Thông tư 40/2013/TT-BNNPTNT ban hành danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã quy định trong các phục lục của công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
THÔNG TƯ
BAN HÀNH DANH MỤC CÁC LOÀI ĐỘNG VẬT, THỰC VẬT HOANG DÃ QUY ĐỊNH TRONG CÁC PHỤ LỤC CỦA CÔNG ƯỚC VỀ BUÔN BÁN QUỐC TẾ CÁC LOÀI ĐỘNG VẬT, THỰC VẬT HOANG DÃ NGUY CẤP
Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 3 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Nghị định số 75/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ Sửa đổi Điều 3 Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 82/2006/NĐ-CP ngày 10 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển, quá cảnh, nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm;
Căn cứ Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES);
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp;
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư ban hành Danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã quy định trong các Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã quy định trong các Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 10 năm 2013.
Điều 3. Thông tư này thay thế Thông tư 59/2010/TT-BNNPTNT, ngày 19 tháng 10 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ban hành Danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã thuộc quản lý của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
Điều 4. Chánh Văn phòng Bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuỷ sản, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Thông tư này./.
> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568
DANH MỤC
CÁC LOÀI ĐỘNG VẬT, THỰC VẬT HOANG DÃ QUY ĐỊNH TRONG CÁC PHỤ LỤC CỦA CÔNG ƯỚC VỀ BUÔN BÁN QUỐC TẾ CÁC LOÀI ĐỘNG VẬT, THỰC VẬT HOANG DÃ NGUY CẤP
(Ban hành kèm theo Thông tư số
Trong Danh mục này các từ ngữ, ký hiệu dưới đây được hiểu như sau:
Loài trong các Phụ lục bao gồm:
a) Loài có tên nhất định; hoặc
b) Toàn bộ các loài của một đơn vị phân loại sinh học cao hơn hoặc chỉ một phần xác định của đơn vị phân loại đó.
Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) bao gồm:
a) Phụ lục I là danh mục những loài động vật, thực vật hoang dã bị đe doạ tuyệt chủng, nghiêm cấm xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển và quá cảnh mẫu vật từ tự nhiên vì mục đích thương mại.
b) Phụ lục II là danh mục những loài động vật, thực vật hoang dã hiện chưa bị đe doạ tuyệt chủng, nhưng có thể dẫn đến tuyệt chủng, nếu việc xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển và quá cảnh mẫu vật từ tự nhiên từ tự nhiên vì mục đích thương mại những loài này không được kiểm soát.
c) Phụ lục III là danh mục những loài động vật, thực vật hoang dã mà một nước thành viên CITES yêu cầu nước thành viên khác của CITES hợp tác để kiểm soát việc xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu vì mục đích thương mại.
Từ viết tắt “spp.” được dùng để chỉ tất cả các loài của một đơn vị phân loại sinh học cao hơn.
Các chỉ dẫn tham khảo khác đối với đơn vị phân loại sinh học cao hơn loài chỉ nhằm mục đích bổ sung thông tin hoặc phân lớp. Các tên gọi phổ thông sau tên khoa học của một họ chỉ mang tính chất tham khảo. Các giải thích này nhằm xác định các loài trong một họ có liên quan được quy định trong các Phụ lục của CITES. Trong hầu hết các trường hợp, không phải tất cả loài trong cùng một họ đều được quy định trong các Phụ lục của CITES.
Những từ viết tắt sau đây được sử dụng đối với bậc phân loại thực vật dưới loài:
a) “ssp.” được dùng để chỉ phân loài/loài phụ; và
b) “var(s).” được dùng để chỉ đơn vị phân loại dưới loài: thứ
Không có loài hoặc một đơn vị phân loại sinh học của thực vật thuộc Phụ lục I được chú giải có liên quan tới loài lai của nó được quy định phù hợp với Điều III của Công ước, vì vậy cây lai nhân giống nhân tạo từ một hoặc nhiều loài hoặc loài phụ có thể được buôn bán khi có chứng nhận nhân giống nhân tạo. Hạt giống, phấn hoa, hoa cắt, cây con và mô của các loài lai này được chứa trong bình (in vitro), trong môi trường rắn hoặc lỏng, được vận chuyển trong vật đựng vô trùng thì không thuộc phạm vi điều chỉnh của Công ước.
Tên quốc gia trong ngoặc đơn, sau tên của loài thuộc Phụ lục III là tên các quốc gia thành viên CITES đề xuất đưa loài đó vào Phụ lục.
