Hiện nay, nhu cầu thành lập Cụm công nghiệp của các cá nhân, tổ chức ngày càng cao, nhưng trình tự thủ tục thành lập cụm công nghiệp không phải ai cũng nắm rõ.
Hiện nay, nhu cầu thành lập Cụm công nghiệp ngày càng cao, nhưng trình tự thủ tục thành lập cụm công nghiệp không phải ai cũng nắm rõ, sau đây là trình tự thành lập cụm công nghiệp theo quy định của pháp luật.
Trình tự thực hiện:
Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ hợp lệ theo quy định tại mục Thành phần, số lượng hồ sơ tại trung tâm giao dịch một cửa Sở Công Thương.
Bước 2: Cán bộ trung tâm giao dịch một cửa kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của hồ sơ. Trường hợp thiếu hồ sơ hoặc hồ sơ không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định. Trường hợp hồ sơ hợp lệ thì cán bộ trung tâm giao dịch một cửa tiếp nhận và viết giấy hẹn thời hạn giải quyết cho người đến nộp hồ sơ, ký xác nhận.
Bước 3: Nhận hồ sơ và trả kết quả theo cơ chế một cửa thuộc Sở Công Thương.
+ Trong trường hợp nhận hộ, người nhận hộ phải có thêm giấy uỷ quyền (theo mẫu quy định) và chứng minh thư của người uỷ quyền.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
– Hồ sơ thành lập cụm công nghiệp gồm:
+ Văn bản đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp huyện trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc thành lập cụm công nghiệp;
+ Báo cáo đầu tư thành lập cụm công nghiệp;
+ Bản sao hợp lệ quyết định phê duyệt quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp (hoặc văn bản bổ sung quy hoạch) trên địa bàn tỉnh; các văn bản liên quan khác (nếu có).
– Hồ sơ mở rộng cụm công nghiệp gồm:
+ Văn bản đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp huyện trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc mở rộng cụm công nghiệp;
+ Báo cáo đầu tư mở rộng cụm công nghiệp, bao gồm: sự cần thiết mở rộng cụm công nghiệp, trong đó giải trình về việc đáp ứng các điều kiện mở rộng cụm công nghiệp; đánh giá hiện trạng phát triển cụm công nghiệp hiện có; định hướng mở rộng cụm công nghiệp (ranh giới, diện tích, hiện trạng sử dụng đất, việc đấu nối công trình hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài hàng rào; phương án giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư);xác định sơ bộ nguồn vốn đầu tư và phương thức thực hiện; các giải pháp và tiến độ thực hiện; dự kiến khả năng cho thuê đất và hiệu quả về kinh tế, xã hội của cụm công nghiệp sau khi mở rộng.
– Hồ sơ thành lập Trung tâm gồm:
+
+ Đề án thành lập Trung tâm (trong đó bao gồm: sự cần thiết, giải trình các điều kiện thành lập Trung tâm; đề xuất cơ cấu tổ chức, biên chế, kinh phí hoạt động của Trung tâm; quy chế hoạt động của Trung tâm …);
+ Bản sao các Quyết định thành lập cụm công nghiệp; Quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng cụm công nghiệp; Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng cụm công nghiệp;
+ Các văn bản khác liên quan.
– Số lượng hồ sơ:
+ Thành lập cụm và mở rộng cụm : Hồ sơ được lập thành 08 bộ, nộp tại Sở Công Thương (trong đó có 02 bộ hồ sơ gốc).
+Thành lập trung tâm phất triển cụm công nghiệp: Hồ sơ được lập thành 04 bộ, gửi Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Nội vụ, Sở Công Thương, Sở Tài chính; mỗi nơi 01 bộ.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
* Thời hạn giải quyết:
+ Đối với thành lập cụm: Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Công Thương tổ chức thẩm định, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ kèm theo văn bản thẩm định của Sở Công Thương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định thành lập hoặc không thành lập cụm công nghiệp.
+ Đối với mở rộng cụm: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Công Thương tổ chức thẩm định, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ kèm theo văn bản thẩm định của Sở Công Thương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định mở rộng hoặc không mở rộng cụm công nghiệp.
* Căn cứ pháp lý:
– Quyết định số 105/2009/QĐ-TTg ngày 19 tháng 08 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành Quy chế quản lý cụm công nghiệp.