Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
  • Đặt lịch hẹn
  • Đặt câu hỏi
  • Dịch vụ Luật sư
  • Văn bản pháp luật
  • Biểu mẫu
  • Tư vấn tâm lý
  • Blog Luật
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • Bài viết
    liên quan

Tư vấn pháp luật

Người khuyết tật là gì? Như thế nào được gọi là người khuyết tật?

Khái niệm khuyết tật là gì?
Trang chủ » Tư vấn pháp luật » Người khuyết tật là gì? Như thế nào được gọi là người khuyết tật?
  • 30/01/202130/01/2021
  • bởi Luật sư Nguyễn Văn Dương
  • Luật sư Nguyễn Văn Dương
    30/01/2021
    Tư vấn pháp luật
    0

    Khái niệm khuyết tật? Người khuyết tật là gì? Nguyên nhân dẫn đến khuyết tật? Về các dạng tật và mức độ khuyết tật? Quyền của người khuyết tật theo quy định của pháp luật? Người như thế nào được gọi là người khuyết tật?

    Khái niệm khuyết tật là gì?

    • 1 1. Người khuyết tật là gì?
    • 2 2. Nguyên nhân dẫn đến khuyết tật
    • 3 3. Về các dạng tật và mức độ khuyết tật
    • 4 4. Quyền của người khuyết tật theo quy định của pháp luật
    • 5 5. Người như thế nào được gọi là người khuyết tật?

    Hiện nay, sau những cuộc vận động kiên trì của các tổ chức, cá nhân hoạt động trên lĩnh vực nhân quyền, nhận thức rằng người khuyết tật cũng là chủ thể bình đẳng của các quyền con người mới dần dần chiếm ưu thế trên thế giới. Sự chuyển biến về nhận thức dẫn tới thay đổi cả cách gọi tên của nhóm xã hội này. Thay cho việc dùng từ “những người tàn tật” (disable persons) có hàm ý miệt thị và hạ thấp, hiện nay, nhóm xã hội này được gọi một cách chính xác và trân trọng là những người khuyết tật (persons with disabilities). Tên gọi mới, ngoài những yếu tố khác, mang hàm ý rõ ràng rằng đây là nhóm người tuy có những khiếm khuyết về thể chất hoặc tinh thần, nhưng họ không phải và không được coi họ là những người vô dụng, đứng ngoài lề dòng chảy và là gánh nặng cho xã hội.

    1. Người khuyết tật là gì?

    Khái niệm người khuyết tật hiện đang là một khái niệm gây rất nhiều tranh cãi ở các quốc gia và cho đến nay vẫn chưa có khái niệm thống nhất về người khuyết tật áp dụng chung cho các nước. Giữa các quốc gia có sự khác nhau về quan điểm khuyết tật, những quy định liên quan tới tình trạng và mức độ khuyết tật, cũng như cách sử dụng từ ngữ diễn tả.

    Ví dụ:

    Theo phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới, có ba mức độ suy giảm là: khiếm khuyết (impairment), khuyết tật (disability) và tàn tật (handicap). Khiếm khuyết chỉ đến sự mất mát hoặc không bình thường của cấu trúc cơ thể liên quan đến tâm lý hoặc/và sinh lý. Khuyết tật chỉ đến sự giảm thiểu chức năng hoạt động, là hậu quả của sự khiếm khuyết. Còn tàn tật đề cập đến tình thế bất lợi hoặc thiệt thòi của người mang khiếm khuyết do tác động của môi trường xung quanh lên tình trạng khuyết tật của họ.

    Theo quan điểm của Tổ chức Quốc tế Người khuyết tật, người khuyết tật trở thành tàn tật là do thiếu cơ hội để tham gia các hoạt động xã hội và có một cuộc sống giống như thành viên khác. Do vậy, khuyết tật là một hiện tượng phức tạp, phản ánh sự tương tác giữa các tính năng cơ thể và các tính năng xã hội mà trong đó người khuyết tật sống.

