cho bạn trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, trường hợp đặc biệt có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:19006568
Xem thêm: Quy định pháp luật về việc hợp nhất hai sổ bảo hiểm
Tuy nhiên, trong trường hợp trên, bạn có quyết định thôi việc từ ngày 1/9/2015 nhưng ngày chốt sổ là ngày 27/11/2015 và tới tận ngày 14/12/2015 bạn mới nhận được sổ bảo hiểm. Do vậy, đã quá 30 ngày kể từ ngày chấm dứt hợp đồng công ty mới trả lại sổ bảo hiểm cho bạn nên công ty đã vi phạm nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động.
Trong trường hợp này, bạn có thể làm đơn kiến nghị đến Phòng lao động thương binh xã hội hoặc khởi kiện đến tòa án nhân dân quận, huyện nơi công ty bạn có trụ sở để đòi lại quyền lợi cho mình. Còn về việc công ty có phải bồi thường cho bạn về việc chậm trả sổ bảo hiểm hay không thì “Bộ luật lao động 2019” và các văn bản hướng dẫn thi hành hiện nay không quy định mà sẽ do các cơ quan có thẩm quyền quyết định theo từng trường hợp cụ thể.
Phải làm gì khi công ty không chịu trả sổ bảo hiểm xã hội
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi có làm việc cho 1 công ty tư nhân ở quận Hai Bà Trưng và được đóng bảo hiểm từ tháng 5/2009 đến hết tháng 4/2012 từ đó đến nay tôi không tham gia BHXH. Công ty đó đã chốt sổ bảo hiểm cho tôi đến hết tháng 4/2012. Tuy nhiên do nhiều mâu thuẫn với công ty cũ tôi không được họ trả sổ bảo hiểm. Xin luật sư cho biết tôi có cách nào lấy được sổ bảo hiểm mà không phải qua công ty cũ không. Trường hợp tôi bỏ hẳn thời gian tham gia bảo hiểm ở công ty cũ đó và bắt đầu tham gia ở công ty mới lại từ đầu thì có được cấp lại sổ BHXH không? Thủ tục cấp lại như thế nào?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Theo quy định tại Điểm c – Khoản 1 – Điều 18 Luật BHXH 2006 quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động:
1. Người sử dụng lao động có các trách nhiệm sau đây:
Xem thêm: Truy thu bảo hiểm xã hội do đóng không đủ số tiền
c) Trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động khi người đó không còn làm việc;
Khoản 2 – Điều 47 “Bộ luật lao động 2019” cũng quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng:
Trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.
Ngoài ra, tại Điều 7 Nghị định 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về Bảo hiểm thất nghiệp thì người lao động được quyền nhận lại sổ bảo hiểm xã hội khi mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động
Do đó, phía công ty bạn phải có trách nhiệm chốt sổ bảo hiểm và trả cho bạn. Còn việc bạn muốn lấy lại sổ bảo hiểm mà không thông qua công ty cũ là không có cơ sở. Vì, cho dù bạn muốn làm lại sổ bảo hiểm mới thì cũng cần có sự xác nhận thời gian đóng bảo hiểm của công ty cũ rồi chuyển sổ sang công ty mới Còn sổ cũ kia nếu bạn lấy được ở cty cũ thì sau này làm chế độ hưởng lương hưu hoặc hưởng 1 lần chế độ BHXH thì bạn phải đi làm thủ tục gộp sổ. Bạn muốn bỏ sổ BHXH cũ và lập sổ BHXH mới thì không có liên quan hay rắc rối gì cả. Không tiếp tục sổ BHXH cũ thì bạn hãy bảo quản sổ BHXH cũ cho cẩn thận để 12 tháng sau khi nghỉ việc ở công ty cũ bạn làm thủ tục hưởng BHXH 01 lần nhé (theo: điểm c khoản 01 điều 55 và điều 56 Luật BHXH năm 2006).
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568
Bạn chỉ được cấp lại sổ bảo hiểm với điều kiện phải do một đơn vị sử dụng lao động đứng ra yêu cầu cấp lại. Nghĩa là, bạn phải nhờ công ty cũ hoặc khi bạn làm công ty khác, công ty đó sẽ đứng ra làm thủ tục cấp lại sổ.
Xem thêm: Cho mượn chứng minh thư nhân dân đóng bảo hiểm, gộp sổ bảo hiểm
Thủ tục cấp lại sổ bảo hiểm:
– Người tham gia BHXH lập hồ sơ theo quy định nộp cho cơ quan BHXH nơi đang đóng BHXH (đối với trường hợp đang đóng BHXH tự nguyện) hoặc cơ quan BHXH nơi đóng BHXH cuối cùng trước khi dừng tham gia.
