Xuất khẩu thủy sản. Điều kiện xuất khẩu thủy sản. Thủ tục khai báo kiểm dịch thủy sản xuất khẩu.
Xuất khẩu thủy sản. Điều kiện xuất khẩu thủy sản. Thủ tục khai báo kiểm dịch thủy sản xuất khẩu.
Tóm tắt câu hỏi:
Bên tôi có nhu cầu xuất khẩu thủy sản, trước khi xuất khẩu như vậy bên tôi phải làm thủ tục khai báo, vậy thủ tục khai báo như thế nào? Mong luật sư tư vấn giúp tôi về vấn đề này!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Thủy sản là các loài động vật có giai đoạn hoặc cả vòng đời sống trong nước bao gồm các loài cá, giáp xác, thân mềm, da gai, hải miên, xoang tràng, lưỡng cư, giun, bò sát và động vật có vú sống dưới nước kể cả trứng giống, tinh trùng, phôi và ấu trùng của chúng. Nếu bên bạn thực hiện thủ tục xuất khẩu phải bảo đảm đúng quy định của pháp luật.
Theo quy định của Thông tư số 06/2010/TT-BNNPTNT chủ hàng phải làm hồ sơ khai báo với cơ quan có thẩm quyền kiểm dịch trước khi xuất hàng ít nhất 10 ngày (đối với thủy sản) hoặc 05 ngày (đối với sản phẩm thủy sản) theo thủ tục sau:
Thứ nhất: Hồ sơ khai báo
+ Giấy khai báo kiểm dịch (mẫu 2);
+ Các tài liệu khác có liên quan gồm bản sao giấy chứng nhận vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh nơi xuất phát của thủy sản (nếu có); Bản sao phiếu kết quả xét nghiệm bệnh thủy sản (nếu có);
+ Bản sao Giấy phép của cơ quan có thẩm quyền nuôi trồng thủy sản đối với những loài có tên trong Danh mục các loài thủy sản xuất khẩu có điều kiện hoặc Danh mục các loài thủy sản cấm xuất khẩu;
+ Bản sao Giấy phép của cơ quan CITES Việt Nam đối với thủy sản, sản phẩm thủy sản thuộc những loài có trong Danh mục động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc quy định tại các Phụ lục của Công ước CITES.
+ Bản yêu cầu về các chỉ tiêu kiểm dịch của cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu (nếu có);
+ Mẫu giấy chứng nhận kiểm dịch theo yêu cầu của cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu (nếu có);
Thứ hai: Cơ quan thực hiện
+ Đối với thủy sản, sản phẩm thủy sản xuất khẩu không dùng làm thực phẩm: Khai báo tại cơ quan kiểm dịch động vật thuộc Cục Thú y;
+ Đối với thủy sản, sản phẩm thủy sản xuất khẩu dùng làm thực phẩm: Khai báo tại cơ quan kiểm tra chất lượng thuộc Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Thứ ba: Xác nhận khai báo kiểm dịch
+ Ngay sau khi nhận được hồ sơ cơ quan kiểm dịch động vật kiểm tra nội dung khai báo và các giấy tờ có liên quan; nếu hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ thì hướng dẫn chủ hàng hoàn chỉnh hồ sơ theo đúng quy định;
+ Trong thời gian 01 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, căn cứ tình hình dịch bệnh thủy sản tại nơi xuất phát, cơ quan kiểm dịch động vật xác nhận khai báo kiểm dịch, thông báo địa điểm, thời gian tiến hành kiểm dịch và chuẩn bị các điều kiện để kiểm dịch.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Nộp thuế khi chuyển nhượng cơ sở nuôi trồng thủy hải sản
– Ưu đãi đầu tư đối với ngành nuôi trồng thủy sản
– Xử phạt hành vi sử dụng chất độc để khai thác thủy sản
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn luật hành chính trực tuyến miễn phí