Thủ tục, hồ sơ xác định mức độ khuyết tật 2017. Cách thức thực hiên hồ sơ xác định mức độ khuyết tật và ra kết luận.
Thủ tục, hồ sơ xác định mức độ khuyết tật 2017. Cách thức thực hiên hồ sơ xác định mức độ khuyết tật và ra kết luận.
Tóm tắt câu hỏi:
Thưa luật sư cho em hỏi: Mẹ chồng em bị tai biến từ trước năm 1999, giờ không thể tự vận động, mọi sinh hoạt đều phải có người khác phục vụ, nhưng năm lut 99 ở Huế đã làm mất tất bệnh án, giấy ra viện và cmnd rồi mà giờ không thể đi kiểm tra sức khỏe để lấy giấy chứng nhận khuyết tật thì làm sao để làm thủ tục trợ cấp cho người khuyết tật được ạ. Em thấy ở phường khác người ta không cần giấy cmnd cũng như bệnh án, hội đồng chứng nhận khuyết tật của phường trong đó có trạm trưởng trạm y tế phường sẽ đến tận nhà để kiểm chứng là được. Nhưng ở phường Hương Xuân, thị xã Hương Trà TT Huế cán bộ LĐ TBXH không chịu yêu cầu phải có giấy cmnd và bệnh án của bệnh viện cấp huyện chứng nhận, cho em hỏi như vậy là đúng hay sai, và bây giờ có cách nào để mẹ chồng em được hưởng chính sách cho người khuyết tật ạ. Em xin cảm ơn luật sư.?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Để mẹ chồng bạn được hưởng trợ cấp cho người khuyết tật thì trước tiên phải xác định mức độ khuyết tật.
Trách nhiệm xác định mức độ khuyết tật được quy định tại Điều 15 Luật khuyết tật 2010 như sau:
“Điều 15. Trách nhiệm xác định mức độ khuyết tật
1. Việc xác định mức độ khuyết tật do Hội đồng xác định mức độ khuyết tật thực hiện.
2. Trong các trường hợp sau đây thì việc xác định mức độ khuyết tật do Hội đồng giám định y khoa thực hiện:
a) Hội đồng xác định mức độ khuyết tật không đưa ra được kết luận về mức độ khuyết tật;
b) Người khuyết tật hoặc đại diện hợp pháp của người khuyết tật không đồng ý với kết luận của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật;
c) Có bằng chứng xác thực về việc xác định mức độ khuyết tật của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật không khách quan, chính xác.
3. Trường hợp đã có kết luận của Hội đồng giám định y khoa về khả năng tự phục vụ, mức độ suy giảm khả năng lao động thì việc xác định mức độ khuyết tật theo quy định của Chính phủ.”
Để được Hội đồng xác định mức độ khuyết tật xác định mức độ khuyết tật cho mẹ chồng bạn thì bạn cần tiến hành thủ tục xác định mức độ khuyết tật được quy định tại Điều 18 Luật người khuyết tật 2010 như sau:
"Điều 18. Thủ tục xác định mức độ khuyết tật
1. Khi có nhu cầu xác định mức độ khuyết tật, người khuyết tật hoặc người đại diện hợp pháp của người khuyết tật gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người khuyết tật cư trú.
2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đơn đề nghị xác định mức độ khuyết tật, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm triệu tập Hội đồng xác định mức độ khuyết tật, gửi thông báo về thời gian xác định mức độ khuyết tật cho người khuyết tật hoặc người đại diện hợp pháp của họ.
3. Hội đồng xác định mức độ khuyết tật tổ chức việc xác định mức độ khuyết tật, lập hồ sơ xác định mức độ khuyết tật và ra kết luận.
4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có kết luận của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã niêm yết và thông báo công khai kết luận của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật và cấp giấy xác nhận khuyết tật.
5. Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chi tiết trình tự, thủ tục, hồ sơ xác định mức độ khuyết tật quy định tại Điều này.”
Trong trường hợp của bạn, Hội đồng xác định mức độ khuyết tật sẽ do Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường Hương Xuân thành lập. Hội đồng này sẽ dựa vào quy định tại Điều 17 Luật người khuyết tật 2010 để xác định mức độ khuyết tật:
“Điều 17. Phương pháp xác định mức độ khuyết tật
1. Việc xác định mức độ khuyết tật quy định tại khoản 1 Điều 15 của Luật này được thực hiện bằng phương pháp quan sát trực tiếp người khuyết tật, thông qua thực hiện hoạt động đơn giản phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày, sử dụng bộ câu hỏi theo các tiêu chí về y tế, xã hội và các phương pháp đơn giản khác để kết luận mức độ khuyết tật đối với từng người khuyết tật.
Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chi tiết khoản này.
2. Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì phối hợp với Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chi tiết về việc xác định mức độ khuyết tật đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 15 của Luật này.”
Nếu xuất hiện trường hợp như theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Luật khuyết tật 2010 thì để giám định mức độ khuyết tật thì phải thực hiện theo quy định tại Điều 5 Thông tư liên tịch 34/2012/TTLT-BYT-BLĐTBXH như sau:
“Điều 5. Hồ sơ khám giám định
1. Hồ sơ khám giám định đối với trường hợp Hội đồng xác định mức độ khuyết tật không đưa ra được kết luận về mức độ khuyết tật bao gồm:
a)
b) Biên bản họp của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật, trong biên bản ghi rõ Hội đồng xác định mức độ khuyết tật không đưa ra được kết luận về mức độ khuyết tật (bản sao Biên bản).
