Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
    • Tư vấn luật đất đai
    • Tư vấn luật dân sự
    • Tư vấn doanh nghiệp
    • Tư vấn luật hình sự
    • Tư vấn luật hôn nhân
    • Tư vấn luật lao động
    • Tư vấn luật thừa kế
    • Tư vấn sở hữu trí tuệ
  • Tổng đài Luật sư
  • Dịch vụ Luật sư
  • Văn bản pháp luật
  • Biểu mẫu Luật
  • Từ điển pháp luật
  • Danh bạ
  • Liên hệ

Home

Đóng thanh tìm kiếm

  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ » Biểu mẫu

PHỤ LỤC IIA: Mẫu báo cáo điều kiện vùng an toàn dịch bệnh động vật trên cạn

  • 10/10/202310/10/2023
  • bởi Lý Thị Kiều Anh
  • Lý Thị Kiều Anh
    Biểu mẫu
    0
    Theo dõi Luật Dương Gia trên Google News

    Đối với việc chăn nuôi các loại động vật trên cận cũng nên lưu ý về đảm bảo an toàn dịch bệnh động vật trên cạn bằng cách tuân thủ theo các quy định của pháp luật về điều kiện vùng an toàn dịch bệnh động vật trên cạn. Vậy, làm Mẫu báo cáo điều kiện vùng an toàn dịch bệnh động vật trên cạn như thế nào?

      Mục lục bài viết

      • 1 1. Mẫu báo cáo điều kiện vùng an toàn dịch bệnh động vật trên cạn là gì? 
      • 2 2. Mẫu báo cáo điều kiện vùng an toàn dịch bệnh động vật trên cạn:
      • 3 3. Hướng dẫn làm Mẫu báo cáo điều kiện vùng an toàn dịch bệnh động vật trên cạn:
      • 4 4. Thủ tục đăng ký cấp GCN cơ sở an toàn dịch bệnh động vật trên cạn:
        • 4.1 4.1. Thành phần hồ sơ:
        • 4.2 4.2.  Tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký:
        • 4.3 4.3. Thành phần Đoàn đánh giá và thời gian đánh giá:

      1. Mẫu báo cáo điều kiện vùng an toàn dịch bệnh động vật trên cạn là gì? 

      Tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư 14/2016/TT-BNNPTNT Quy định về vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành có quy định về khái niệm vùng an toàn dịch bệnh động vật trên cạn như sau:

      Vùng an toàn dịch bệnh động vật trên cạn là huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện); tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) được xác định không xảy ra ca bệnh đăng ký an toàn dịch bệnh trong một khoảng thời gian quy định cho từng bệnh, từng loài động vật và hoạt động thú y trong vùng đó bảo đảm kiểm soát được dịch bệnh.

      Mẫu báo cáo điều kiện vùng an toàn dịch bệnh động vật trên cạn là mẫu với các nội dung và thông tin về điều kiện vùng an toàn dịch bệnh động vật trên cạn đó là việc xác định không xảy ra ca bệnh đăng ký an toàn dịch bệnh trong một khoảng thời gian quy định cho từng bệnh

      Mẫu báo cáo điều kiện vùng an toàn dịch bệnh động vật trên cạn là mẫu để gửi lên cơ quan có thẩm quyền về các thông tin và nội dung báo cáo về vấn đề không xảy ra ca bệnh đăng ký an toàn dịch bệnh trong một khoảng thời gian quy định cho từng bệnh theo quy định của pháp luât

      2. Mẫu báo cáo điều kiện vùng an toàn dịch bệnh động vật trên cạn:

      CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

      Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

      ———————–

      ……, ngày ….. tháng …. năm ……

      BÁO CÁO ĐIỀU KIỆN

      CƠ SỞ AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT TRÊN CẠN

      Kính gửi: ……..

      Họ và tên chủ cơ sở chăn nuôi: ………

      Địa chỉ: ……….. Điện thoại …….

      1. Mô tả vị trí địa lý

      – Tổng diện tích đất tự nhiên ………

      – Vùng tiếp giáp xung quanh ……..

      2. Cơ sở vật chất

      – Hàng rào (tường) ngăn cách: Có……. Không …….

      – Khu hành chính gồm: ……

      Phòng thường trực…………….. Có ……… Không …….

      Phòng giao dịch:……………. Có ……… Không ……….

      – Khu chăn nuôi: Ví dụ: Số nhà nuôi lợn nái …… Tổng diện tích ………….

      Số nhà nuôi lợn đực giống ……….. Tổng diện tích ………………

      Số nhà nuôi lợn thịt, lợn choai …….. Tổng diện tích …………..

      – Khu nhà kho: Có kho thức ăn riêng biệt với diện tích …………….

