Khái quát chung về tài sản bảo đảm? Thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận tài sản bảo đảm?
Tài sản bảo đảm là một trong những biện pháp để đảm bảo cho việc thực hiện công việc của các chủ thể trong các trường hợp như đảm bảo thực hiện hợp đồng, hay các nghĩa vụ khác trên thực tế. Theo đó nên có rất nhiều tranh chấp đã xảy ra về thứ tự ưu tiên thanh toán thực hiện nghĩa vụ khi nhiều người cùng nhận bảo đảm bằng một tài sản và những người có quyền và nghĩa vụ liên quan tới tài sản đó. Vậy pháp luật quy định như thế nào về thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận tài sản bảo đảm. Dưới đây là thông tin chi tiết về nội dung này.
Cơ sở pháp lý:
1. Khái quát chung về tài sản bảo đảm
Pháp luật dân sự có quy định về tài sản bảo đảm mà the đó có thể hiểu đơn giản đó là tài sản mà bên bảo đảm dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên nhận bảo đảm. Theo Điều 105
Như vậy theo quy định từ bộ luật dân sự 2015 về tài sản bảo đảm chúng ta có thể thấy tài sản bảo đảm tạo ra sự an toàn cho chủ nợ khi người mắc nợ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ. Pháp luật cho phép cưỡng chế trên tài sản bảo đảm như là một biện pháp hữu hiệu giúp chủ nợ thu hồi được nợ ngay cả khi người mắc nợ có khả năng nhưng không thực hiện nghĩa vụ. Tài sản bảo đảm trở thành đối tượng hạn chế giao dịch với bên thứ ba nhằm để phục vụ cho việc xử lý nợ. Chủ nợ được quyền xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ.
Theo quy định của Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2015 tại đây không đưa ra khái niệm về quyền ưu tiên mà quyền ưu tiên được đề cập trong trường hợp có nhiều chủ nợ bảo đảm khác nhau đối với cùng một tài sản theo quy định của pháp luật. Theo đó thì quyền ưu tiên chỉ dành cho các chủ nợ có bảo đảm với nhau, không được xem xét cho các khoản cần thanh toán khác của người có nghĩa vụ.
Như vậy có thể đưa ra kết luận rằng pháp luật phủ nhận sự bình đẳng giữa các chủ nợ trong giao dịch bảo đảm nhằm tăng cường sự bảo vệ cho các chủ nợ trong giao dịch bảo đảm đã được xác lập trước đó, đồng thời thể hiện sự tôn trọng của các chủ nợ hình thành sau này. Quy định này nhằm bảo đảm nguyên tắc công bằng cho các chủ nợ. Bởi lẽ, khi xác lập giao dịch bảo đảm, các bên tham gia chỉ có thông tin về tài sản bảo đảm kể từ thời điểm xác lập trở về trước. Những thông tin này giúp cho các bên quyết định chính xác nội dung giao dịch sao cho phù hợp với ý chí của mình. Những giao dịch này là hợp pháp và bắt buộc các bên phải tôn trọng kể cả bên thứ ba. Khi bên thứ ba biết và chấp nhận tham gia xác lập giao dịch bảo đảm (trở thành bên nhận bảo đảm mới) mà có liên quan và tác động đến những giao dịch đã được xác lập trước đó buộc bên chủ nợ mới này phải tôn trọng và ưu tiên cho lợi ích của chủ nợ trước đó.
Ví dụ: bà An (bên bảo đảm) thế chấp quyền sử dụng đất thuộc sở hữu của mình cho bà hà (bên nhận bảo đảm) để bảo đảm cho khoản vay của bà an với bà hà và việc thế chấp này đã được đăng ký vào ngày 2/1/2021 Sau đó, bà an lại đem quyền sử dụng đất trên tiếp tục thế chấp cho Cường để bảo đảm cho khoản vay của bà an với Cường và việc thế chấp này được đăng ký vào ngày 02/02/20121. Trong trường hợp này đều phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba nên khi xử lý tài sản bảo đảm thì sẽ căn cứ vào thứ tự xác lập hiệu lực đối kháng để xác định thứ tự ưu tiên thanh toán, tức trường hợp này thì bà hà được ưu tiên thanh toán trước vì giao dịch bảo đảm giữa bà an với bà hà được tiến hành đăng ký trước.
2. Thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận tài sản bảo đảm
Tại Điều 308. Thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận tài sản bảo đảm Bộ Luật dân sự 2015 quy định:
1. Khi một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận bảo đảm được xác định như sau:
a) Trường hợp các biện pháp bảo đảm đều phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì thứ tự thanh toán được xác định theo thứ tự xác lập hiệu lực đối kháng;
b) Trường hợp có biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba và có biện pháp bảo đảm không phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm có hiệu lực đối kháng với người thứ ba được thanh toán trước;
c) Trường hợp các biện pháp bảo đảm đều không phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì thứ tự thanh toán được xác định theo thứ tự xác lập biện pháp bảo đảm.
