Các giấy tờ cần chuẩn bị để thực hiện thủ tục bảo lãnh? Thuật ngữ tiếng Anh? Địa điểm nộp hồ sơ? Thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh?
Bảo lãnh người thân sang Nhật lao động cũng được thực hiện thường xuyên trong những năm gần đây. Khi mà chúng ta có nhu cầu tìm việc, mong muốn được nhận mức lương cao hơn. Pháp luật có quy định được phép bảo lãnh vợ, chồng hoặc người thân sang Nhật lao động. Trong đó, bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh đều phải đáp ứng nhiều điều kiện khác nhau, cũng như tiến hành các thủ tục, chuẩn bị hồ sơ theo quy định.
Luật sư
Mục lục bài viết
1. Các giấy tờ cần chuẩn bị để thực hiện thủ tục bảo lãnh:
Bảo lãnh xác định khả năng chịu trách nhiệm liên quan đối với người được bảo lãnh. Điều kiện để được bảo lãnh người thân sang Nhật người bảo lãnh phải chứng minh được mình có đủ khả năng kinh tế để nuôi người mình sẽ bảo lãnh sang. Khi đó, họ phải có nghĩa vụ nuôi nếu người kia chưa có công việc hay thu nhập ổn định.
Chính vì vậy trong hồ sơ nhất định phải có các giấy tờ để chứng minh năng lực tài chính của người bảo lãnh. Bên cạnh đó là quyền lợi, nghĩa vụ tiếp nhận trong nhu cầu xuất khẩu lao động.
Về thủ tục nhập cảnh tại Nhật Bản:
Để được nhập cảnh vào Nhật Bản lao động, bạn cần xin visa trong mục đích sinh sống ổn định, làm việc hợp pháp. Do mục đích bảo lãnh sang làm việc với mục đích sinh lợi, nên trước hết phải xin giấy chứng nhận đủ tư cách lưu trú ở Nhật Bản tại Cục quản lý xuất nhập cảnh địa phương Bộ tư pháp Nhật nơi gần nhất. Khi đó, họ sẽ xác nhận cho quyền, nghĩa vụ cũng như việc sinh sống, làm việc hợp pháp trên lãnh thổ Nhật bản.
1.1. Giấy tờ phía Việt Nam (người được bảo lãnh):
Đối với người được bảo lãnh tại Việt Nam, cần nộp tại cơ quan lãnh sự Nhật Bản ở Việt Nam. Cơ quan này có thẩm quyền tiếp nhận, xem xét để giải quyết nhu cầu được xuất khẩu lao động.
Thành phần hồ sơ bao gồm:
– Đơn xin cấp visa theo mẫu mới nhất có hiệu lực. Các thông tin được trình bày bằng tiếng Anh. Đây là ngôn ngữ quốc tế sử dụng phổ biến. Giúp cho việc đồng bộ, thống nhất trong giải quyết các nhu cầu và thủ tục pháp lý.
– Giấy chứng nhận tư cách lưu trú được gửi về từ phía Nhật Bản. Giấy này được người Bảo lãnh ở Nhật bản xin cho bạn ở địa phương dự định sinh sống, làm việc. Ngoài bản gốc, bạn photo công chứng 1 bản.
– 01 ảnh thẻ kích thước 4*6cm. Yêu cầu chụp trong phông nền trắng, ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh ở mặt sau của ảnh.
– Hộ chiếu còn thời hạn, cung cấp bản gốc kèm bản photo. Để đảm bảo nhu cầu được thực hiện chuyến bay, cũng như có đủ điều kiện công dân trong thời gian đầu mới sang Nhật.
– Bản sao công chứng giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (Trong trường hợp người bảo lãnh và người được bảo lãnh có quan hệ vợ chồng).
– Sổ hộ khẩu, photo công chứng tất cả các trang. Các giấy tờ khác chứng minh quan hệ người thân trong 03 đời (Trong trường hợp bảo lãnh cho người thân sang Nhật làm việc).