    Ở Việt Nam, khuyết tật và tàn tật là hai từ để chỉ cùng một khái niệm, từ năm 2009 trở về trước chúng ta vẫn dùng song song hai từ này trên cả phương tiện truyền thông đại chúng và văn bản pháp quy. Tuy nhiên, trong các pháp lệnh trước đây của Nhà nước Việt Nam, tàn tật là cụ từ được chính thức sử dụng. Tại Điều 1 – Pháp lệnh về người tàn tật năm 1998, người tàn tật được định nghĩa như sau: “Người tàn tật theo quy định của Pháp lệnh này không phân biệt nguồn gốc gây ra tàn tật là người bị khiếm khuyết một hay nhiều bộ phận cơ thể hoặc chức năng biểu hiện dưới những dạng tật khác nhau, làm suy giảm khả năng hoạt động, khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp nhiều khó khăn“.

    Đến năm 2010, Quốc hội Việt Nam đã chính thức sử dụng cụm từ người khuyết tật thay cho tàn tật trong các bộ luật ban hành có liên quan. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật Người khuyết tật năm 2010 có hiệu lực từ ngày 01/01/2011, người khuyết tật được định nghĩa như sau:

    “1. Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn”.

    Người khuyết tật có những đặc điểm cơ bản như: Người khuyết tật là nhóm thiểu số lớn nhất thế giới và cũng là một trong những nhóm dễ bị tổn thương nhất; Người khuyết tật có ở mọi nơi trên thế giới và các quốc gia phải có trách nhiệm bảo vệ người khuyết tật.

    2. Nguyên nhân dẫn đến khuyết tật

    Các nguyên nhân dẫn đến khuyết tật như: Bẩm sinh, bệnh tật, chiến tranh, sinh hoạt, tai nạn giao thông, tai nạn lao động. Nếu như giai đoạn trước đây, các nguyên nhân như: bẩm sinh, bệnh tật, chiến tranh là nguyên nhân chính dẫn tới khuyết tật. Thì trong những năm tới, các nguyên nhân như: tai nạn giao thông, tai nạn lao động, ô nhiễm môi trường sẽ khiến cho số lượng người khuyết tật có xu hướng ngày một gia tăng.

    Xem thêm: Hồ sơ công nhận cơ sở sản xuất sử dụng người khuyết tật được hưởng ưu đãi

    3. Về các dạng tật và mức độ khuyết tật

    Tại Điều 3 Luật Người khuyết tật 2010 quy định về Dạng tật và mức độ khuyết tật:

    “1. Dạng tật bao gồm:

    a) Khuyết tật vận động;

    b) Khuyết tật nghe, nói;

    c) Khuyết tật nhìn;

    d) Khuyết tật thần kinh, tâm thần;

    đ) Khuyết tật trí tuệ;

    e) Khuyết tật khác.

    Xem thêm: Thủ tục xác định lại mức độ khuyết tật và cấp giấy xác nhận khuyết tật

    2. Người khuyết tật được chia theo mức độ khuyết tật sau đây:

    a) Người khuyết tật đặc biệt nặng là người do khuyết tật dẫn đến không thể tự thực hiện việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày;

    nhu-the-nao-duoc-goi-la-nguoi-khuyet-tat-

    Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

    b) Người khuyết tật nặng là người do khuyết tật dẫn đến không thể tự thực hiện một số việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày;

    c) Người khuyết tật nhẹ là người khuyết tật không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này”.

    Nghị định 28/2012/NĐ – CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật đã giải thích rõ ràng và chi tiết về các dạng tật theo Điều 2 và các mức độ khuyết tật theo Điều 3 Nghị định này. Cụ thể theo Điều 2 Nghị định 28/2012/NĐ – CP:

    – Khuyết tật vận động là tình trạng giảm hoặc mất chức năng cử động đầu, cổ, chân, tay, thân mình dẫn đến hạn chế trong vận động, di chuyển.

    Xem thêm: Hỗ trợ đối với người nhận nuôi dưỡng chăm sóc người khuyết tật

    –  Khuyết tật nghe, nói là tình trạng giảm hoặc mất chức năng nghe, nói hoặc cả nghe và nói, phát âm thành tiếng và câu rõ ràng dẫn đến hạn chế trong giao tiếp, trao đổi thông tin bằng lời nói.

    – Khuyết tật nhìn là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhìn và cảm nhận ánh sáng, màu sắc, hình ảnh, sự vật trong điều kiện ánh sáng và môi trường bình thường.

