Khảo nghiệm sinh vật biến đổi gien là quá trình đánh giá sức ảnh hưởng của sinh vật biến đổi gen đối với môi trường trong điều kiện cụ thể của Việt Nam. Dưới đây là quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục xin cấp giấy phép khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen.
Mục lục bài viết
1. Thủ tục cấp giấy phép khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen:
Căn cứ theo quy định tại Điều 18 của Nghị định 69/2010/NĐ-CP của Chính phủ về an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền và sản phẩm của sinh vật biến đổi gen (sau được sửa đổi tại Nghị định 118/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 69/2010/NĐ-CP ngày 21/6/2010 của Chính phủ về an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền và sản phẩm của sinh vật biến đổi gen), có quy định về trình tự và thủ tục cấp giấy phép khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen. Theo đó, quá trình cấp giấy phép khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen sẽ phải trải qua các giai đoạn cơ bản sau đây:
Bước 1: Các tổ chức có nhu cầu đăng ký cấp giấy phép khảo nghiệm biến đổi gen sẽ chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ để thực hiện thủ tục hành chính nộp tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp này được xác định là Bộ nông nghiệp phát triển và nông thôn. Thành phần hồ sơ sẽ được quy định cụ thể trong phần dưới đây. Tài liệu và giấy tờ trong hồ sơ đăng ký cấp giấy phép khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen là một trong những giai đoạn quan trọng để làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Sau khi chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, có thể nộp trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền hoặc đột thông qua dịch vụ bưu chính, thậm chí có thể nộp thông qua môi trường mạng dưới hình thức trực tuyến.
Bước 2: Trong khoảng thời gian 07 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn sẽ thông báo bằng văn bản cho các tổ chức đăng ký về việc chấp nhận hồ sơ hợp lệ, hoặc yêu cầu bổ sung và hoàn thiện hồ sơ trong trường hợp xét thấy hồ sơ còn thiếu. Thời gian bổ sung và hoàn thiện hồ sơ sẽ không tính vào thời gian thẩm định hồ sơ.
Bước 3: Trong khoảng thời hạn 30 ngày làm việc đối với hồ sơ đăng ký cấp giấy phép khảo nghiệm hạn chế và 45 ngày đối với hồ sơ đăng ký cấp giấy phép khảo nghiệm rộng rãi, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ nông nghiệp phát triển và nông thôn sẽ tổ chức Hội đồng khảo nghiệm để đánh giá rủi ro sinh vật biến đổi gen trong quá trình thẩm định hồ sơ. Kết quả thẩm định của hội đồng khảo nghiệm đánh giá rủi ro sinh vật biến đổi gen sẽ được xem là căn cứ để Bộ nông nghiệp phát triển và nông thôn xem xét, từ đó cấp giấy phép cầu nghiệp sinh vật biến đổi gen cho các tổ chức nộp hồ sơ.
Bước 4: Trong khoảng thời hạn 10 ngày được tính kể từ ngày có kết quả thẩm định, Bộ nông nghiệp phát triển và nông thôn sẽ xem xét để cấp giấy phép khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen cho các tổ chức nộp hồ sơ. Trong trường hợp từ chối, Bộ nông nghiệp phát triển và nông thôn cần phải ra thông báo bằng văn bản cho các tổ chức đăng ký, trong văn bản đó phải nêu rõ lý do chính đáng. Bộ nông nghiệp phát triển và nông thôn là cơ quan có thẩm quyền phối hợp với Bộ tài nguyên và môi trường để kiểm tra việc tuân thủ các yêu cầu quy định trong giấy phép khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen. Bộ nông nghiệp phát triển và nông thôn sẽ xem xét thu hồi giấy phép khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen khi nhận thấy tổ chức được cấp phép khảo nghiệm đã vi phạm một trong những trường hợp sau:
– Cung cấp sai thông tin về tên của các sinh vật biến đổi gen;
– Tiến hành các hoạt động khảo nghiệm sai thời gian, sai địa điểm phải ra quy mô khảo nghiệm khi chưa được sự đồng ý của Bộ nông nghiệp phát triển và nông thôn;
– Không tuân thủ thuyết minh đăng ký khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen đã được Bộ nông nghiệp phát triển và nông thôn phê duyệt.