– Cơ quan BHXH thực hiện đối chiếu hồ sơ cấp lại đối với hồ sơ và dữ liệu do cơ quan BHXH quản lý, nếu đủ điều kiện và xác định người bị mất sổ BHXH chưa hưởng trợ cấp một lần thì thực hiện cấp lại sổ BHXH.
Thành phần hồ sơ
– Trường hợp nộp trực tiếp cho cơ quan BHXH:
+ Đơn đề nghị của người có sổ BHXH (Mẫu D01-TS).
+ Sổ BHXH (trường hợp hỏng).
– Trường hợp nộp hồ sơ thông qua đơn vị sử dụng lao động bổ sung thêm văn bản đề nghị của đơn vị sử dụng lao động (Mẫu D01b-TS).
Xem thêm: Xử lý hành vi làm giả hồ sơ bảo hiểm xã hội
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Làm gì khi công ty không trả sổ bảo hiểm xã hội?
– Quy định về nghĩa vụ trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động
– Công ty không trả sổ bảo hiểm xã hội thì phải làm thế nào?
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư:1900.6568 để được giải đáp.
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn luật miễn phí qua điện thoại
Xem thêm: Người lao động có hai sổ bảo hiểm xã hội thì xử lý thế nào?
– Luật sư tư vấn luật trực tuyến qua điện thoại
– Tư vấn luật lao động miễn phí qua điện thoại
Giải quyết tình huống không lấy được sổ bảo hiểm
Tóm tắt câu hỏi:
Em làm việc tại công ty được hơn 3 năm,em nghỉ việc mà công ty không chịu trả sổ bảo hiểm xã hội. Em mong phía luật sư giúp em có hướng giải quyết để lấy được sổ bảo hiểm xã hội. Em xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Theo quy định tại Điều 47 “Bộ luật lao động 2019” quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động:
Xem thêm: Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động có được lấy sổ bảo hiểm xã hội?
“2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.”
Bên cạnh đó, Điểm c Khoản 1 Điều 18 và Khoản 2 Điều 135 Luật bảo hiểm xã hội quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động:
“Điều 18. Trách nhiệm của người sử dụng lao động
1. Người sử dụng lao động có các trách nhiệm sau đây:
c) Trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động khi người đó không còn làm việc;”
“Điều 135. Các hành vi vi phạm pháp luật về thủ tục thực hiện bảo hiểm xã hội
2. Không cấp sổ bảo hiểm xã hội hoặc không trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động theo quy định của Luật này.”
Xem thêm: Tư vấn về trường hợp muốn hủy sổ bảo hiểm xã hội
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568
Như vậy, trong thời hạn 07 ngày, chậm nhất là 30 ngày, kể từ khi chấm dứt hợp đồng lao động, công ty của bạn phải chốt sổ và trả lại sổ bảo hiểm xã hội cho bạn. Nếu như công ty có hành vi không trả sổ thì bạn có quyền báo ngay với Thanh tra lao động thuộc Phòng lao động thương binh và xã hội nơi mà công ty đó có trụ sở để được giải quyết.
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư:1900.6568 để được giải đáp.
Công ty giữ sổ bảo hiểm và không trả lương cho lao động
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi là công nhân cơ khí, công ty tôi còn nợ tiền lương mềm (% trong đơn hàng ) cuả năm 2014. Tôi đã làm đơn xin giải quyết mà không được chấp thuận . Vậy tôi muốn khởi kiện có được không được ? Và thủ tục như thế nào ? công ty tôi có người đã nghỉ việc 3 tháng mà công ty vẫn chưa trả sổ bảo hiểm xã hội . Vậy thì phải làm như thế nào để lấy được sổ bảo hiểm ? Xin quý luật sư tư vấn cho tôi có. Tôi xin chân thành cảm ơn .
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Xem thêm: Luật sư tư vấn nghỉ việc nhưng công ty không trả sổ bảo hiểm xã hội
Theo quy định của “Bộ luật lao động năm 2019” quy định:
“2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.”