    – Khuyết tật thần kinh, tâm thần là tình trạng rối loạn tri giác, trí nhớ, cảm xúc, kiểm soát hành vi, suy nghĩ và có biểu hiện với những lời nói, hành động bất thường.

    – Khuyết tật trí tuệ là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhận thức, tư duy biểu hiện bằng việc chậm hoặc không thể suy nghĩ, phân tích về sự vật, hiện tượng, giải quyết sự việc.

    –  Khuyết tật khác là tình trạng giảm hoặc mất những chức năng cơ thể khiến cho hoạt động lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn mà không thuộc các trường hợp khuyết tật vận động; khuyết tật nghe, nói; khuyết tật nhìn; khuyết tật thần kinh, tâm thần và khuyết tật trí tuệ.

    Điều 3 Nghị định 28/2012/NĐ-CP quy định:

    –  Người khuyết tật đặc biệt nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất hoàn toàn chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn.

    – Người khuyết tật nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất một phần hoặc suy giảm chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được một số hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc.

    Xem thêm: Hỏi về phương tiện giao thông của người khuyết tật

    – Người khuyết tật nhẹ là người khuyết tật không thuộc trường hợp quy định tại người khuyết tật đặc biệt và người khuyết tật nặng.

    4. Quyền của người khuyết tật theo quy định của pháp luật

    Người khuyết tật thuộc nhóm người dễ bị tổn thương và theo cách phân loại theo chủ thể của quyền, thì quyền của người khuyết tật nằm trong quyền của nhóm. Nếu như quyền cá nhân được hiểu là các quyền thuộc về mỗi cá nhân, bất kể họ có hay không là thành viên của bất kỳ một nhóm xã hội nào và việc hưởng thụ các quyền này là tùy thuộc ý chí của mỗi cá nhân thì ngược lại, theo nghĩa rộng của nó, quyền của nhóm được hiểu là những quyền đặc thù, chung của một tập thể hay một nhóm xã hội nhất định, mà để được hưởng thụ các quyền này cần phải là thành viên của nhóm, và đôi khi cần phải thực hiện cùng với các thành viên khác của nhóm. Người khuyết tật cũng có các quyền cơ bản về dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa.

    Nếu quyền con người được hiểu là những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có và khách quan của con người được ghi nhận và bảo vệ trong pháp luật quốc gia và các thỏa thuận pháp lý quốc tế thì khái niệm quyền của người khuyết tật có thể được hiểu như sau: Quyền của người khuyết tật bao gồm các quyền tự do cơ bản của con người, là phẩm giá, nhu cầu, lợi ích và năng lực vốn có ở con người – với tư cách là thành viên của cộng động nhân loại và được chăm sóc, bảo vệ đặc biệt với tư cách là nhóm người đặc thù dễ bị tổn thương bởi sự khuyết tật, được thừa nhận và bảo hộ bằng pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia.

    Điều 4 Luật người khuyết tật năm 2010 quy định về quyền và nghĩa vụ của người khuyết tật như sau:

    “Điều 4. Quyền và nghĩa vụ của người khuyết tật

    1. Người khuyết tật được bảo đảm thực hiện các quyền sau đây:

    a) Tham gia bình đẳng vào các hoạt động xã hội;

    b) Sống độc lập, hòa nhập cộng đồng;

    c) Được miễn hoặc giảm một số khoản đóng góp cho các hoạt động xã hội;

    d) Được chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, học văn hóa, học nghề, việc làm, trợ giúp pháp lý, tiếp cận công trình công cộng, phương tiện giao thông, công nghệ thông tin, dịch vụ văn hóa, thể thao, du lịch và dịch vụ khác phù hợp với dạng tật và mức độ khuyết tật;

    đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

    2. Người khuyết tật thực hiện các nghĩa vụ công dân theo quy định của pháp luật“.

    Như vậy, pháp luật người khuyết tật năm 2010 đã có quy định khá rõ thế nào là người khuyết tật và các vấn đề khác có liên quan đến người khuyết tật.

    5. Người như thế nào được gọi là người khuyết tật?

    Tóm tắt câu hỏi:

    Luật sư cho em hỏi pháp luật quy định người như thế nào được gọi là người khuyết tật?

    Căn cứ pháp lý:

    – Luật Người khuyết tật năm 2010;

    – Nghị định 28/2018/NĐ – CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người khuyết tật.