2. Thành phần hồ sơ đề nghị cấp giấy phép khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen:
Căn cứ theo quy định tại Điều 18 của Nghị định 69/2010/NĐ-CP của Chính phủ về an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền và sản phẩm của sinh vật biến đổi gen (sau được sửa đổi tại Nghị định 118/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 69/2010/NĐ-CP ngày 21/6/2010 của Chính phủ về an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền và sản phẩm của sinh vật biến đổi gen), thành phần hồ sơ đề nghị xin cấp giấy phép khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen sẽ bao gồm các loại giấy tờ và tài liệu cơ bản sau đây:
– Đơn đăng ký cấp giấy phép khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen theo mẫu do pháp luật quy định, cụ thể là được thực hiện theo mẫu số 04 ban hành kèm theo Nghị định 69/2010/NĐ-CP của Chính phủ về an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền và sản phẩm của sinh vật biến đổi gen;
– Thuyết minh đăng ký khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen, kế hoạch khảo nghiệm được quy định cụ thể tại Phụ lục II và phụ lục III ban hành kèm theo. Trường hợp đối với thực vật biến đổi gen sẽ áp dụng theo mẫu số 05 tại phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 69/2010/NĐ-CP của Chính phủ về an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền và sản phẩm của sinh vật biến đổi gen;
– Bản chụp của quyết định công nhận cơ sở khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền;
– Trường hợp sinh vật biến đổi gen nhập khẩu để tiến hành hoạt động khẩu nghiệp đánh giá rủi ro, thì cần phải đem theo các loại tài liệu và giấy tờ chứng minh sinh vật biến đổi gen đó đã được các quốc gia trên thế giới cho phép sử dụng để phóng thích vào môi trường, không ảnh hưởng đến quá trình sinh sống của con người. Trong trường hợp sinh vật biến đổi gen được tạo ra trong nước thì cần phải kèm theo các loại giấy tờ và tài liệu chứng minh sinh vật biến đổi gen đó được coi là kết quả của quá trình nghiên cứu khoa học và đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận trên thực tế.
Theo đó có thể nói, thành phần hồ sơ đề nghị cấp giấy phép khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen sẽ bao gồm đầy đủ các loại giấy tờ và tài liệu nêu trên.
3. Giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen gồm những nội dung gì?
Theo quy định tại Điều 30 của Nghị định 69/2010/NĐ-CP của Chính phủ về an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền và sản phẩm của sinh vật biến đổi gen (sau được sửa đổi tại Nghị định 118/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 69/2010/NĐ-CP ngày 21/6/2010 của Chính phủ về an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền và sản phẩm của sinh vật biến đổi gen), có quy định về nội dung giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm. Theo đó, giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đáp ứng đầy đủ điều kiện được sử dụng làm thực phẩm sẽ bao gồm các nội dung cơ bản sau:
– Tên sinh vật biến đổi gen, trong đó bao gồm tên khoa học, tên thông thường, sự kiện chuyển gen và mã nhận dạng;
– Các thông tin chi tiết về tổ chức và cá nhân đăng ký cấp giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đáp ứng đầy đủ điều kiện được sử dụng để làm thực phẩm;
– Các yêu cầu cụ thể để có thể đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng sinh vật biến đổi gen trên thực tế;
– Bộ nông nghiệp phát triển và nông thôn được xác định là cơ quan có thẩm quyền quy định mẫu xác nhận sinh vật biến đổi gen đáp ứng đầy đủ điều kiện được sử dụng để làm thực phẩm.
Như vậy có thể nói, giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen sẽ bao gồm đầy đủ các nội dung cơ bản nêu trên.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 69/2010/NĐ-CP của Chính phủ về an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền và sản phẩm của sinh vật biến đổi gen;
– Nghị định 118/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 69/2010/NĐ-CP ngày 21/6/2010 của Chính phủ về an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền và sản phẩm của sinh vật biến đổi gen.