Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
  • Tổng đài Luật sư
  • Dịch vụ Luật sư
  • Biểu mẫu
    • Biểu mẫu Luật
    • Biểu mẫu khác
  • Văn bản pháp luật
  • Kinh tế tài chính
  • Giáo dục
  • Bạn cần biết
    • Từ điển pháp luật
    • Thông tin địa chỉ
    • Triết học Mác-Lênin
    • Hoạt động Đảng Đoàn
    • Tư tưởng Hồ Chí Minh
    • Tư vấn tâm lý
    • Các thông tin khác
  • Liên hệ
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ Biểu mẫu Luật

Mẫu đơn đề nghị cấp mã số cơ sở gây nuôi động vật hoang dã mới nhất

  • 07/10/202207/10/2022
  • bởi Luật sư Nguyễn Văn Dương
  • Luật sư Nguyễn Văn Dương
    07/10/2022
    Biểu mẫu Luật
    0

    Đơn đề nghị cấp mã số cơ sở gây nuôi động vật hoang dã là gì? Mẫu đơn đề nghị cấp mã số cơ sở gây nuôi động vật hoang? Hướng dẫn soạn thảo đơn đề nghị về việc cấp mã số cơ sở gây nuôi động vật hoang dã? Điều kiện nuôi các loài động vật hoang dã nguy cấp? Thủ tục đăng ký mã số cơ sở nuôi các loài động vật hoang dã nguy cấp?

      Hiện nay, việc Bảo tồn đa dạng sinh học là việc vô cùn quan trọng và đáng chú ý. Một trong những biện pháp để duy trì, bảo tồn đa dạng sinh học là việc gây nuôi động vật hoang dã. Cá nhân, tổ chức có thể thực hiện hoạt động gây nuôi động vật hoang dã tùy vào từng mục đích: Thương mai hay phi thương mại nhưng phải đảm bảo sự cấp phép của nhà nước bằng cách gửi đề nghị cấp mã số cơ sở gây nuôi động vật hoang dã. Đơn đề nghị về việc cấp mã số cơ sở gây nuôi động vật hoang dã là gì? Thủ tục cấp mã số cơ sở gây nuôi động vật hoang dã được thực hiện như thế nào? 

      Căn cứ pháp lý: Nghị định 06/2019/NĐ-CP.

      Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí qua điện thoại 24/7: 1900.6568

      Mục lục bài viết

      • 1 1. Đơn đề nghị cấp mã số cơ sở gây nuôi động vật hoang dã là gì?
      • 2 2. Mẫu đơn đề nghị cấp mã số cơ sở gây nuôi động vật hoang dã là gì?
      • 3 3. Hướng dẫn soạn thảo đơn đề nghị về việc cấp mã số cơ sở gây nuôi động vật hoang dã:
      • 4 4. Điều kiện nuôi các loài động vật hoang dã nguy cấp:
        • 4.1 4.1. Điều kiện nuôi các loài động vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES không vì mục đích thương mại:
        • 4.2 4.2. Điều kiện nuôi, trồng các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES vì mục đích thương mại:
      • 5 5. Thủ tục đăng ký mã số cơ sở nuôi các loài động vật hoang dã nguy cấp:
        • 5.1 5.1. Thủ tục đăng ký mã số cơ sở nuôi các loài động vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục I CITES:
        • 5.2 5.2. Thủ tục đăng ký mã số cơ sở nuôi, trồng các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục II, III CITES:

      1. Đơn đề nghị cấp mã số cơ sở gây nuôi động vật hoang dã là gì?

      Theo quy định tại Khoản 13 Điều 3 Luật đa dạng sinh học 2008: “Loài hoang dã là loài động vật, thực vật, vi sinh vật và nấm sinh sống và phát triển theo quy luật.”Động vật hoang dã là loài sống trong tự nhiên và chưa được thuần hóa.

      Gây nuôi động vật hoang dã là hoạt động nuôi nhốt động vật hoang dã chưa thuần hóa trong môi trường nông nghiệp nhằm mục đích thương mại hoặc phi thương mại.