    Nội dung tư vấn:

    Theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật Người khuyết tật năm 2010 có hiệu lực từ ngày 01/01/2011, người khuyết tật được định nghĩa như sau: “1. Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn”.

    Người khuyết tật có những đặc điểm cơ bản như: Người khuyết tật là nhóm thiểu số lớn nhất thế giới và cũng là một trong những nhóm dễ bị tổn thương nhất; Người khuyết tật có ở mọi nơi trên thế giới và các quốc gia phải có trách nhiệm bảo vệ người khuyết tật.

    Khuyết tật có thể là sự khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể của một người hay bị suy giảm chức năng trong vấn đề về nhận thức, khuyết tật được biểu hiện dưới nhiều dạng tật và dị dạng khác nhau khiến cho đời sống sinh hoạt và cuộc sống của họ gặp rất nhiều khó khăn.

    Hiểu theo cách khác khuyết tật có thể là khiếm khuyết diễn ra rất lâu dài và không có cơ hội phục hồi về mặt tinh thần, thể chất, trí tuệ không được minh mẫn hoặc sự ảnh hưởng của các giác quan mà khi tương tác với xã hội họ gặp rất nhiều cản trở và ảnh hưởng; gây bất lợi đến quá trình làm việc và có thể những khiếm khuyết đó làm họ không thể hoạt động và làm các công việc giống như người bình thường.

    Bài viết được thực hiện bởi Luật sư Nguyễn Văn Dương
    luat-su-Nguyen-Van-Duong-cong-ty-Luat-TNHH-Duong-Gia

    Chức vụ: Giám đốc điều hành

    Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp

    Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA

    Số năm kinh nghiệm thực tế: 09 năm

    Tổng số bài viết: 3.821 bài viết

    Gọi luật sư ngay
    Tư vấn luật qua Email
    Báo giá trọn gói vụ việc
    Đặt lịch hẹn luật sư
    Đặt câu hỏi tại đây

    Bạn có thể tham khảo các bài viết khác có liên quan của Luật Dương Gia:

    - Tham gia giao thông của người khuyết tật
    - Chính sách hỗ trợ đào tạo sơ cấp cho người khuyết tật
    - Căn cứ xác định đối tượng là người khuyết tật
    - Xác định mức độ khuyết tật có bắt buộc phải giám định y khoa không?
    - Tiêu chuẩn nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật
    - Trợ cấp xã hội hàng tháng cho người khuyết tật
    Xem thêm
    4.6 / 5 ( 5 bình chọn )

    Tags:

    Mức độ khuyết tật

    Người khuyết tật

    Công ty Luật TNHH Dương Gia – DG LAW FIRM

    Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí 24/7

    1900.6568

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Hà Nội

    024.73.000.111

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại TPHCM

    028.73.079.979

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Đà Nẵng

    0236.7300.899

    Website chính thức của Luật Dương Gia

    https://luatduonggia.vn

    Bài viết cùng chủ đề

    Người khuyết tật, khiếm khuyết có được cấp bằng lái xe không?

    Người khuyết tật, khiếm khuyết có được cấp bằng lái xe không? Người có khiếm khuyết, có dị tật có được học và thi bằng lái xe không? Điều kiện sức khỏe để được học và thi các loại bằng lái xe?

    Phụ cấp đối với nhà giáo dạy người khuyết tật

    Phụ cấp đối với nhà giáo dạy người khuyết tật. Điều kiện và mức phụ cấp ưu đãi và phụ cấp trách nhiệm đối với nhà giáo dạy người khuyết tật.

    Thành viên hội đồng xác định mức độ khuyết tật để hưởng trợ cấp

    Hội đồng xác định mức độ khuyết tật là cơ quan có chức năng kiểm tra xác định mức độ khuyết tật.

    Mẫu đơn đề nghị xác định mức độ khuyết tật

    Mẫu đơn đề nghị xác định mức độ khuyết tật trong hồ sơ gửi Ủy ban nhân dân xã xin giấy xác nhận khuyết tật?

    Quy định về việc doanh nghiệp sử dụng lao động là người khuyết tật

    Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn.

    Nguyên tắc cơ bản của việc làm đối với người khuyết tật

    Để người khuyết tật có cơ hội và điều kiện làm việc bình đẳng như những người lao động khác thì pháp luật Việt Nam đã quy định các nguyên tắc cơ bản nào?