Trong hợp này:
Thứ nhất: Nếu bạn chưa nghỉ việc và công ty chậm trả lương
Theo quy định tại Nghị định 05/2015/NĐ – CP quy định
“Điều 24. Nguyên tắc trả lương
1. Người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn.
Xem thêm: Nghỉ việc nhưng công ty không trả sổ bảo hiểm và tiền lương
2. Trường hợp đặc biệt do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng thời hạn theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động thì không được trả chậm quá 01 tháng. Việc người sử dụng lao động phải trả thêm cho người lao động do trả lương chậm được quy định như sau:
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568
a) Nếu thời gian trả lương chậm dưới 15 ngày thì không phải trả thêm;
b) Nếu thời gian trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì phải trả thêm một khoản tiền ít nhất bằng số tiền trả chậm nhân với lãi suất trần huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương. Khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không quy định trần lãi suất thì được tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng của ngân hàng thương mại, nơi doanh nghiệp, cơ quan mở tài khoản giao dịch thông báo tại thời điểm trả lương.”
Thứ hai: Nếu bạn nghỉ việc mà không được thanh toán lương, và người đã nghỉ việc ba tháng chưa nhận được lương thì bên phía công ty đã vi phạm về việc thanh toán tiền lương và bị xử phạt theo Nghị định 95/2013/NĐ – CP.
Trước tiên bạn nên gửi đơn tới công ty cũ của bạn, yêu cầu công ty thanh toán các khoản nợ lương cho bạn, yêu cầu ghi rõ thời hạn thanh toán khoản nợ lương đó và nếu công ty không thanh toán thì bạn sẽ gửi đơn khởi kiện tới Tòa án.
Nếu hết thời hạn mà bạn không nhận được lương theo yêu cầu mình đưa ra thì bạn tiến hành khởi kiện ra Tòa án nhân dân cấp quận (huyện) nơi công ty đóng trụ sở.
Xem thêm: Quyền lợi của người lao động khi tham gia quan hệ lao động
Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi năm 2011 quy định:
“Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Tòa án nhân dân cấp huyện) có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:
a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 25 và Điều 27 của Bộ luật này;
b) Tranh chấp về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 Điều 29 của Bộ luật này;
c) Tranh chấp về lao động quy định tại khoản 1 Điều 31 của Bộ luật này.”
Về vấn đề sổ bảo hiểm
Điều 18 Luật Bảo hiểm xã hội, người sử dụng lao động có trách nhiệm “bảo quản sổ bảo hiểm xã hội của người lao động trong thời gian người lao động còn làm việc” và “trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động khi người đó không còn làm việc”.
Như vây, hành vi giữ sổ bảo hiểm là hành vi trái với quy định của pháp luật, bên bạn nên yêu cầu bên phía công ty trước, nếu không thực hiện thì bạn làm thủ tục khởi kiện như trên.
Xem thêm: Các thủ tục hành chính liên quan đến sổ bảo hiểm xã hội
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư:1900.6568 để được giải đáp.
Công ty chậm chốt trả sổ bảo hiểm có phải bồi thường không?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi xin nghỉ việc và có quyết định thôi việc từ ngày 1/9/2015, vậy nhưng tới ngày 14/12/2015 tôi mới nhận được sổ bảo hiểm, ngày mùng 4/12/2015 đại diện công ty cũ tôi công tác mới nhắn tin báo chốt sổ bảo hiểm xong cho tôi, trên sổ bảo hiểm ngày chốt sổ là ngày 27/11/2015. Do quá trình trả sổ bảo hiểm đã quá 3 tháng kể từ ngày tôi có quyết định thôi việc nên tôi không làm được bảo hiểm thất nghiệp như quy định.Vậy tôi có được yêu cầu công ty bồi thường về việc chậm trễ nêu trên hay không và tôi cần gặp những cơ quan nào để gửi đơn yêu cầu giải quyết? Rất mong quý công ty giúp đỡ tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Tại khoản 2, 3 Điều 47 “Bộ luật lao động 2019” quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động:
“2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động”.
Theo đó, công ty có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội cho bạn trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, trường hợp đặc biệt có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:19006568
Tuy nhiên, trong trường hợp trên, bạn có quyết định thôi việc từ ngày 1/9/2015 nhưng ngày chốt sổ là ngày 27/11/2015 và tới tận ngày 14/12/2015 bạn mới nhận được sổ bảo hiểm. Do vậy, đã quá 30 ngày kể từ ngày chấm dứt hợp đồng công ty mới trả lại sổ bảo hiểm cho bạn nên công ty đã vi phạm nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động.
Trong trường hợp này, bạn có thể làm đơn kiến nghị đến Phòng lao động thương binh xã hội hoặc khởi kiện đến tòa án nhân dân quận, huyện nơi công ty bạn có trụ sở để đòi lại quyền lợi cho mình. Còn về việc công ty có phải bồi thường cho bạn về việc chậm trả sổ bảo hiểm hay không thì “Bộ luật lao động 2019” và các văn bản hướng dẫn thi hành hiện nay không quy định mà sẽ do các cơ quan có thẩm quyền quyết định theo từng trường hợp cụ thể.