Một loài được đưa vào Phụ lục thì tất cả các bộ phận và dẫn xuất của chúng cũng nằm trong Phụ lục đó, trừ khi có chú giải cụ thể. Dấu (#) đứng trước các số đặt cùng hàng tên của một loài hoặc một đơn vị phân loại sinh học cao hơn thuộc Phụ lục II hoặc III được dùng để xác định các bộ phận hoặc dẫn xuất của loài thực vật được quy định là ‘mẫu vật’ thuộc phạm vi điều chỉnh của Công ước theo Điều I, Khoản b, Điểm iii.
Các chú giải tra cứu được quy định tại phần cuối của Danh mục này.
Trong Danh mục này, tên gọi chính thức của loài là tên khoa học (Latin). Tên tiếng Việt và tiếng Anh chỉ có giá trị tham khảo.
Trong Danh mục này, phần động vật được sắp xếp thứ tự theo mức độ tiến hóa (lớp, bộ, họ…), phần thực vật được sắp xếp theo thứ tự A, B, C…
Chú giải tra cứu
1. Quần thể của Argentina (được quy định trong Phụ lục II):
Cho phép buôn bán quốc tế lông len cạo từ cá thể lạc đà nam mỹ còn sống, vải, các sản phẩm và các sản phẩm thủ công khác có nguồn gốc từ đó. Trên mặt trái của vải có lô gô được quốc gia thành viên ký kết Convenio para la Conservación y Manejo de la Vicuña có loài phân bố thông qua và có viền chữ ‘VICUÑA-ARGENTINA’. Các sản phẩm khác phải có nhãn bao gồm lô gô ghi ‘VICUÑA-ARGENTINA-ARTESANÍA’.
Tất cả các mẫu vật khác được coi là mẫu vật của loài thuộc Phụ lục I và việc buôn bán phải tuân thủ theo quy định của loài thuộc Phụ lục I.
2. Quần thể của Chile (được quy định trong Phụ lục II):
Cho phép buôn bán quốc tế lông len cạo từ vicuñas cá thể sống, vải và và các sản phẩm làm từ đó, kể cả các đồ thủ công cao cấp và các vật dụng len sợi. Mặt trái của vải phải gắn lô gô được quốc gia thành viên ký kết Convenio para la Conservación y Manejo de la Vicuña có loài phân bố thông qua và có viền chữ ‘VICUÑA-CHILE’. Các sản phẩm khác phải được dán nhãn có lôgô ‘VICUÑA-CHILE-ARTESANÍA’.
Tất cả các mẫu vật khác được coi là mẫu vật của loài thuộc Phụ lục I và việc buôn bán phải tuân thủ theo quy định của loài thuộc Phụ lục I.
3. Quần thể của Ecuador (được quy định trong Phụ luc II):
Cho phép buôn bán quốc tế lông len cạo từ vicuñas cá thể sống, vải và và các sản phẩm làm từ đó, kể cả các đồ thủ công cao cấp và các sản phẩm len sợi. Mặt trái của vải phải gắn lô gô được quốc gia thành viên ký kết Convenio para la Conservación y Manejo de la Vicuña có loài phân bố thông qua và có viền chữ ‘VICUÑA-ECUADOR’. Các sản phẩm khác phải được dán nhãn có lôgô ‘VICUÑA-ECUADOR-ARTESANÍA’.
Tất cả các mẫu vật khác được coi là mẫu vật của loài thuộc Phụ lục I và việc buôn bán phải tuân thủ theo quy định của loài thuộc Phụ lục I.
4. Quần thể của Peru (được quy định trong Phụ lục II):
Cho phép buôn bán quốc tế lông từ vicuñas cá thể sống và số lượng tồn kho trước Hội nghị các quốc gia thành viên công ước lần thứ 9 (Tháng 11 1994) là 3.249 kg len, vải và các sản phẩm làm từ vải kể cả các sản phẩm thủ công cao cấp và sản phẩm len sợi. Biên vải phải có lôgô ‘VICUÑA-PERÚ’. Lô gô này đã được các nước thành viên có loài phân bố đã ký kết Convenio para la Conservación y Manejo de la Vicuña thông qua. Các sản phẩm khác phải được dán lôgô ‘VICUÑA-PERÚ-ARTESANÍA’.
Tất cả các mẫu vật khác được coi là mẫu vật của loài thuộc Phụ lục I và việc buôn bán phải tuân thủ theo quy định của loài thuộc Phụ lục I.