Trường hợp đối tượng sống ở Trung tâm nuôi dưỡng phải có giấy xác nhận, trong giấy xác nhận ghi rõ họ tên, tuổi, dán ảnh đối tượng, đóng dấu giáp lai của Trung tâm và Trung tâm phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc xác nhận đó.
c) Bản sao các giấy tờ khám bệnh, chữa bệnh, tật: Giấy ra viện, giấy phẫu thuật và các giấy tờ liên quan khác (nếu có).
d) Biên bản xác định mức độ khuyết tật của Hội đồng Giám định y khoa lần gần nhất (nếu có).
2. Trường hợp người khuyết tật hoặc đại diện hợp pháp của người khuyết tật không đồng ý với kết luận của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật, hồ sơ khám giám định gồm các giấy tờ sau:
a)
b) Biên bản họp của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật (bản sao Biên bản).
c) Các giấy tờ theo quy định tại điểm c, điểm d, Khoản 1 Điều này.
d) Giấy kiến nghị của người khuyết tật hoặc đại diện hợp pháp của người khuyết tật về kết luận của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật.
3. Trường hợp có bằng chứng xác thực về việc xác định mức độ khuyết tật của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật không khách quan, không chính xác, hồ sơ khám giám định gồm các giấy tờ sau:
a) Các giấy tờ theo quy định tại Khoản 2 Điều này.
b) Bằng chứng xác thực về việc xác định mức độ khuyết tật của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật không khách quan, không chính xác thể hiện qua biên bản, giấy kiến nghị, ảnh chụp, băng ghi âm hoặc các hình thức thể hiện khác.”
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến về người khuyết tật: 1900.6568
Sau khi đã xác định mức độ khuyết tật và mẹ bạn đủ điều kiện nhận trợ cấp cho người khuyết tật thì bạn cần làm hồ sơ theo quy định tại Điều 20 Nghị định 28/2012/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật gồm:
““Điều 20. Hồ sơ đề nghị trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng
1. Hồ sơ đề nghị trợ cấp xã hội bao gồm:
a) Tờ khai thông tin của người khuyết tật theo mẫu quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
b) Bản sao Giấy xác nhận khuyết tật;
c) Bản sao Sổ hộ khẩu;
d) Bản sao Giấy khai sinh hoặc chứng minh nhân dân;
đ) Bản sao Quyết định của cơ sở chăm sóc người khuyết tật về việc chuyển người khuyết tật về gia đình đối với trường hợp đang sống trong cơ sở bảo trợ xã hội;
e) Giấy xác nhận đang mang thai của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế, bản sao Giấy khai sinh của con đang nuôi dưới 36 tháng tuổi đối với trường hợp đang mang thai, nuôi con dưới 36 tháng tuổi.
2. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí chăm sóc đối với gia đình có người khuyết tật đặc biệt nặng bao gồm:
a) Tờ khai thông tin hộ gia đình theo mẫu quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
b) Bản sao Giấy xác nhận khuyết tật;
c) Bản sao Sổ hộ khẩu;
d) Tờ khai thông tin của người khuyết tật theo mẫu quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đối với trường hợp người khuyết tật chưa được hưởng trợ cấp xã hội hoặc bản sao Quyết định hưởng trợ cấp xã hội của người khuyết tật đối với trường hợp người khuyết tật đang hưởng trợ cấp xã hội.
3. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí chăm sóc đối với người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật đặc biệt nặng bao gồm:
a) Đơn của người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) về đủ điều kiện nhận nuôi dưỡng, chăm sóc theo quy định tại Điều 19 Nghị định này;
b) Tờ khai thông tin người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc theo mẫu quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
c) Bản sao Sổ hộ khẩu và chứng minh nhân dân của người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc;
d) Tờ khai thông tin của người khuyết tật theo mẫu quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
đ) Bản sao Sổ hộ khẩu của hộ gia đình người khuyết tật, nếu có;
e) Bản sao Giấy xác nhận khuyết tật;
g) Bản sao Quyết định trợ cấp xã hội hàng tháng của người khuyết tật đối với trường hợp người khuyết tật đang hưởng trợ cấp xã hội.
4. Hồ sơ hỗ trợ kinh phí chăm sóc đối với người khuyết tật đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi theo quy định như sau:
a) Trường hợp người khuyết tật chưa được hưởng trợ cấp xã hội, hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Trường hợp người khuyết tật đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, hồ sơ bao gồm: Bản sao Quyết định hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng; Giấy xác nhận đang mang thai của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế, bản sao Giấy khai sinh của con dưới 36 tháng tuổi.”
Vì trong hồ sơ đề nghị trợ cấp xã hội có bản sao giấy khai sinh hoặc chứng minh nhân dân nên vì mẹ bạn đã mất chứng mình nhân dân nên có thể thay bằng bản giao giấy khai sinh. Trong trường hợp không có cả 2 loại giấy tờ này thì bạn có thể làm thủ tục cấp lại giấy chứng minh nhân dân cho mẹ chồng bạn.