      Cá nhân, tổ chức khi muốn thành lập cơ sở gây nuôi động vật hoang dã phải có sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền. Thông qua việc nộp đơn đề nghị cấp mã số cơ sở gây nuôi động vật hoang dã, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt có thông qua đề nghị của cá nhân, tổ chức đó hay không.

      Đơn đề nghị cấp mã số cơ sở gây nuôi động vật hoang dã là căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt yêu cầu của cá nhân, tổ chức muốn thành lập cơ sở gây nuôi động vật hoang dã

      2. Mẫu đơn đề nghị cấp mã số cơ sở gây nuôi động vật hoang dã là gì?

      Mẫu số 03

      CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

      Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

      Xem thêm: Các văn bản và các biện pháp bảo tồn động vật hoang dã

      —————–

      ĐỀ NGHỊ CẤP MÃ SỐ CƠ SỞ NUÔI, TRỒNG CÁC LOÀI THỰC VẬT RỪNG, ĐỘNG VẬT RỪNG NGUY CẤP,

      QUÝ, HIẾM; ĐỘNG VẬT, THỰC VẬT HOANG DÃ NGUY CẤP THUỘC PHỤ LỤC CITES

      Kính gửi: ……

      1. Tên và địa chỉ:

      Tên của tổ chức, cá nhân đề nghị:…….

      Địa chỉ:…….

      Điện thoại: ……Fax (nếu có):……..

      Xem thêm: Quy định về cấp giấy phép, chứng chỉ Cites

      2. Địa chỉ cơ sở nuôi, trồng:………

      3. Nội dung đề nghị cấp đăng ký: Cấp mới □; Cấp bổ sung □

      4. Mục đích nuôi, trồng:

      Phi thương mại □; Thương mại trong nước □; Xuất khẩu thương mại □

      5. Các loài nuôi, trồng:

      STT

      Tên loài

      Số lượng (cá thể)

      Nguồn gốc

      Ghi chú

      Tên thông thường

      Tên khoa học

      1

       

       

       

       

       

      2

       

       

       

       

       

      3

       

       

       

       

       

      …

       

       

       

       

       

      6. Các tài liệu kèm theo:

      – Hồ sơ nguồn gốc…

      Địa điểm …, ngày …. tháng … năm …

      Xem thêm: Có phải xin cấp giấy chứng nhận kiểm dịch khi vận chuyển động vật, sản phẩm động vật sống trên cạn trong địa bàn tỉnh

      Ký tên

      (Tổ chức: ghi rõ họ, tên, chức vụ của người đại diện và đóng dấu; cá nhân: ghi rõ họ, tên)

      3. Hướng dẫn soạn thảo đơn đề nghị về việc cấp mã số cơ sở gây nuôi động vật hoang dã:

      Kính gửi: Ghi thông tin của Sở Nông nghiệp và PTNT nơi gửi đơn đề nghị

      1. Tôi và địa chỉ:

      Viết đầy đủ họ, tên đệm, tên theo giấy khai sinh/CMND/CCCD bằng chữ in hoa

      Địa chỉ thường trú: Ghi theo thông tin theo sổ hộ khẩu. Trong trường hợp thay đổi địa chỉ thường trú phải ghi theo địa chỉ đã thay đổi

      2. Địa chỉ cơ sở nuôi, trồng: Ghi địa cơ sở nuôi trồng ở hiện tại ( Ghi rõ tên đường, khu phố, phường/xã/thị trấn, tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương)

      3. Nội dung đề nghị cấp đăng ký: Cấp mới □; Cấp bổ sung □

      Xem thêm: Bắt buộc phải đeo rọ mõm cho chó – đúng hay sai Luật?