1.2. Giấy tờ phía người ở bên Nhật (bên bảo lãnh):
Người thân đang sinh sống tại Nhật phải chứng minh các điều kiện của mình để có thể bảo lãnh người kia. Có thu nhập ổn định để có thể nuôi người được bảo lãnh theo khả năng, nhu cầu cơ quan. Do đó, việc bảo lãnh vợ hoặc chồng đi Nhật thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào hồ sơ mà người bảo lãnh chuẩn bị.
Để bảo lãnh người thân thành công, trước tiên người bảo lãnh cần xin giấy tư cách lưu trú tại Nhật Bản cho người được bảo lãnh. Tư cách lưu trú này xác định quyền được lưu trú, được làm việc ổn định cho người được bảo lãnh trong thời gian ở Nhật. Visa chỉ để họ có thể sang Nhật, trong khi việc quản lý các công dân nước ngoài làm việc ở nhật phải đáp ứng các điều kiện khác.
Xin giấy tư cách lưu trú bằng cách chuẩn bị:
– 01 đơn đăng ký cấp giấy chứng nhận tư cách lưu trú theo mẫu mới nhất đang được bắt buộc sử dụng.
Nếu người được bảo lãnh đã cư trú sẵn tại Nhật Bản theo tư cách lưu trú khác thì bạn cần dùng mẫu đăng ký xin “đổi tư cách lưu trú”. Do đó, mẫu tờ khai xin giấy xác nhận tư cách lưu trú này chỉ dùng trong trường hợp người được bảo lãnh đang ở ngoài nước Nhật.
– 02 ảnh thẻ khổ 3*4cm.
Ảnh chụp không quá 3 tháng, nền trắng, chụp rõ mặt, không đeo kính, đội mũ. Mặt sau ảnh ghi rõ tên người được bảo lãnh, sau đó dán ảnh vào mẫu đơn đã điền đầy đủ thông tin.
Ngoài ra, bạn cần đặc biệt lưu tâm và chuẩn bị nghiêm chỉnh các giấy tờ sau:
– Phong bì dán tem có ghi rõ họ tên, địa chỉ lưu trú tại Việt Nam của người được bảo lãnh.
– Giấy tờ chứng minh mối quan hệ giữa người bảo lãnh và người được bảo lãnh, gồm:
– Công chứng sổ hộ khẩu tại Việt Nam để xác định người thân, gia đình.
– Giấy chứng nhận đã thụ lý đơn đăng ký kết hôn đối với trường hợp bảo lãnh của vợ/chồng.
– Bản sao giấy đăng ký kết hôn do cơ quan có thẩm quyền cấp.
– Bản sao giấy khai sinh của con trong trường hợp đón con sang Nhật.
– Giấy tờ tùy thân của người bảo lãnh:
– Thẻ ngoại kiều để xác minh người bảo lãnh có đủ điều kiện theo quy định. Yêu cầu photo cả 2 mặt thẻ.
– Hộ chiếu bản gốc và bản photo.
– Giấy cư trú hợp pháp tại Nhật Bản. Để xin giấy cư trú, bạn mang thẻ ngoại kiều ra quận nơi mình lưu trú để xin (khoảng ¥300/tờ).
2. Thuật ngữ tiếng Anh?
Thủ tục bảo lãnh người thân sang Nhật bản lao động tiếng Anh là Procedures for sponsoring relatives to work in Japan.
3. Địa điểm nộp hồ sơ:
Hồ sơ phải được nộp, xem xét đủ điều kiện ở cả hai quốc gia là Việt nam và Nhật bản. Việc xin visa được xét duyệt tại Đại sứ quán Nhật tại Việt Nam cũng yêu cầu về điều kiện, hồ sơ theo quy định.
Địa chỉ: 27 Liễu Giai, Quận Ba Đình, Hà Nội.
– Giấy tờ chỉ được xét khi giấy tờ còn hiệu lực, đáp ứng các điều kiện về thành phần hồ sơ.
– Thời gian xét giấy tờ là một tuần nếu đầy đủ giấy tờ. Có thể Đại sứ quán sẽ yêu cầu bổ sung thêm giấy tờ cấp thiết.