    Người nuôi dưỡng chăm sóc người khuyết tật đặc biệt nặng được hỗ trợ gì không?

    Người nuôi dưỡng chăm sóc người khuyết tật đặc biệt nặng được hỗ trợ gì không? Đối tượng được hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng.

    Xác định mức độ khuyết tật như thế nào?

    Thưa luật sư, hiện nay để xác định tỷ lệ mức độ khuyết tật nặng hay nhẹ thì xác định dựa vào đâu, có dựa vào kết quả đi khám của bệnh viện về khả năng lao động bị suy giảm hay không ?

    Thủ tục cấp giấy xác nhận khuyết tật và hỗ trợ kinh phí chăm sóc người khuyết tật

    Thủ tục cấp giấy xác nhận khuyết tật và hỗ trợ kinh phí chăm sóc người khuyết tật. Muốn được xác nhận là người khuyết tật phải làm thế nào?

    Người bị tâm thần có được coi là khuyết tật thần kinh không?

    Bị tâm thần có được coi khuyết tật không? Thế nào là người khuyết tật? Tỷ lệ khuyết tật được giám định như thế nào? Người khuyết tật được hiểu là tình trạng thể chất như thế nào? Tỷ lệ khuyết tật được giám định như thế nào? Bị tâm thần có được coi khuyết tật thần kinh không?

    Xem thêm

    Bài viết mới nhất

    Hợp đồng mua bán tài sản là gì? Quy định về hợp đồng mua bán tài sản?

    Hợp đồng mua bán tài sản là gì? Hợp đồng mua bán tài sản tiếng Anh là gì? Quy định về hợp đồng mua bán tài sản?

    Hợp đồng tái bảo hiểm là gì? Mẫu hợp đồng tái bảo hiểm mới và chuẩn nhất?

    Hoạt động tái bảo hiểm là gì? Hợp đồng tái bảo hiểm là gì? Hợp đồng tái bảo hiểm tiếng Anh là gì? Đặc điểm của hợp đồng tái bảo hiểm? Phân loại hợp đồng tái bảo hiểm? Mẫu hợp đồng tái bảo hiểm mới nhất?

    Đồng bảo hiểm là gì? Phân biệt giữa đồng bảo hiểm với tái bảo hiểm?

    Khái niệm đồng bảo hiểm? Đồng bảo hiểm tiếng Anh là gì ? Những yếu tố cơ bản của mô hình " Đồng bảo hiểm "? Ý nghĩa của mô hình " Đồng bảo hiểm "? Phân biệt giữa đồng bảo hiểm và tái bảo hiểm?

    Hợp đồng sử dụng tác phẩm là gì? Mẫu hợp đồng thỏa thuận việc sử dụng tác phẩm?

    Khái niệm hợp đồng sử dụng tác phẩm? Hợp đồng sử dụng tác phẩm tiếng Anh là gì? Những quy định cơ bản về hợp đồng sử dụng tác phẩm? Đặc điểm của hợp đồng sử dụng tác phẩm? Ý nghĩa của hợp đồng sử dụng tác phẩm? Mẫu hợp đồng thỏa thuận việc sử dụng tác phẩm?

    Hợp đồng phụ là gì? So sánh giữa hợp đồng phụ và phụ lục hợp đồng?

    Khái niệm hợp đồng phụ? Hợp đồng phụ tiếng Anh là gì? Hiệu lực của hợp đồng phụ? So sánh giữa hợp đồng phụ và phụ lục hợp đồng?

    Hợp đồng nghiên cứu khoa học là gì? Mẫu hợp đồng nghiên cứu khoa học?

    Khái niệm hợp đồng nghiên cứu khoa học? Hơp đồng nghiên cứu khoa học tiếng Anh là gì? Đặc điểm của hợp đồng nghiên cứu khoa học? Mẫu hợp đồng nghiên cứu khoa học?

    Hợp đồng tương lai là gì? Sự khác nhau giữa hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai?

    Khái niệm hợp đồng tương lại? Hợp đồng tương lai tiếng Anh là gì? Đặc điểm của hợp đồng tương lại? Ưu - nhược điểm của hợp đồng tương lai? Sự khác nhau giữa hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai?