      Trường hợp cáp mới đánh dấu x vào ô trống bên phải “Cấp mới”

      4. Mục đích nuôi, trồng:

      Phi thương mại □; Thương mại trong nước □; Xuất khẩu thương mại □

      Tùy vào từng mục đichs gây nuôi động vật hoang dã người làm đơn đánh dấu x vào ô thích hợp

      5. Các loài nuôi, trồng:

      Phần thông tin các loài nuôi trồng người làm đơn đề nghị điền thông tin vào bảng dựa trên các tiêu chí: Tên loài, số lượng, nguồn gốc,…

      4. Điều kiện nuôi các loài động vật hoang dã nguy cấp:

      4.1. Điều kiện nuôi các loài động vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES không vì mục đích thương mại:

      Theo quy định tại Điều 14 Nghị định 06/2019/NĐ-CP thì điều kiện nuôi các loài động vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES không vì mục đích thương mại gồm:

      – Có dự án, đề tài nghiên cứu khoa học được phê duyệt và có phương án gây nuôi theo Mẫu số 04, Mẫu số 06 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 06/2019/NĐ-CP

      Xem thêm: Quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn trong địa bàn tỉnh

      – Cơ sở nuôi phù hợp với đặc tính sinh trưởng của loài được nuôi, trồng; đảm bảo an toàn cho người và vật nuôi, trồng, vệ sinh môi trường, phòng ngừa dịch bệnh.

      – Đảm bảo nguồn giống hợp pháp: Khai thác hợp pháp; mẫu vật sau xử lý tịch thu theo quy định của pháp luật; nhập khẩu hợp pháp hoặc mẫu vật từ cơ sở gây nuôi hợp pháp khác.

      – Trong quá trình gây nuôi động vật hoang dã phải lập sổ theo dõi nuôi theo Mẫu số 16 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 06/2019/NĐ-CP; định kỳ báo cáo và chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản, về lâm nghiệp cấp tỉnh.

      4.2. Điều kiện nuôi, trồng các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES vì mục đích thương mại:

      Theo quy định tại Điều 15 Nghị định 06/2019/NĐ-CP thì điều kiện nuôi các loài động vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES không vì mục đích thương mại gồm:

      – Đảm bảo nguồn giống hợp pháp: Khai thác hợp pháp; mẫu vật sau xử lý tịch thu theo quy định của pháp luật; nhập khẩu hợp pháp hoặc mẫu vật từ cơ sở nuôi hợp pháp khác

      – Chuồng, trại được xây dựng phù hợp với đặc tính của loài nuôi; bảo đảm các điều kiện an toàn cho người và vật nuôi, vệ sinh môi trường, phòng ngừa dịch bệnh

      – Loài nuôi là loài được Cơ quan khoa học CITES Việt Nam công bố có khả năng sinh sản liên tiếp qua nhiều thế hệ trong môi trường có kiểm soát; và được Cơ quan khoa học CITES Việt Nam xác nhận bằng văn bản việc nuôi sinh sản, sinh trưởng không làm ảnh hưởng đến sự tồn tại của loài nuôi và các loài có liên quan trong tự nhiên

      – Có phương án nuôi theo Mẫu số 04, Mẫu số 06 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 06/2019/NĐ-CP

      Xem thêm: Không có giấy chứng nhận kiểm dịch bị xử phạt như thế nào?

      5. Thủ tục đăng ký mã số cơ sở nuôi các loài động vật hoang dã nguy cấp:

      Căn cứ pháp lý: Điều 17,18 Nghị định 06/2019/NĐ-CP

      5.1. Thủ tục đăng ký mã số cơ sở nuôi các loài động vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục I CITES:

      Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

      Hồ sơ đề nghị đăng ký mã số cơ sở nuôi động vật hoang dã

      – Đơn đề nghị cấp mã số cơ sở nuôi động vật hoang dã  theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 06/2019/NĐ-CP

      – Bản chính phương án nuôi theo Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 06/2019/NĐ-CP

      Bước 2: Nộp hồ sơ

      Cá nhân, tổ chức gửi hồ sơ trực tiếp hoặc thông qua đường bưu điện đến cấp cơ quan có thẩm quyền cấp mã số

      Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam có trách nhiệm cấp mã số cơ sở nuôi, trồng các loài thuộc Phụ lục I CITES.