Công ty giữ hộ sổ bảo hiểm xã hội có bị phạt không?
Công ty giữ hộ sổ bảo hiểm xã hội có bị phạt không? Công ty có được giữ hộ sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động không?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi xin hỏi theo Điều 18 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định người lao động được cấp, quản lý sổ bảo hiểm xã hội và có trách nhiệm bảo quản sổ hiểm xã hội. Thực tế doanh nghiệp gặp bất cập. 1. Vì NLĐ không muốn giữ sổ hoặc trả lại nhờ Công ty giữ dùm (Công ty lập sổ theo dõi người nhận sổ, người không nhận ký tên) 2. Công nhân thường ở trọ nên bảo quản sổ không tốt. 3. Sau khi Công ty trả sổ cho NLĐ do đóng mức lương cơ bản 2, 3 năm chưa tăng nên tờ rơi không có thay đổi, Cơ quan BHXH cũng không in tờ rời hàng năm để bấm vào sổ. 4. Thông tin trên Sổ BHXH không thể hiện đầy đủ tới thời gian đóng hiện tại nên nhiều người tập trung lên phòng HCNS hỏi đáp, nhiều người tung tin nói Công ty trừ tiền BHXH hàng tháng mà không đóng. 5. Người LĐ khi nghỉ việc thì phải trả sổ lại cho Công ty đi chốt, NLĐ không tự chốt được. 6. Công ty giữ dùm sổ cho người lao động khi còn làm việc có bị phạt không? Vậy mục đích gửi sổ cho NLĐ chưa phát huy. Thiết nghĩ Cơ quan BHXH nếu muốn cho NLĐ biết đầy đủ thông tin BHXH của mình thì làm như thẻ ATM để NLĐ dễ dàng theo dõi. Còn trả sổ cho NLĐ để họ đối chiếu là doanh nghiệp có đóng hay đóng với mức lương nào thì không cần thiết. Vì, trên bảng lương có trừ tiền BHXH. Nếu muốn biết thông tin trên sổ đúng hay sai thì Công ty in danh sách gửi cho NLĐ để kiểm tra cùng với Công đoàn. Thêm vào đó BHXH, BHYT xác nhập khi NLĐ có thẻ BHYT kịp thời thì đương nhiên Công ty có đóng BHXH (Do BHXH hiện nay làm rất chặt, nợ tiền BHXH thì không in thẻ BHYT) Trân trọng !
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Nội dung tư vấn:
Theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội 2014, điều 18 quy định như sau:
1. Được tham gia và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này.
2. Được cấp và quản lý sổ bảo hiểm xã hội.
..
6. Ủy quyền cho người khác nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội.
7. Định kỳ 06 tháng được người sử dụng lao động cung cấp thông tin về đóng bảo hiểm xã hội; định kỳ hằng năm được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận về việc đóng bảo hiểm xã hội; được yêu cầu người sử dụng lao động và cơ quan bảo hiểm xã hội cung cấp thông tin về việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội.
8. Khiếu nại, tố cáo và khởi kiện về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.
Do đó, người lao động khi tham gia lao động được tham gia và hưởng các chế độ bảo hiểm theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội 2014. Ngoài ra, người lao động còn được cấp và quản lý sổ bảo hiểm của chính mình. Chính vì vậy, có thể hiểu người lao động trong việc quản lý sổ của mình được quyền lựa chọn các cách bảo quản khác nhau theo mục đích, ý chí của từng người.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật lao động qua tổng đài:1900.6568
Bên cạnh đó, Luật bảo hiểm xã hội 2014 này còn quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động như sau:
Điều 21: Trách nhiệm của người sử dụng lao động.
1. Lập hồ sơ để người lao động được cấp sổ bảo hiểm xã hội, đóng, hưởng bảo hiểm xã hội.
2. Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 86 và hằng tháng trích từ tiền lương của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 85 của Luật này để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm xã hội.
3. Giới thiệu người lao động thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản 1, khoản 2 Điều 45 và Điều 55 của Luật này đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa.
4. Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả trợ cấp bảo hiểm xã hội cho người lao động.
5. Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật.
6. Cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, cơ quan bảo hiểm xã hội.
7. Định kỳ 06 tháng, niêm yết công khai thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động; cung cấp thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội của người lao động khi người lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu.
8. Hằng năm, niêm yết công khai thông tin đóng bảo hiểm xã hội của người lao động do cơ quan bảo hiểm xã hội cung cấp theo quy định tại khoản 7 Điều 23 của Luật này.