– Visa được cấp có hiệu lực trong vòng 3 tháng, kể từ khi thu về visa bạn có thể sang bất kỳ khi nào.
– Người được bảo lãnh có thể về nước bất cứ khi nào mình muốn, nhưng không được sinh sống tại Nhật quá thời hạn trên visa.
Đối tượng nào được phép bảo lãnh người thân sang Nhật?
Việc bảo lãnh người thân có đặc thù hơn so với việc du học hay xuất khẩu lao động. Do đó mục đích của chuyến đi được quan tâm để xét đủ điều kiện hay không. Hiện nay, Chính phủ Nhật Bản chỉ cấp phép bảo lãnh thăm thân cho những nhóm đối tượng và điều kiện nghề nghiệp cụ thể. Bao gồm một số nhóm sau:
+ Những đối tượng có visa giáo sư, tôn giáo, nghệ thuật, truyền
+ Nhóm đối tượng chuyển trụ sở công tác, kỹ năng, văn hóa nghệ thuật và du học.
+ Còn nếu như bạn đã có quốc tịch Nhật Bản hoặc visa vĩnh trú rồi thì hoàn toàn đủ điều kiện mời vợ/chồng và con là người Việt sang Nhật cư trú.
Hiện nay, việc bảo lãnh người thân sang Nhật càng được thực hiện phổ biến. Trong danh sách này, tư cách lưu trú quen thuộc với phần lớn của các bạn Việt Nam là visa lao động và visa du học. Khi đó, các nhu cầu làm việc hay học tập cũng xác định điều kiện thực hiện việc bảo lãnh.
Đối với các bạn đi theo visa kỹ sư thì được đánh giá cao hơn về điều kiện, khả năng bảo lãnh. Sau khoảng nửa năm là cũng có thể làm thủ tục bảo lãnh vợ (chồng), con sang Nhật theo visa của mình.
4. Thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh:
Các thủ tục xuất nhập cảnh đảm bảo tính chất quản lý nhà nước được các cơ quan có thẩm quyền thực hiện. Để được bảo lãnh sang Nhật Bản, người được bảo lãnh cần thực hiện cả thủ tục xuất cảnh ở Việt Nam và nhập cảnh tại Nhật Bản. Do đó cần tìm hiểu cũng như thực hiện tốt việc nộp hồ sơ, thực hiện thủ tục. Cụ thể các thủ tục được tiến hành như sau:
4.1. Về thủ tục xuất cảnh tại Việt Nam:
Để được xuất cảnh, bạn cần hoàn thành các giấy tờ theo thành phần hồ sơ yêu cầu. Phải được các cơ quan quản lý nhà nước xác nhận, đồng ý cho xuất cảnh theo diện bảo lãnh. Sau đó tiến hành thủ tục tiếp theo tại cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi thường trú hoặc đang tạm trú. Các cơ quan này tiến hành xác minh, đồng ý đối với điều kiện và nhu cầu xuất cảnh đúng quy định pháp luật của bạn.
4.2. Về thủ tục nhập cảnh tại Nhật Bản:
Nộp hồ sơ tại Đại sứ quán Nhật Bản:
Thông thường, bạn cần hoàn thành hồ sơ tùy thuộc vào nhu cầu, mục đích nhập cảnh sang Nhật. Để đảm bảo việc kiểm soát, quản lý của cơ quan nhà nước Nhật bản đối với trường hợp cho công dân nước ngoài Nhập cảnh. Do đó trong trường hợp đi lao động kỹ thuật, kỹ năng cần cung cấp thêm Bản
Mục đích của việc nộp hồ sơ nhằm kiểm soát đối với các nhu cầu muốn nhập cảnh ở Nhật Bản. Từ đó quản lý hiệu quả đối với người nước ngoài và hoạt động của họ trên lãnh thổ Nhật Bản. Tùy trường hợp có thể Đại Sứ Quán hoặc Bộ Ngoại Giao sẽ yêu cầu xuất trình thêm giấy tờ khác. Đây là các giấy tờ bắt buộc để được tiếp nhận hồ sơ Visa và hoàn thành các thủ tục cấp Visa nhanh chóng.