    Mẫu hợp đồng thuê căn hộ chung cư và cách soạn thảo mới nhất

    Hợp đồng Thuê chung cư là gì? Hợp đồng thuê chung cư để làm gì? Mẫu hợp đồng Thuê chung cư mới nhất? Hướng dẫn cách ghi hợp đồng cho thuê căn hộ chung cư mới nhất? Hợp đồng thuê chung cư có cần công chứng, chứng thực?

    Mẫu hợp đồng cộng tác viên freelancer mới nhất năm 2021

    Cộng tác viên là gì? Hợp đồng Cộng tác viên là gì? Mẫu hợp đồng cộng tác viên mới nhất năm 2021? Lưu ý khi giao kết hợp đồng cộng tác viên freelancer? Nội dung của hợp đồng cộng tác viên? Ký hợp đồng cộng tác viên dưới 3 tháng có phải khấu trừ thuế?

    Mẫu hợp đồng thầu phụ và cách soạn thảo hợp đồng thầu phụ mới nhất

    Nhà thầu phụ là gì? Hợp đồng thầu phụ là gì? Mục đích của hợp đồng thầu phụ? Mẫu hợp đồng thầu phụ mới nhất năm 2021? Yêu cầu khi ký hợp đồng thầu phụ? Tỷ lệ % giá trị của hợp đồng thầu phụ được ký?

    Mẫu hợp đồng vận chuyển, vận tải hành khách mới nhất năm 2021

    Hợp đồng vận chuyển, vận tải hành khách là gì? Hợp đồng vận chuyển hành khách để làm gì? Mẫu hợp đồng vận chuyển hành khách mới nhất năm 2021? Những lưu ý khi xác lập, ký kết hợp đồng vận tải hành khách?

    Mẫu hợp đồng dịch vụ chụp hình, quay phim chụp ảnh mới nhất năm 2021

    Hợp đồng quay phim, chụp ảnh là gì? Hợp đông dịch vụ quay phim, chụp ảnh để làm gì? Mẫu hợp đồng dịch vụ quay phim, chụp ảnh mới nhất năm 2021? Lưu ý khi giao kết hợp đồng quay phim chụp ảnh? Đăng ảnh của người sử dụng dịch vụ chụp ảnh quay phim có bị phạt không?

    Mẫu hợp đồng cung cấp dịch vụ bảo vệ, dịch vụ an ninh mới nhất

    Hợp đồng dịch vụ bảo vệ, dịch vụ an ninh là gì? Hợp đồng dịch vụ bảo vệ, dịch vụ an ninh để làm gì ? Mẫu Hợp đồng dịch vụ bảo vệ, dịch vụ an ninh mới nhất năm 2021? Những lưu ý khi ký hợp đồng dịch vụ bảo vệ, dịch vụ an ninh?

    Địa chỉ liên lạc là gì? Địa chỉ thường trú là gì? Khác nhau ở điểm nào?

    Địa chỉ liên lạc là gi? Địa chi thường trú là gì? Các phương thức liên lạc mới hiện nay? Sự khác nhau cơ bản giữa địa chỉ liên lạc với địa chỉ thường trú? Cách xác định địa chỉ thường trú?Các bước đăng ký thường trú? Tầm quan trọng của địa chỉ liên lạc

    Công tố viên là gì? Địa vị pháp lý đặc biệt của Công tố viên trên thế giới?

    Công tố viên là gì? Vị thế và những điều kiện phục vụ của Công tố viên? Vai trò của Công tố viên trong tố tụng hình sự? Tìm hiểu một chút về vai trò của Công tố viên theo Pháp luật Hàn Quốc?

    Bị khai trừ khỏi Đảng, Đảng viên có được xin kết nạp lại không?

    Bị khai trừ khỏi Đảng, Đảng viên có được xin kết nạp lại không? Quy định về hình thức xử lý kỷ luật khai trừ đối với Đảng viên. Quy định về xét kết nạp lại của Đảng viên. Các trường hợp không xem xét kết nạp lại.

    Xử lý Đảng viên vi phạm hôn nhân gia đình, có hành vi ngoại tình

    Xử lý Đảng viên vi phạm hôn nhân gia đình, có hành vi ngoại tình. Quy định về xử lý kỷ luật đối với Đảng viên vi phạm hôn nhân và gia đình. Các hình thức xử lý liên quan đối với Đảng viên có hành vi vi phạm hôn nhân và gia đình.