      Có kho chứa dụng cụ, phương tiện chăn nuôi với diện tích ………..

      – Khu xử lý chất thải: Bể hoặc nơi tập trung chất thải: Có ……… Không ……..

      (Nếu có mô tả hệ thống xử lý chất thải)……………

      – Khu cách ly: Cách ly gia súc mới nhập: Có ……… Không ……..

      Cách ly gia súc bệnh: Có ……… Không ……..

      (Nếu có mô tả quy mô, Khoảng cách với khu khác).………………

      – Khu tiêu hủy gia súc bệnh: Có ……… Không ……..

      – Quần áo, ủng, mũ dùng trong khu chăn nuôi: Có ……… Không ……..

      – Phòng thay quần áo: Có ……… Không ……..

      – Phòng tắm sát trùng trước khi vào khu chăn nuôi: Có ……… Không ……..

      (Nếu có mô tả phòng tắm, hoá chất sát trùng).……………………………………..

      – Hố sát trùng ở cổng trước khi vào trại: Có ……… Không ……..

      (Nếu có mô tả, hoá chất sát trùng).……………………………………

      3. Quy mô, cơ cấu đàn, sản phẩm, sản lượng

      – Quy mô: Tổng đàn: ……..

      – Cơ cấu đàn: Ví dụ: Lợn nái …… con

      Lợn đực giống …….con

      Lợn con theo mẹ: sơ sinh đến khi cai sữa (theo mẹ).

      Lợn con > 2 tháng đến < 4 tháng (lợn choai): …..

      Lợn thịt > 4 tháng: …………………

      – Sản phẩm bán ra: (loại gia súc gì) …………….

      – Sản lượng hàng năm đối với mỗi loại sản phẩm: ……………..

      4. Nguồn nhân lực

      – Người quản lý: …………..

      – Số công nhân chăn nuôi: …….. Số được đào tạo ……..Số chưa được đào tạo ………..

      – Cán bộ thú y chuyên trách hay kiêm nhiệm, trình độ?………………………..

      5. Hệ thống quản lý chăn nuôi

      – Gồm những giống gia súc gì? nhập từ đâu?……………………………….

      – Nguồn thức ăn tổng hợp? tự chế biến? thức ăn xanh?……………………………..

      – Nguồn nước uống: nước máy, giếng khoan, nước tự nhiên?…………………………….

      – Chăm sóc quản lý: Sử dụng loại máng ăn, máng uống, thời gian cho ăn, số lần trong ngày, thời gian tắm. Hệ thống ghi chép: lý lịch gia súc, ngày phối, ngày đẻ, số con sinh ra, tỷ lệ nuôi sống, ngày chu chuyển đàn, ……………………………

      – Chế độ vệ sinh chuồng trại trong ngày, trong tuần, tháng làm gì?…………………..

      – Quy trình chăn nuôi đối với từng lứa tuổi, loại động vật: Có ………. Không ……….

      (nếu có cung cấp bản photo kèm theo)

      – Nội quy ra vào trại: Có…….. Không ……

      (Nếu có photo kèm theo)

      – Chế độ tiêm phòng: Loại vắc-xin, thời gian tiêm?…………………………………..

      – Nơi tiêu thụ sản phẩm: Bán cho Công ty hoặc xí nghiệp nào?……………………..

      – Tình hình chăn nuôi khu vực xung quanh bán kính cách trại 1 km: Người dân xung quanh chăn nuôi chủ yếu là con gì? ước tính số lượng mỗi loài, quy mô và phương thức chăn nuôi?………….

      6. Tình hình dịch bệnh ở trại trong 12 tháng qua

      – Tình hình dịch bệnh động vật tại trại?……..

      – Công tác tiêm phòng hàng năm, đại trà, bổ sung, số lượng, tỷ lệ tiêm mỗi loại bệnh………

      – Kết quả thực hiện giám sát dịch bệnh động vật tại trại?………………

      – Tủ thuốc thú y gồm các loại thuốc, dụng cụ gì? Trị giá bao nhiêu?

      …………..

      ………, ngày …… tháng ….. năm ……

      Chủ cơ sở

      3. Hướng dẫn làm Mẫu báo cáo điều kiện vùng an toàn dịch bệnh động vật trên cạn:

      – Soạn thảo đầy đủ các nội dung và thông tin về PHỤ LỤC IIA: Mẫu báo cáo điều kiện vùng an toàn dịch bệnh động vật trên cạn

      + Mô tả vị trí địa lý

      + Cơ sở vật chất

      + Quy mô, cơ cấu đàn, sản phẩm, sản lượng

      + Nguồn nhân lực

      + Hệ thống quản lý chăn nuôi

      + Tình hình dịch bệnh ở trại trong 12 tháng qua

      – Chủ cơ sở ký và ghi rõ họ tên

      4. Thủ tục đăng ký cấp GCN cơ sở an toàn dịch bệnh động vật trên cạn:

      4.1. Thành phần hồ sơ:

      – Chủ cơ sở lập hồ sơ đăng ký chứng nhận an toàn dịch bệnh và nộp 01 (một) bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc thư điện tử (email) đến Cơ quan thú y theo quy định tại Điều 3 của Thông tư 14/2016/TT-BNNPTNT. Hồ sơ gồm:

      + Đơn đăng ký.

