Thời gian nghỉ ốm có tính ngày nghỉ phép hằng năm không? Có phải đóng BHXH không? Trạm y tế xã có cấp giấy chứng nhận nghỉ ốm hưởng bảo hiểm xã hội không?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi làm việc tại công ty được hơn 10 năm, có tổng số ngày nghỉ phép hằng năm là 16 ngày/năm. Trong năm 2021 tôi bị ung thư vòm họng (nằm trong Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày) phải nghỉ việc từ 01/03/2021 đến ngày 27/09/2021 mới đi làm lại. Vậy cho tôi hỏi, tôi có được hưởng trọn 16 ngày phép năm hay tôi chỉ được hưởng số ngày phép năm tương ứng với số tháng tôi thực làm trong năm?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ khoản 6 Điều 65 Nghị định 145/2020/NĐ- CP quy định về thời gian được coi là thời gian làm việc của người lao động để tính số ngày nghỉ hằng năm như sau:
“Điều 65. Thời gian được coi là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm của người lao động
…
6. Thời gian nghỉ do ốm đau nhưng cộng dồn không quá 02 tháng trong một năm.”
Luật sư
Tại khoản 6 Điều 65 Nghị định 145/2020/NĐ- CP quy định rõ thời gian được coi là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm bao gồm thời gian nghỉ ốm đau nhưng cộng dồn không quá 02 tháng. Nhưng trong trường hợp của bạn bạn nghỉ ốm đau 6 tháng nên 6 tháng này thời gian nghỉ việc của bạn không làm căn cứ để tính số ngày nghỉ hằng năm.
Như vậy, trường hợp của bạn nghỉ sẽ không được nghỉ phép hàng năm mà chỉ được hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại Điều 26 Luật bảo hiểm xã hội 2014:
“2. Người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành thì được hưởng chế độ ốm đau như sau:
a) Tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần;
b) Hết thời hạn hưởng chế độ ốm đau quy định tại điểm a khoản này mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội”.
Mục lục bài viết
- 1 1. Trường hợp nghỉ ốm đột xuất có được hưởng chế độ không?
- 2 2. Có cần xuất trình giấy của bác sĩ khi nghỉ ốm không?
- 3 3. Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi nhân viên xin nghỉ ốm
- 4 4. Công ty không cho đi làm lại vì nghỉ ốm quá lâu có đúng không?
- 5 5. Nghỉ ốm nên công ty chấm dứt hợp đồng lao động có đúng không?
- 6 6. Nghỉ ốm trùng với ngày lễ có được hưởng lương không?
- 7 7. Trạm y tế xã có cấp giấy chứng nhận nghỉ ốm hưởng bảo hiểm xã hội không?
1. Trường hợp nghỉ ốm đột xuất có được hưởng chế độ không?
Tóm tắt câu hỏi:
Kính gửi luật sư.
Tôi là Quốc, tôi sống ở Đà Nẵng. Tôi có một câu hỏi muốn nhờ luật sư giải đáp giúp, cụ thể như sau: Khi đi làm việc thì người lao động có được hưởng 5 ngày nghỉ do ốm đột xuất hay không? Và nếu khi tôi ốm đột xuất và xin nghỉ trong 5 ngày đó thì tôi có cần giấy xác nhận của bác sĩ về bệnh tình của tôi không?
Luật sư tư vấn:
Thứ nhất, Pháp luật không quy định cụ thể người lao động sẽ được hưởng 5 ngày nghỉ do ốm đau đột xuất có hưởng lương trong một tháng hay một năm .
Nhưng khi bạn bị ốm đột xuất, sức khỏe không đảm bảo thực hiện công việc, bạn đương nhiên sẽ được nghỉ làm nhưng không có lương. Khi bạn nghỉ làm, bạn cần báo lại cho người quản lý của bạn tại nơi bạn làm về việc bạn bị ốm và xin được nghỉ.
Thứ hai, Bạn cần xin giấy xác nhận của cơ sở y tế về bệnh tình của bạn khi bạn bị ốm đột xuất và nghỉ việc. Bạn sẽ chuyển lại lại giấy xác nhận đó cho người quản lý của bạn để chứng minh việc bạn nghỉ là do bạn bị ốm đột xuất thật sự.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý hai trường hợp khác:
Trường hợp một, Nếu trong hợp đồng lao động hay thỏa ước lao động giữa chủ sử dụng lao động và người lao động nơi bạn làm việc có thỏa thuận về việc hưởng 5 ngày nghỉ do ốm đau đột xuất có hưởng lương thì bạn sẽ được hưởng theo sự thỏa thuận đó.