Quần thể của Cộng hòa Bolivia (được quy định trong Phụ lục II):
Cho phép buôn bán quốc tế lông từ vicuñas cá thể sống và số lượng tồn kho trước Hội nghị các quốc gia thành viên công ước lần thứ 9 (Tháng 11 1994) là 3249 kg len, vải và các sản phẩm làm từ vải kể cả các sản phẩm thủ công cao cấp và sản phẩm len sợi. Biên vải phải có lôgô ‘VICUÑA-BOLIVIA’. Lôgô này đã được các nước thành viên có loài phân bố đã ký kết Convenio para la Conservación y Manejo de la Vicuña thông qua. Các sản phẩm khác phải được dán lôgô ‘VICUÑA-BOLIVIA-ARTESANÍA’.
Tất cả các mẫu vật khác được coi là mẫu vật của loài thuộc Phụ lục I và việc buôn bán phải tuân thủ theo quy định của loài thuộc Phụ lục I.
6, Quần thể ở Botswana, Namibia, Nam Phi và Zimbawe (quy định trong Phụ lục II):
Chỉ được quy định thuộc Phục lục II khi có giấy phép CITES và đáp ứng các điều kiện sau:
a) Buôn bán mẫu vật săn bắn vì mục đích phi thương mại;
b) Buôn bán mẫu vật sống tới các địa điểm phù hợp và được chấp thuận theo quy định tại Nghị quyết 11.20 đối với Botswana và Zimbabwe và đối với các chương trình bảo tồn nguyên vị của Nambia và Nam Phi;
c) Buôn bán da thô;
d) Buôn bán lông;
e) Buôn bán sản phẩm da vì mục đích thương mại hay phi thương mại đối với quần thể của Botswana, Namibia và Nam Phi; vì mục đích phi thương mại đối với quần thể ở Zimbabwe;
f) Buôn bán mẫu vật có đánh dấu và có xác nhận là được gắn với đồ trang sức đã hoàn chỉnh vì mục đích phi thương mại đối với quần thể ở Namibia và ngà voi chế tác cho các mục đích phi thương mại đối với quần thể ở Zimbabwe;
g) Buôn bán ngà voi nguyên liệu đã đăng ký (đối với quần thể ở Botswana, Namibia, Nam Phi và Zimbabwe, toàn bộ ngà và các mảnh ngà) phải tuân theo các quy định sau:
i) Chỉ đối với các mẫu vật trong kho quốc gia đã được đăng ký, có nguồn gốc từ chính quốc gia đó (trừ ngà voi tịch thu và ngà voi không xác định được nguồn gốc);
ii) Chỉ buôn bán với những đối tác đã được Ban thư ký xác nhận, sau khi tham vấn với Uỷ ban Thường trực đảm bảo rằng quốc gia đó có các quy định trong nước đủ mạnh để kiểm soát tốt việc buôn bán nội địa đảm bảo rằng số ngà voi nhập khẩu sẽ không được tái xuất khẩu và được quản lý phù hợp theo Nghị quyết 10.10 (Rev. CoP16) quy định việc sản xuất trong nước và buôn bán.
iii) Sau khi Ban thư ký xác định các quốc gia nhập khẩu thích hợp và xác nhận các mẫu vật trong kho quốc gia đã được đăng ký;
iv) Ngà voi thô căn cứ điều kiện bán đối với các kho nhà nước quản lý được thông qua tại Hội nghị các nước thành viên 12 (CoP12) là 20.000 kg (Botswana), 10.000 kg (Namibia) và 30.000 kg (Nam Phi).
v) Ngoài số lượng đã được đồng ý tại CoP12, số lượng ngà voi của chính phủ Botswana, Namibia, Nam Phi và Zimbabwe được đăng ký tới ngày 31/ 01/ 2007 và được Ban thư ký xác nhận có thể được buôn bán và vận chuyển cùng với ngà voi mô tả ở mục g (iv) nêu trên cho một lần bán duy nhất tới các địa điểm dưới sự giám sát chặt chẽ của Ban thư ký;
vi) Tiền thu được từ hoạt động buôn bán được sử dụng chủ yếu cho các hoạt động bảo tồn voi và các chương trình phát triển và bảo tồn cộng đồng trong vùng voi phân bố và các vùng liền kề; và
vii) Việc buôn bán số lượng ngà voi được nêu trong khoản g (v) ở trên sẽ chỉ được thực hiện sau khi Ủy ban thường trực thống nhất rằng hoạt động này đã đáp ứng được các điều kiện nói trên; và
h) Không cho phép đề xuất buôn bán ngà voi ở các quần thể được quy định ở Phụ lục II tại Hội nghị các quốc gia thành viên từ CoP14 đến hết 9 năm kể từ khi lần bán duy nhất được tiến hành theo các điều khoản của mục g (i), g (ii), g (iii), g (vi) và g(vii) ở trên. Những đề xuất này sẽ phải phù hợp với Quyết định 14.77 và 14.78 sửa đổi tại Hội nghị các nước thành viên lần thứ 15.