Căn cứ vào quy định cụ thể như trên, người sử dụng lao động – công ty không có trách nhiệm phải bảo quản sổ bảo hiểm xã hội của người lao động. Cũng như không có quy định nào cụ thể chứng minh việc Công ty giữ sổ bảo hiểm xã hội giữ hộ người lao động sổ bảo hiểm là vi phạm pháp luật.
Như vậy, đối với quyền bảo quản sổ bảo hiểm của mình khi được cấp thì người lao động có thể chọn cách nhờ công ty giữ sổ và bảo quản giúp mình mà không vi phạm pháp luật.
Làm thế nào khi người sử dụng lao động không trả sổ bảo hiểm xã hội?
Làm thế nào khi người sử dụng lao động không trả sổ bảo hiểm xã hội? Trách nhiệm chốt sổ và trả sổ bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động.
Tóm tắt câu hỏi:
Cho em hỏi, em tham gia bảo hiểm ở trường học thuộc quận Long Biên với mức đóng giáo viên khoảng gần 1 triệu (người lao động đóng khoảng 400.000) từ tháng 9/2016 – 7/2017 do hết thời hạn hợp đồng và em không gia hạn nữa. Tới tháng 9/2017 em được đóng trường mới thuộc quận Cầu Giấy với mức đóng là hơn 4 triệu (người lao động đóng khoảng 400.000). Nhưng do trường cũ còn nợ tiền nên khất lần khất lượt không chốt sổ bảo hiểm cho em để em nộp sang trường mới. Vậy cho em hỏi trường hợp của em có thể khiếu nại đơn vị cũ không? Và em có thể mở sổ mới rồi sau này cộng dồn hai sổ được không? Em xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Nội dung tư vấn:
Theo quy định tại Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014, đối tượng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc gồm:
+ Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
+ Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
+ Cán bộ, công chức, viên chức;
+ Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
…
Theo như bạn trình bày, bạn là giáo viên giảng dạy theo hợp đồng tại trường học ở Quận Long Biên, do đó bạn thuộc đối tượng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Tuy nhiên, đến tháng 7/2017 bạn hết hợp đồng và chuyển công tác thì trường cũ do nợ tiền bảo hiểm xã hội nên không làm
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568
“Điều 21. Trách nhiệm của người sử dụng lao động
1. Lập hồ sơ để người lao động được cấp sổ bảo hiểm xã hội, đóng, hưởng bảo hiểm xã hội.
2. Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 86 và hằng tháng trích từ tiền lương của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 85 của Luật này để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm xã hội.
…
5. Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật.
6. Cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, cơ quan bảo hiểm xã hội.
…”.
Khoản 3 Điều 47 “Bộ luật lao động 2019” quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng thì trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày. Do đó, khi bạn chấm dứt hợp đồng, nhà trường có nghĩa vụ chốt sổ và trả sổ bảo hiểm xã hội cho bạn trong thời hạn chậm nhất là 30 ngày.
Đối với trường cũ do nợ tiền bảo hiểm xã hội nên chưa làm thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội cho bạn. Theo quy định tại Mục 2 Công văn 2266/BHXH-BT sẽ giải quyết như sau: Đối với doanh nghiệp thực sự gặp khó khăn nợ BHXH, BHYT, nếu giám đốc doanh nghiệp có văn bản gửi cơ quan BHXH cam kết trả đủ tiền nợ BHXH, BHYT và thực hiện đóng trước BHXH, BHYT đối với người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ BHXH, người lao động thôi việc để giải quyết chế độ BHXH và chốt sổ BHXH, thì giám đốc BHXH tỉnh xem xét, phối hợp với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội xác nhận thực trạng khó khăn của doanh nghiệp để giải quyết.
Như vậy, bạn có thể gửi đơn khiếu nại tới Phòng lao động thương binh xã hội Quận Long Biên để yêu cầu giải quyết, đồng thời bạn liên hệ với trường học tại Quận Long Biên để hiệu trưởng làm cam kết trả đủ tiền nợ BHXH, BHYT và thực hiện đóng trước cho bạn để chốt sổ bảo hiểm xã hội cho bạn.
Theo quy định tại Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì mỗi người chỉ có một số sổ bảo hiểm xã hội duy nhất nên bạn không thể đăng ký một số sổ bảo hiểm xã hội khác khi làm việc tại đơn vị mới. Nay bạn đi làm tại đơn vị mới thì bạn cung cấp số sổ bảo hiểm xã hội của bạn để tiếp tục đóng tiếp cho bạn.