      + Báo cáo Điều kiện cơ sở an toàn dịch bệnh động vật trên cạn hoặc Báo cáo Điều kiện cơ sở an toàn dịch bệnh động vật thủy sản.

      + Báo cáo kết quả giám sát được thực hiện theo quy định. Bản sao kết quả kiểm tra, phân loại cơ sở còn hiệu lực (nếu có) theo quy định tại Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ Điều kiện an toàn thực phẩm (sau đây gọi chung là Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT).

      + Bản sao Giấy chứng nhận VietGAHP (đối với cơ sở chăn nuôi động vật trên cạn) hoặc VietGAP (đối với sản xuất giống, nuôi động vật thủy sản thương phẩm) còn hiệu lực (nếu có).

      + Đối với cơ sở chăn nuôi cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nộp 01 (một) bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc mail đến Cơ quan thú y, hồ sơ bao gồm:

      + Văn bản đề nghị.

      + Báo cáo Điều kiện cơ sở an toàn dịch bệnh động vật trên cạn đối với cơ sở chăn nuôi cấp xã.

      + Báo cáo kết quả giám sát được thực hiện theo quy định.

      4.2.  Tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký:

      + Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ, Cơ quan thú y kiểm tra tính hợp lệ và thẩm định nội dung của hồ sơ.

      + Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Cơ quan thú y thành lập Đoàn kiểm tra, đánh giá (sau đây gọi chung là Đoàn đánh giá) và thông báo kế hoạch kiểm tra, đánh giá cho cơ sở.

      + Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Cơ quan thú y thông báo bằng văn bản cho cơ sở để sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện.

      4.3. Thành phần Đoàn đánh giá và thời gian đánh giá:

      Thành phần Đoàn đánh giá gồm ít nhất 03 (ba) người. Trưởng đoàn là lãnh đạo Cơ quan thú y hoặc lãnh đạo phòng chuyên môn của Cơ quan thú y, thành viên là các cán bộ chuyên môn của Cơ quan thú y.

      Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày thành lập, Đoàn đánh giá phải thực hiện kiểm tra, đánh giá tại cơ sở.

      Cơ quan giải quyết: Chi cục Chăn nuôi và Thú y

      Cấp giấy chứng nhận: Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc kiểm tra tại cơ sở hoặc kể từ ngày nhận kết quả xét nghiệm bệnh theo quy định, Cơ quan thú y cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở đạt yêu cầu; trường hợp không cấp Giấy chứng nhận, Cơ quan thú y phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do và hướng dẫn cơ sở khắc phục các nội dung chưa đạt yêu cầu.

      Phí, lệ phí:000 đồng/lần (Khoản 2, Mục II – Thông tư số 285/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ Tài chính).

      Hiệu lực của GCN: Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật: 05 (năm) năm kể từ ngày cấp.

      Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung PHỤ LỤC IIA: Mẫu báo cáo điều kiện vùng an toàn dịch bệnh động vật trên cạn và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.

      Căn cứ pháp lý:

      Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT ngày 02/6/2016 của Bộ trưởng Bộ NNPTNT Quy định về vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật.

      Thông tư số 285/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý phí và lệ phí trong công tác thú y.

        Tải văn bản tại đây

        Theo dõi chúng tôi trên Duong Gia Facebook Duong Gia Tiktok Duong Gia Youtube Duong Gia Google
        5 / 5 ( 1 bình chọn )
        Gọi luật sư ngay
        Tư vấn luật qua Email
        Báo giá trọn gói vụ việc
        Đặt lịch hẹn luật sư
        Đặt câu hỏi tại đây

        Tags:

        Động vật

        Động vật trên cạn

        Phụ lục


        CÙNG CHỦ ĐỀ
        ảnh chủ đề

        Các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật

        Sinh trưởng của cơ thể động vật là quá trình gia tăng khối lượng và kích thước của cơ thể do tăng số lượng và kích thước tế bào. Sự phát triển và sinh trưởng của động vật diễn ra như thế nào? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến quá trình đó? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc đó

        ảnh chủ đề

        Phát triển ở động vật là gì? Tìm hiểu phát triển ở động vật?