      Xem thêm: WWF là gì? Chức năng, vai trò của Quỹ quốc tế bảo tồn động vật hoang dã WWF

      Bước 3: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ

      – Đại diện hợp pháp của chủ cơ sở gửi trực tiếp; qua bưu điện hoặc qua cổng thông tin điện tử một cửa quốc gia 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này tới Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam;

      – Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam cấp mã số cho cơ sở.

      Trường hợp cần kiểm tra thực tế các điều kiện nuôi, trồng Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam chủ trì, phối hợp với Cơ quan khoa học CITES Việt Nam và các tổ chức thực hiện, nhưng thời hạn cấp không quá 30 ngày.

      Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam thông báo bằng văn bản cho cơ sở biết

      – Đối với cơ sở nuôi, trồng vì mục đích thương mại loài thuộc Phụ lục I CITES phải đăng ký với Ban Thư ký CITES, Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam hoàn thiện hồ sơ trong thời hạn 15 ngày làm việc gửi Ban Thư ký CITES, nhưng thời hạn cấp không quá 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được thông báo từ Ban Thư ký;

      – Trong vòng 01 ngày làm việc, kể từ ngày cấp mã số cơ sở nuôi, trồng, Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam đăng tải mã số đã cấp lên cổng thông tin điện tử của Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam.

      5.2. Thủ tục đăng ký mã số cơ sở nuôi, trồng các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục II, III CITES:

      Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

      Xem thêm: Xử phạt hành chính khi vứt xác động vật bữa bãi

      – Đơn đề nghị cấp mã số cơ sở nuôi, trồng theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 06/2019/NĐ-CP

      – Bản chính phương án nuôi theo Mẫu số 06 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 06/2019/NĐ-CP

      Bước 2: Nộp hồ sơ

      – Đại diện hợp pháp của chủ cơ sở gửi trực tiếp; qua bưu điện hoặc qua cổng thông tin điện tử một cửa quốc gia 01 bộ hồ sơ quy định

      Cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh có trách nhiệm cấp mã số cơ sở nuôi, trồng các loài thuộc Phụ lục II, III CITES 

      Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh có trách nhiệm cấp mã số cơ sở nuôi, trồng các loài thủy sản thuộc Phụ lục II CITES.

      Bước 3: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ

      – Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm cấp mã số.

      Xem thêm: Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thú y

      Trường hợp cần kiểm tra thực tế các điều kiện nuôi, trồng quy định tại Điều 14, Điều 15 Nghị định 06/2019, cơ quan cấp mã số chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện, nhưng thời hạn cấp không quá 30 ngày;

      Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan cấp mã số thông báo bằng văn bản cho cơ sở biết.

      – Trong vòng 01 ngày làm việc, kể từ ngày cấp mã số cơ sở nuôi, trồng, cơ quan cấp mã số gửi thông tin về Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam để đăng tải mã số đã cấp lên cổng thông tin điện tử của Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam.

      Trên đây là bài viết của Luật Dương Gia về mẫu đơn đề nghị cấp mã số cơ sở gây nuôi động vật hoang dã mới nhất. Để được tư vấn rõ hơn về biểu mẫu này hoặc có bất cứ vấn đề pháp luật gì cần được tư vấn, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ!

        Xem thêm: Vận chuyển sản phẩm động vật ra phạm vi ngoại tỉnh có phải kiểm dịch

        Tải văn bản tại đây

        Theo dõi chúng tôi trên
        5 / 5 ( 1 bình chọn )
        Gọi luật sư ngay
        Tư vấn luật qua Email
        Báo giá trọn gói vụ việc
        Đặt lịch hẹn luật sư
        Đặt câu hỏi tại đây

        Tags:

        Động vật

        Động vật hoang dã


        CÙNG CHỦ ĐỀ

        Quy định nuôi động vật hoang dã? Có phải xin giấy phép không?