Dựa trên đề xuất của Ban Thư ký, Uỷ ban Thường trực có thể quyết định việc dừng một phần hoặc toàn bộ số lượng có thể buôn bán trong trường hợp quốc gia nhập khẩu hay quốc gia xuất khẩu không thực hiện đúng các quy định, hoặc trong trường hợp có bằng chứng về hoạt động buôn bán ảnh hưởng đến sự tồn tại của các quần thể voi khác.
Tất cả các mẫu vật ngà voi khác, kể cả các mẫu vật thuộc các quần thể ở Bostwana, Namibia, Nam Phi và Zimbawe mà không có giấy tờ hợp pháp thì được quy định là mẫu vật thuộc Phụ lục I, do vậy việc buôn bán, quản lý, xử lý phải tuân thủ theo các quy định đối với loài thuộc Phụ lục I.
Hạn ngạch bằng không với mẫu vật đánh bắt từ tự nhiên cho mục đích thương mại.
Ngoại trừ lãnh thổ thuộc của Greenland.
Bao gồm đơn vị phân loại Scleropages inscriptus.
Các mẫu vật được nhân giống nhân tạo của cây lai hoặc chủng cây trồng không thuộc điều chỉnh bởi các điều khoản của Công ước
– Hatiora x graeseri
– Schlumbergera x buckleyi
– Schlumbergera russelliana x Schlumbergera truncata
– Schlumbergera orssichiana x Schlumbergera truncata
– Schlumbergera opuntioides x Schlumbergera truncata
– Schlumbergera truncata (chủng cây trồng)
– Các biến thể màu của loài xương rồng Cactaceae spp. được ghép trên các gốc ghép sau: Harrisia ‘Jusbertii’, Hylocereus trigonus hoặc Hylocereus undatus
– Opuntia microdasys (chủng cây trồng)”
Các mẫu vật lai được nhân giống nhân tạo chi Cymbidium, Dendrobium, Phalaenopsis và Vanda không thuộc phạm vi điều chỉnh của CITES khi đáp ứng các điều kiện a) và b) dưới đây:
a) Các mẫu vật có thể dễ dàng nhận biết là mẫu vật được nhân giống nhân tạo và cây không có dấu hiệu nào chứng tỏ nguồn gốc từ tự nhiên như bị hư hại do cơ khí hay mất nước do bị thu hái, phát triển không đồng đều, có kích thước và hình dạng khác nhau trong một loài và trong một lô hàng, có nấm hoặc các loại rong rêu tảo trên lá hoặc hoặc bị hư hại do côn trùng hoặc các loài sâu bệnh khác; và
b) i) khi được vận chuyển trong trạng thái không có hoa, các mẫu vật phải được đựng trong mỗi thùng đựng riêng (ví dụ thùng các-tông, hộp, các ngăn trong một công-ten-nơ lớn) mỗi thùng chứa 20 hoặc hơn 20 cây lai cùng loại; cây trong mỗi thùng phải thể hiện độ đồng nhất chiều cao (đều tăm tắp) và mức độ sạch bệnh; và lô hàng phải kèm theo giấy tờ như hóa đơn nêu rõ số lượng cây của mỗi cây lai; hoặc
ii) khi chúng được buôn bán ở trạng thái đang ra hoa, ví dụ có ít nhất một bông hoa nở cho một mẫu vật, không yêu cầu số lượng tối thiểu cho mỗi lô hàng nhưng các mẫu vật phải được chế biến chuyên nghiệp để bán lẻ, ví dụ dán nhãn mác in và được đóng gói bằng giấy có in nhãn hoặc được đóng gói có in tên cây lai nhân giống nhân tạo và quốc gia chế biến cuối cùng. Dán nhãn theo cách dễ dàng nhận biết và dễ giám định.
Cây không đủ điều kiện hưởng miễn trừ phải đi kèm các giấy tờ CITES.
Mẫu vật được nhân giống nhân tạo của loài Cyclamen persicum không thuộc phạm vi điều chỉnh của CITES. Tuy nhiên, việc miễn trừ không áp dụng đối với các mẫu vật là củ đang trong giai đoạn ngủ sinh lý.
Cây lai và cây trồng được nhân giống nhân tạo của Taxus cuspidata, còn sống, trong chậu hoặc hộp nhỏ, mỗi một lô hàng có nhãn hoặc tài liệu ghi tên đơn vị phân loại và đề “nhân giống nhân tạo” không thuộc sự điều chỉnh của Công ước.