        Phát triển ở động vật liên quan đến hàng loạt quá trình sinh trưởng và phân hóa. Trong giai đoạn phôi thai, các tế bào bắt đầu phân chia và phát triển thành các cơ quan và hệ thống khác nhau. Quá trình này được kiểm soát bởi thông tin di truyền từ DNA, nguồn gen di truyền của mỗi cá thể.

        ảnh chủ đề

        Quy định cứu hộ động vật rừng, xử lý động vật rừng mới nhất

        Động vật rừng hiện nay đang dần bị tuyệt chủng do sự săn bắn trái phép của con người, các hoạt động buôn bán động vật hoang dã trái phép. Có những loài đã tuyệt chủng hoàn toàn hoặc có một số loài chỉ còn số lượng ít. Vậy để bảo tồn những loài động vật rừng quý hiếm thì cần có những biện pháp cứu hộ động vật rừng cũng như xử lý động vật rừng ra sao? 

        ảnh chủ đề

        Động vật quý hiếm là gì? Phân loại các loài động vật quý hiếm?

        Trên thực tế ngày nay, các loại động vật quý hiếm còn rất ít và dần đang bị tuyệt chủng vì những nguyên nhân khác nhau, trong đó đáng lên án nhất là hành vi săn bắn trái phép của con người vì lợi ích vật chất cá nhân. Động vật quý hiểm cũng như phân loại các động vật quý hiếm được quy định ra sao? 

        ảnh chủ đề

        Người dân được phép nuôi động vật rừng thông thường không?

        Động vật rừng thông thường là gì? Người dân được phép nuôi động vật rừng thông thường không? Trình tự thủ tục xin phép nuôi động vật rừng thông thường? Cơ sở nuôi động vật rừng thông thường phải đảm bảo những điều kiện nào?

        ảnh chủ đề

        Lớp bò sát là gì? Vai trò, đặc điểm chung và cấu tạo ngoài?

        Bò sát là loài động vật mà chúng ta có thể bắt gặp rất nhiều trong đời sống. Bài viết tham khảo dưới đây sẽ đem lại cho các bạn những kiến thức thú vị về vai trò, đặc điểm và cấu tạo bên ngoài của loài bò sát.

        ảnh chủ đề

        Phụ lục là gì? Ví trí, vai trò và cách trình bày phụ lục chuẩn?

        Phụ lục là một phần có thể được thực hiện trong dàn của bài luận. Được thực hiện với ý nghĩa cung cấp cơ sở dữ liệu hay thông tin thêm trong các phần nội dung. Phụ lục tách nội dung tham khảo thành một phần riêng, để có thể dẫn chứng thông tin cho nguồn dữ liệu được sử dụng.

        ảnh chủ đề

        Mẫu phụ lục hợp đồng bằng tiếng Anh, mẫu phụ lục song ngữ

        Phụ lục hợp đồng được sử dụng đi kèm hợp đồng chính. Mẫu phụ lục bằng tiếng Anh cũng phải đảm bảo các điều kiện trong quy định của pháp luật Việt nam khi được sử dụng ở nước ta. Vậy, Mẫu phụ lục hợp đồng bằng tiếng Anh, mẫu phụ lục song ngữ được soạn thảo như thế nào?

         

        ảnh chủ đề

        Quy định về việc bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp

        Tại sao cần bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp? Thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp tiếng Anh là gì? Quy định pháp luật?

        ảnh chủ đề

        Thủ tục nuôi hươu, nai? Xin cấp phép nuôi động vật hoang dã?

        Tìm hiểu về động vật hoang dã, động vật nguy cấp, quý, hiếm? Quy định về các điều kiện nuôi hươu, nai? Trình tự thủ tục nuôi động vật rừng thông thường? Quy định về việc xử lý chất thải chăn nuôi và xử lý tiếng ồn trong hoạt động chăn nuôi?  Xử lý tiếng ồn trong hoạt động chăn nuôi?

        Xem thêm

        Tìm kiếm

        Duong Gia Logo

        Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

        Đặt câu hỏi trực tuyến

        Đặt lịch hẹn luật sư

        Văn phòng Hà Nội:

        Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, Việt Nam

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: [email protected]

        Văn phòng Miền Trung:

        Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: [email protected]

        Văn phòng Miền Nam:

        Địa chỉ:  227 Nguyễn Thái Bình, phường 4, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: [email protected]

        Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
        Chat zalo Liên hệ theo Zalo Chat Messenger Đặt câu hỏi
        Mở Đóng
        Gọi luật sưGọi luật sưYêu cầu gọi lạiYêu cầu dịch vụ
        • Gọi ngay
        • Chỉ đường

          • HÀ NỘI
          • ĐÀ NẴNG
          • TP.HCM
        • Đặt câu hỏi
        • Trang chủ
        id|554873|