    Chi tiết mức đóng Đảng phí? Trường hợp nào được miễn Đảng phí?

    Chi tiết mức đóng Đảng phí? Trường hợp nào được miễn Đảng phí? Quy định về Đảng phí và cơ sở đóng Đảng phí của Đảng viên. Quy định về mức đóng Đảng phí của Đảng viên. Quy định về việc quản lý và sử dụng Đảng phí.

    Cách kiểm tra số CMND, CCCD, thông tin cá nhân người khác online

    Cách kiểm tra số CMND, CCCD, thông tin cá nhân người khác online. Quy định về đối tượng được cấp thẻ Căn cước công dân. Quy định của pháp luật về quyền và của công dân đối với Căn cước công dân. Quy định về thông tin căn cước công dân và giá trị sử dụng của thẻ căn cước công dân.

    Sang tên đổi chủ xe máy cùng tỉnh, khác tỉnh có đổi biển số không?

    Sang tên đổi chủ xe máy cùng tỉnh, khác tỉnh có đổi biển số không? Quy định của pháp luật về trách nhiệm của chủ xe. Quy định của pháp luật về cấp biển số khi sang tên xe khác tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Trường hợp sang tên xe đã chuyển quyền sở hữu qua nhiều người.

    Xem thêm

    Tìm kiếm tin tức
    Dịch vụ nổi bật
    dich-vu-thanh-lap-cong-ty-nhanh-thanh-lap-doanh-nghiep-uy-tin Dịch vụ đăng ký kinh doanh, thành lập công ty, thành lập doanh nghiệp uy tín
    dich-vu-dang-ky-su-dung-ma-ma-vach-gs1-cho-san-pham-hang-hoa Dịch vụ đăng ký sử dụng mã số mã vạch GS1 cho sản phẩm hàng hoá
    tu-van-phap-luat-truc-tuyen-mien-phi-qua-tong-dai-dien-thoai Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại 24/7
    dich-vu-dang-ky-bao-ho-ban-quyen-tac-gia-tac-pham-nhanh-va-uy-tin Dịch vụ đăng ký bảo hộ bản quyền tác giả, tác phẩm nhanh và uy tín
    Tư vấn soạn thảo hợp đồng, giải quyết các tranh chấp hợp đồng

    Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

    Đặt câu hỏi trực tuyến

    Đặt lịch hẹn luật sư

    Văn phòng Hà Nội:

    Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Văn phòng Đà Nẵng:

    Địa chỉ:  454/18 đường Nguyễn Tri Phương, phường Hoà Thuận Tây, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: danang@luatduonggia.vn

    Văn phòng TPHCM:

    Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: luatsu@luatduonggia.vn

    Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
    Scroll to top
    • Gọi ngay
    • Chỉ đường
      • HÀ NỘI
      • ĐÀ NẴNG
      • TP.HCM
    • Đặt câu hỏi
    • Tin liên quan
    • VĂN PHÒNG HÀ NỘI
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG ĐÀ NẴNG
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG TPHCM
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    Tin liên quan
    Tin liên quan
    Người khuyết tật, khiếm khuyết có được cấp bằng lái xe không?
    08/02/2021
    Phụ cấp đối với nhà giáo dạy người khuyết tật
    20/02/2021
    Thành viên hội đồng xác định mức độ khuyết tật để hưởng trợ cấp
    10/02/2021
    Mẫu đơn đề nghị xác định mức độ khuyết tật
    19/01/2020
    Quy định về việc doanh nghiệp sử dụng lao động là người khuyết tật
    09/02/2021
    Nguyên tắc cơ bản của việc làm đối với người khuyết tật
    09/02/2021
    Người nuôi dưỡng chăm sóc người khuyết tật đặc biệt nặng được hỗ trợ gì không?
    10/02/2021
    Xác định mức độ khuyết tật như thế nào?
    10/02/2021
    Thủ tục cấp giấy xác nhận khuyết tật và hỗ trợ kinh phí chăm sóc người khuyết tật
    11/02/2021
    Người bị tâm thần có được coi là khuyết tật thần kinh không?
    27/12/2020
    nguoi-bi-tam-than-co-duoc-coi-la-khuyet-tat-than-kinh-khong