2. Thứ tự ưu tiên thanh toán quy định tại khoản 1 Điều này có thể thay đổi, nếu các bên cùng nhận bảo đảm có thỏa thuận thay đổi thứ tự ưu tiên thanh toán cho nhau. Bên thế quyền ưu tiên thanh toán chỉ được ưu tiên thanh toán trong phạm vi bảo đảm của bên mà mình thế quyền.
Theo đó, pháp luật dân sự Việt Nam xác định thứ tự ưu tiên thanh toán dựa trên nguyên tắc thời điểm đăng ký giao dịch bảo đảm và thời điểm xác lập giao dịch bảo đảm. Theo đó, thứ tự ưu tiên thanh toán như sau:
Dựa trên quy định mà bộ luật dân sự đưa ra có thể thấy thứ tự ưu tiên đối với các trường hợp các biện pháp bảo đảm đều phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì thứ tự thanh toán được xác định theo thứ tự xác lập hiệu lực đối kháng. Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, hiệu lực đối kháng phát sinh đăng ký biện pháp bảo đảm hoặc bên nhận bảo đảm nắm giữ hoặc chiếm giữ tài sản bảo đảm (Điều 297). Trường hợp này, quy tắc đăng ký và quy tắc chiếm hữu, kiểm soát tài sản bảo đảm là căn cứ xác định thứ tự ưu tiên thanh toán. Đối với những giao dịch bảo đảm nào đăng ký trước sẽ được quyền ưu tiên thanh toán trước, ngay cả những giao dịch không bắt buộc phải đăng ký vẫn phát sinh hiệu lực pháp lý nhưng để được hưởng quyền ưu tiên, giao dịch bảo đảm phải được đăng ký.
Thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận tài sản bảo đảm khi có biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba và có biện pháp bảo đảm không phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba theo quy định của pháp luật thì nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm có hiệu lực đối kháng với người thứ ba được thanh toán trước.
Cuối cụng đó là trong các trường hợp pháp luật quy định nếu các biện pháp bảo đảm đều không phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì thứ tự thanh toán được xác định theo thứ tự xác lập biện pháp bảo đảm. Căn cứ theo thời điểm xác lập biện pháp bảo đảm, biện pháp nào được xác lập trước sẽ được ưu tiên thanh toán trước. Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, giao dịch có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác. Có nghĩa là, thời điểm giao dịch được xác lập và thời điểm giao dịch có hiệu lực không hoàn toàn trùng khớp nhau. Nếu luật có quy định khác hoặc các bên có thỏa thuận thì giao dịch sẽ có hiệu lực sau thời điểm xác lập giao dịch.
Ví dụ, ngày 30/3/2018, A ký kết với B hợp đồng vay tiền có thế chấp nhà ở nhưng không công chứng (Tạm gọi là hợp đồng thứ nhất). Sau đó, ngày 30/5/2018, A ký kết với C hợp đồng vay tiền và cũng thế chấp chính căn nhà đã thế chấp trước đó với B (Tạm gọi là hợp đồng thứ hai). Cho đến thời điểm hiện tại, hợp đồng thứ hai đã thực hiện hơn 2/3 nghĩa vụ, trong khi đó hợp đồng thứ nhất mặc dù xác lập trước nhưng tiến độ thực hiện chưa được 2/3 nghĩa vụ. Hiện tại, do A không thực hiện đúng nghĩa vụ nên tài sản thế chấp được đem ra xử lý để thanh toán nợ. Khi đó, B sẽ được ưu tiên thanh toán trước A mặc dù hợp đồng phát sinh hiệu lực sau. Theo quy định chung về hợp đồng, kể từ thời điểm có hiệu lực, hợp đồng bắt đầu phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các bên. Kể từ thời điểm hợp đồng phát sinh hiệu lực mới được coi là đủ căn cứ pháp lý buộc các bên phải tôn trọng thực hiện. Vì vậy, căn cứ để xác định thứ tự ưu tiên trong trường hợp này nên dựa vào thời điểm có hiệu lực của giao dịch thay vì dựa vào thời điểm xác lập sẽ hợp lý hơn, đồng thời bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia giao dịch bảo đảm.
Lưu ý: Không phải mọi trường hợp các bên đều phải tuân thủ theo thứ tự ưu tiên trên. Pháp luật tôn trọng sự thỏa thuận của các bên, theo đó các bên cùng nhận bảo đảm có thể thỏa thuận về việc thay đổi thứ tự ưu tiên thanh toán. Ngoài ra, nếu số tiền thu được từ việc xử lý tài sản bảo đảm không đủ để thanh toán cho tất cả các bên nhận bảo đảm, thì bên nhận bảo đảm sẽ được thanh toán tương ứng với tỷ lệ giá trị nghĩa vụ được bảo đảm, cùng với thứ tự ưu tiên đã được xác định theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung Thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận tài sản bảo đảm và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.