Thủ tục bổ sung thành viên góp vốn, xử phạt chậm nộp thuế. Bổ sung thành viên góp vốn vào công ty TNHH hai thành viên.
Thủ tục bổ sung thành viên góp vốn, xử phạt chậm nộp thuế. Bổ sung thành viên góp vốn vào công ty TNHH hai thành viên.
Tóm tắt câu hỏi:
Kính gửi Luật Sư ! Nhờ Luật Sư tư vấn và hướng dẫn giúp tôi nghiệp vụ sau với, công ty TNHH của chúng tôi mới thành lập từ tháng 4/2015 với 2 thành viên, hiện giờ chúng tôi đã có 5 thành viên vì vậy chúng tôi cần làm thủ tục bổ sung vào hội đồng thành viên hoặc bổ sung cổ đông, chúng tôi cần chuyển nhượng 1 phần cổ phần của 1 thành viên cho 3 thành viên mới như vậy thủ tục sẽ như thế nào. Ngoài ra tôi muốn hội đồng thành viên chỉ có 2 người còn 3 người kia chỉ là cổ đông có được không. Thêm nữa việc góp vốn của các thành viên có bắt buộc không, có phải làm văn bản gửi cơ quan nhà nước hay chỉ cần nội bộ. Còn một việc nữa là công ty chúng tôi vừa nhận được thông báo nộp phạt của chi cục thuế vì nộp trễ hạn 27 nghìn đồng tiền thuế, có lẽ do phía dịch vụ kế toán cho công ty chúng tôi có sai sót gì đó nhưng sao không thấy cơ quan thuế gửi phản hồi yêu cầu nộp thuế, chưa có 1 thông báo nào gửi tới để yêu cầu đóng thuế mà đã có thông báo nộp phạt vì đóng thuế trễ hạn như vậy có đúng quy định không thưa Luật Sư, chúng tôi có thể yêu cầu cơ quan thuế xem xét vì lý do này không thưa Luật Sư. Chỉ vì nộp thiếu 27 nghìn mà bị phạt gần 2 triệu thì vô lý quá. Kính nhờ Luật Sư giúp chúng tôi ! Chân thành cám ơn Luật sư! Trân Trọng
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Thứ nhất: Bổ sung thành viên góp vốn vào công ty TNHH hai thành viên
Hiện tại công ty bạn có hai thành viên, loại hình là công ty TNHH hai thành viên thì cơ cấu tổ chức theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014 được quy định như sau:
Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Công ty trách nhiệm hữu hạn có từ 11 thành viên trở lên phải thành lập Ban kiểm soát; trường hợp có ít hơn 11 thành viên, có thể thành lập Ban kiểm soát phù hợp với yêu cầu quản trị công ty. Quyền, nghĩa vụ, tiêu chuẩn, điều kiện và chế độ làm việc của Ban kiểm soát, Trưởng Ban kiểm soát do Điều lệ công ty quy định.
=> Nếu các bạn muốn thêm thành viên góp vốn vào công ty thì thực hiện theo hai bước.
Bước 1: Chuyển nhượng phần vốn góp cho 3 thành viên, thủ tục chuyển nhượng quy định như sau:
Điều 53. Chuyển nhượng phần vốn góp
1. Trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 52, khoản 5 và khoản 6 Điều 54 của Luật này, thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác theo quy định sau đây:
a) Phải chào bán phần vốn đó cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện;
b) Chỉ được chuyển nhượng với cùng điều kiện chào bán đối với các thành viên còn lại quy địnhtại điểm a khoản này cho người không phải là thành viên nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày chào bán.
2. Thành viên chuyển nhượng vẫn có các quyền và nghĩa vụ đối với công ty tương ứng với phần vốn góp có liên quan cho đến khi thông tin về người mua quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều 49 của Luật này được ghi đầy đủ vào sổ đăng ký thành viên.
3. Trường hợp chuyển nhượng hoặc thay đổi phần vốn góp của các thành viên dẫn đến chỉ còn một thành viên trong công ty, công ty phải tổ chức hoạt động theo loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và đồng thời thực hiện đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc chuyển nhượng.”
Bước 2: Thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh lên Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư.
Sau khi thực hiện xong hai bước này 3 người bổ sung thêm sẽ là thành viên của công ty, thay đổi này phải được thực hiện đăng ký lên cơ quan nhà nước.
Thứ hai: Chậm nộp thuế
Bên bạn không nói rõ là loại thuế gì, tuy nhiên khi xử phạt về hành vi chậm nộp thuế bạn căn cứ vào quy định của Thông tư số 166/2013/TT – BTC
“Điều 33. Thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế
1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế; trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính có ghi thời hạn nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó. Cá nhân, tổ chức vi phạm cố tình không nhận quyết định xử phạt thì quyết định xử phạt được thi hành trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày giao quyết định xử phạt.”
Về tiền phạt chậm nộp thuế, chậm nộp tiền phạt được xác định như sau:
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
“Điều 41. Xử lý đối với việc chậm nộp tiền thuế, tiền phạt
1. Xử lý đối với việc chậm nộp tiền thuế được thực hiện theo quy định của Luật quản lý thuế và các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật quản lý thuế.
Đối với trường hợp khai thiếu thuế phát hiện qua thanh tra, kiểm tra thì áp dụng tính tiền chậm nộp tiền thuế theo mức 0,05%/ngày tính trên số tiền thuế khai thiếu tính cho thời gian chậm nộp. Trường hợp, quá thời hạn 90 ngày, kể từ ngày người nộp thuế phải nộp tiền thuế truy thu vào ngân sách nhà nước theo thời hạn ghi trên quyết định xử phạt hoặc quyết định xử lý truy thu thuế mà người nộp thuế chưa nộp thì người nộp thuế bị tính tiền chậm nộp tiền thuế theo mức 0,07%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp.
2. Xử lý đối với việc chậm nộp tiền phạt
a) Cá nhân, tổ chức bị xử phạt, chậm nộp tiền phạt so với thời hạn thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế quy định tại Điều 33 Thông tư này thì phải nộp đủ số tiền phạt và tiền chậm nộp tiền phạt theo mức 0,05%/ngày tính trên tổng số tiền phạt chưa nộp.
b) Không tính chậm nộp tiền phạt trong thời gian xem xét, quyết định miễn, giảm phần còn lại tiền phạt hoặc cho phép nộp tiền phạt nhiều lần; cá nhân vi phạm hành chính thuế được hoãn thi hành quyết định xử phạt theo quy định của pháp luật.
3. Số ngày chậm nộp tiền phạt bao gồm cả ngày lễ, ngày nghỉ theo chế độ quy định và được tính từ ngày kế tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp tiền phạt, thời hạn hoãn thi hành quyết định xử phạt đến ngày liền kề trước ngày cá nhân, tổ chức nộp tiền phạt vào ngân sách nhà nước.”
= > Bạn có thể căn cứ vào tất cả các nội dung trên để yêu cầu cơ quan thuế có thẩm quyền giải quyết về việc không có thông báo và quyết định xử phạt đồng thời làm rõ mức xử ph
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Chuyển nhượng cổ phần đồng thời với thay đổi đăng ký kinh doanh được không?
– Thay đổi thông tin đăng ký thuế qua mạng
– Thay đổi nội dung giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn pháp luật doanh nghiệp trực tuyến miễn phí