        Hiện nay, việc nuôi và kinh doanh động vật hoang dã đã và đang là công việc có ý nghĩa cũng như được nhiều người quan tâm. Để thực hiện việc kinh doanh động vật hoang dã, cá nhân hay tổ chức cần phải đáp ứng những điều kiện nhất định. Pháp luật quy định như thế nào về nuôi động vật hoang dã cũng như có cần phải xin cấp giấy phép hay không?

        Quy định cứu hộ động vật rừng, xử lý động vật rừng mới nhất

        Động vật rừng hiện nay đang dần bị tuyệt chủng do sự săn bắn trái phép của con người, các hoạt động buôn bán động vật hoang dã trái phép. Có những loài đã tuyệt chủng hoàn toàn hoặc có một số loài chỉ còn số lượng ít. Vậy để bảo tồn những loài động vật rừng quý hiếm thì cần có những biện pháp cứu hộ động vật rừng cũng như xử lý động vật rừng ra sao? 

        Động vật quý hiếm là gì? Phân loại các loài động vật quý hiếm?

        Trên thực tế ngày nay, các loại động vật quý hiếm còn rất ít và dần đang bị tuyệt chủng vì những nguyên nhân khác nhau, trong đó đáng lên án nhất là hành vi săn bắn trái phép của con người vì lợi ích vật chất cá nhân. Động vật quý hiểm cũng như phân loại các động vật quý hiếm được quy định ra sao? 

        Người dân được phép nuôi động vật rừng thông thường không?

        Động vật rừng thông thường là gì? Người dân được phép nuôi động vật rừng thông thường không? Trình tự thủ tục xin phép nuôi động vật rừng thông thường? Cơ sở nuôi động vật rừng thông thường phải đảm bảo những điều kiện nào?

        Quy định về việc bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp

        Tại sao cần bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp? Thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp tiếng Anh là gì? Quy định pháp luật?

        Thủ tục nuôi hươu, nai? Xin cấp phép nuôi động vật hoang dã?

        Tìm hiểu về động vật hoang dã, động vật nguy cấp, quý, hiếm? Quy định về các điều kiện nuôi hươu, nai? Trình tự thủ tục nuôi động vật rừng thông thường? Quy định về việc xử lý chất thải chăn nuôi và xử lý tiếng ồn trong hoạt động chăn nuôi?  Xử lý tiếng ồn trong hoạt động chăn nuôi?

        Mẫu đơn đăng ký kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật xuất khẩu chi tiết nhất

        Mẫu đơn đăng ký kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật xuất khẩu là gì, mục đích của mẫu đơn? Mẫu đơn đăng ký kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật xuất khẩu? Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn đăng ký? Những quy định liên quan đến kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật xuất khẩu?

        PHỤ LỤC IIA: Mẫu báo cáo điều kiện vùng an toàn dịch bệnh động vật trên cạn

        Mẫu báo cáo điều kiện vùng an toàn dịch bệnh động vật trên cạn là gì? Mẫu báo cáo điều kiện vùng an toàn dịch bệnh động vật trên cạn? Hướng dẫn làm Mẫu báo cáo điều kiện vùng an toàn dịch bệnh động vật trên cạn? Thủ tục đăng ký cấp GCN cơ sở an toàn dịch bệnh động vật trên cạn?

        Mẫu biên bản ghi nhận phát hiện động vật quý hiếm mới nhất

        Mẫu biên bản ghi nhận phát hiện động vật quý hiếm là gì? Mẫu biên bản ghi nhận phát hiện động vật quý hiếm? Hướng dẫn soạn thảo? Những quy định liên quan đến động vật quý hiếm

        Xem thêm

        Tìm kiếm

        Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

        Đặt câu hỏi trực tuyến

        Đặt lịch hẹn luật sư

        Văn phòng Hà Nội:

        Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: dichvu@luatduonggia.vn

        Văn phòng Miền Trung:

        Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: danang@luatduonggia.vn

        Văn phòng Miền Nam:

        Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: luatsu@luatduonggia.vn

        Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
        Scroll to top
        • Gọi ngay
        • Chỉ đường
          • HÀ NỘI
          • ĐÀ NẴNG
          • TP.HCM
        • Đặt câu hỏi
        • Trang chủ