#1 Tất cả các bộ phận và dẫn xuất, ngoại trừ:
a) Hạt, bào tử và phấn hoa (gồm cả túi phấn)
b) Cây con hoặc mô chứa trong bình (in vitro), trong môi trường nuôi cấy dạng rắn hoặc lỏng, được vận chuyển trong bình vô trùng
c) Hoa cắt hoặc cây nhân giống nhân tạo, và
d) Quả và các bộ phận, dẫn xuất từ quả hoặc cây được nhân giống nhân tạo của chi Vanilla
#2 Tất cả các bộ phận và dẫn xuất ngoại trừ:
a) Hạt và phấn hoa
b) Sản phẩm hoàn chỉnh được đóng gói và sẵn sàng để bán lẻ.
#3 Toàn bộ rễ cắt lát và các bộ phận của rễ được xác định rõ, ngoại trừ các bộ phận hoặc dẫn xuất bao gồm bột, viên nén, dịch triết, sâm nước, trà và bánh, kẹo chứa thành phần sâm
#4 Tất cả bộ phận và dẫn xuất, trừ:
a) Hạt giống (kể cả quả nang của các loài lan), bào tử và phấn hoa (kể cả nhị hoa). Việc miễn trừ không áp dụng với hạt của các loài xương rồng Cactaceae spp xuất khẩu từ Mexico và hạt từ loài Cọ maruala Beccariophoenix madagascariensis và Cọ thân tam giác Neodypsis decaryi xuất khẩu từ Madagascar;
b) Cây con hoặc mô chứa trong bình (in vitro), trong môi trường nuôi cấy dạng rắn hoặc lỏng, được vận chuyển trong bình vô trùng;
c) Hoa cắt của cây nhân giống nhân tạo;
d) Quả, các bộ phận và dẫn xuất từ đó của cây du nhập hoặc cây nhân giống nhân tạo các chi Vanilla (Họ phong lan Orchidaceae) và họ Xương rồng Cactaceae;
e) Thân, hoa, các bộ phận và dẫn xuất từ đó của cây du nhập hoặc được nhân giống nhân tạo của chi Xương rồng mái chèo Optunia và chi phụ Opuntia và Hoa quỳnh Selenicereus (họ xương rồng); và
f) Các sản phẩm hoàn chỉnh của xương rồng Candelilla Euphorbia antisyphilitica được đóng gói và sẵn sàng để bán lẻ”.
#5 Gỗ tròn, gỗ xẻ và gỗ dán.
#6 Gỗ tròn, gỗ xẻ, gỗ dán, ván ép.
#7 Gỗ tròn, dăm gỗ, bột gỗ và các sản phẩm chiết xuất từ gỗ.
#8 Các bộ phận dưới đất (như rễ, thân rễ): toàn bộ, các bộ phận và bột nghiền.
# 9 Tất cả các bộ phận và dẫn xuất ngoại trừ những sản phẩm có nhãn “được sản xuất từ nguyên liệu Hoodia spp có nguồn gốc từ thu hái có kiểm soát và sản xuất dưới sự giám sát của Cơ quan quản lý CITES [Botswanatheo giấy phép số BW/ xxxxxx] [Naminia theo giấy phép số NA/ xxxxxx] [Nam Phi theo giấy phép số ZA/ xxxxxx].
#10 Gỗ tròn, gỗ xẻ, gỗ dán, kể cả sản phẩm chưa hoàn chỉnh được sử dụng cho sản xuất khung của nhạc cụ có dây.
#11 gỗ tròn, gỗ xẻ, gỗ dán, gỗ ép, bột gỗ và các sản phẩm chiết xuất từ gỗ.
#12 Gỗ tròn, gỗ xẻ, gỗ dán, gỗ ép và dịch triết. Sản phẩm hoàn chỉnh chứa thành phần dịch chiết, kể cả chất tạo hương, không thuộc điều chỉnh của chú giải này.
#13 Thịt quả (nội nhũ, ruột quả, cùi) và các dẫn xuất từ đó.
#14. Tất cả các bộ phận và dẫn xuất ngoại trừ:
a) Hạt và phấn hoa;
b) Mầm giống hoặc mô nuôi cấy in vitro trong môi trường lỏng hoặc rắn được vận chuyển trong bình vô trùng;
c) Quả:
d) Lá;
e) Bột trầm hương dã tách tinh dầu; kể cả các sản phẩm tạo hình được nén từ bột và
f) Sản phẩm hoàn chỉnh được đóng gói xuất bán lẻ, miễn trừ này không áp dụng với hột tràng hạt, tràng hạt và sản phẩm điêu khắc.