Trường hợp hai, Nếu bạn thuộc đối tượng được áp dụng chế độ ốm đau và đáp ứng đủ các điều kiện để hưởng chế độ ốm đau theo quy định
2. Có cần xuất trình giấy của bác sĩ khi nghỉ ốm không?
Tóm tắt câu hỏi:
Luật sư cho tôi hỏi: Theo tôi được biết, khi đi làm tôi sẽ có 5 ngày nghỉ ốm đột xuất. Vậy tôi có cần xuất trình giấy của bác sĩ về việc nghỉ 5 ngày này hay không?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định của pháp luật Việt Nam về lao động thì chỉ khi bạn hưởng chế độ ốm đau theo quy định của
3. Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi nhân viên xin nghỉ ốm
Tóm tắt câu hỏi:
Hiện tại công ty em làm về sản xuất linh kiện xe máy, năm 2013 có xảy ra tai nạn lao động với 1 công nhân
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều 38 Luật lao động 2012 quy định về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động như sau:
“1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây:
a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;
b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo
Khi sức khỏe của người lao động bình phục, thì người lao động được xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động;
c) Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;
d) Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 33 của Bộ luật này.
2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước:
a) Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
b) Ít nhất 30 ngày đối với
c) Ít nhất 03 ngày làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.”
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 39 “Bộ luật lao động 2019” có quy định trường hợp người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động:
“1. Người lao động ốm đau hoặc bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đang điều trị, điều dưỡng theo quyết định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 38 của Bộ luật này.
2. Người lao động đang nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng và những trường hợp nghỉ khác được người sử dụng lao động đồng ý.
3. Lao động nữ quy định tại khoản 3 Điều 155 của Bộ luật này.
4. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.”
Như vậy người sử dụng lao động chỉ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động khi có một trong các căn cứ tại Khoản 1 Điều 38 đồng thời tuân thủ các quy định tại Điều 39 “Bộ luật lao động 2019” và phải tuân thủ thời gian báo trước tại Khoản 2 Điều 38 “Bộ luật lao động 2019”.
Do thông tin bạn cung cấp là người lao động xin nghỉ đi khám bệnh, nhưng lại lại không biết là có được công ty đồng ý hay không. Do vậy trường hợp của công ty bạn cần đối chiếu với những quy định của pháp luật và chỉ khi rơi vào trường hợp tại Khoản 1 Điều 38 và không thuộc trường hợp quy định tại Điều 39 thì công ty bạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động thì công ty phải báo trước cho người lao động ít nhất 45 ngày.
Nếu không thuộc trường hợp trên thì được coi là công ty bạn đã đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.
Nếu đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì công ty bạn có các nghĩa vụ sau:
“1. Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết và phải trả tiền lương,bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
2. Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này.
3. Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này và trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.
4. Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà người lao động vẫn muốn làm việc thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này, hai bên thương lượng để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.
5. Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.(Điều 42 “Bộ luật lao động 2019″).”
4. Công ty không cho đi làm lại vì nghỉ ốm quá lâu có đúng không?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư! Hiện em đang làm việc cho 1 công ty nhưng em bị tai nạn gãy tay. Em đã gọi điện xin tổ trưởng sau hơn 1 tháng em đi làm công ty không nhận em nữa vì lý do em nghỉ quá lâu. Mặc dù em có giấy bệnh viện như vậy công ty có đúng không và công ty vẫn giam 1 tháng lương của em. Xin luật sư cho em ý kiến.
Luật sư tư vấn:
Thứ nhất, tại Điều 38 “Bộ luật lao động năm 2019” và Điều 12 Nghị định 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn cụ thể cho Điều 38 có quy định về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động như sau:
“+ Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động. Tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc được quy định trong quy chế của doanh nghiệp;
+ Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, đã điều trị 06 tháng liên tục, đối với người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.”
Khi sức khỏe của người lao động bình phục, thì người lao động được xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động;
+ Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng: Do địch họa, dịch bệnh; di dời hoặc thu hẹp địa điểm sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền., mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;
+ Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động.
Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước:
+ Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
+ Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn;
+ Ít nhất 03 ngày làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 38 “Bộ luật lao động năm 2019” này và đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.
Thứ hai, tại Điều 32, 33 “Bộ luật lao động năm 2019” quy định về tạm hoãn thực hiện hợp đồng (hướng dẫn chi tiết tại Điều 9, 10 Nghị định 05/2015/NĐ-CP) và sau khi hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động như sau:
“Điều 32. Các trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động
1. Người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự.
2. Người lao động bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.
3. Người lao động phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc.
4. Lao động nữ mang thai theo quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.
5. Các trường hợp khác do hai bên thoả thuận.
Điều 33. Nhận lại người lao động hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động đối với các trường hợp quy định tại Điều 32 của Bộ luật này, người lao động phải có mặt tại nơi làm việc và người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác”.
Căn cứ vào quy định này thì người lao động và người sử dụng lao động được phép thỏa thuận với nhau về tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động. Khi hết thời hạn hạn thời hạn tạm hoãn hợp đồng thì trong thời hạn 15 ngày người lao động phải có mặt tại nơi làm việc và người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc, trừ trường hợp người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động về thời điểm có mặt.
Tại khoản 1 Điều 39 “Bộ luật lao động năm 2019” quy định về trường hợp người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
“Người lao động ốm đau hoặc bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đang điều trị, điều dưỡng theo quyết định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 38 của Bộ luật này”
Căn cứ vào quy định này thì trường hợp người lao động ốm đau hoặc bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đang điều trị, điều dưỡng theo quyết định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì người sử dụng lao động không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động trừ trường hợp người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, đã điều trị 06 tháng liên tục, đối với người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.
Như vậy, đối chiếu với trường hợp của bạn. Nếu như bạn thỏa thuận với công ty việc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động thì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng bạn phải có mặt tại nơi làm việc nếu như không có thỏa thuận nào khác. Còn nếu như bạn bị tai nạn đang trong quá trình điều trị, điều dưỡng theo quyết định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì công ty của bạn chấm dứt hợp đồng lao động với bạn là sai luật, trừ trường hợp bạn bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, đã điều trị 06 tháng liên tục, đối với người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn.
5. Nghỉ ốm nên công ty chấm dứt hợp đồng lao động có đúng không?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư. Luật sư cho e xin phép được hỏi một tình huống như sau ạ? Cũng vì bệnh tật em có xin phép công ty được nghỉ một thời gian để chữa bệnh, sau khi quay lại làm em cũng có giấy tờ ra viện và giấy nghỉ ốm đầy đủ nhưng đến giờ công ty lại muốn chấm dứt hợp đồng với em, cho e hỏi có luật nào nghỉ ốm mà cũng bị chấp dứt hợp đồng không ạ? Xin luật sư tư vấn giúp em, em cảm ơn luật sư!
Luật sư tư vấn:
Tại Điều 38 “Bộ luật lao động năm 2019” quy định về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động như sau:
“Điều 38. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động
1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây:
a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;
b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, đã điều trị 06 tháng liên tục, đối với người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.
Khi sức khỏe của người lao động bình phục, thì người lao động được xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động;
c) Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;
d) Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 33 của Bộ luật này.
2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước:
a) Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
b) Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn;
c) Ít nhất 03 ngày làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng”.
Điều 12 Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động chi tiết như sau:
“Điều 12. Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động
Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động tại các Điểm a và c Khoản 1 Điều 38 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:
1. Người sử dụng lao động phải quy định cụ thể tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong quy chế của doanh nghiệp, làm cơ sở đánh giá người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động. Quy chế đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ do người sử dụng lao động ban hành sau khi có ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.
2. Lý do bất khả kháng khác thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Do địch họa, dịch bệnh;
b) Di dời hoặc thu hẹp địa điểm sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”.
Như vậy, người sử dụng lao động được phép đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, đã điều trị 06 tháng liên tục, đối với người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục. Khi sức khỏe của người lao động bình phục, thì người lao động được xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động.
Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng vì lý do này thì chủ sử dụng lao động phải báo ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn; ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn; ít nhất 03 ngày làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng; ít nhất 03 ngày làm việc đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.
Trong trường hợp của bạn, nếu bạn thuộc trường hợp ốm đau như trên thì chủ sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với bạn. Nếu như công ty chấm dứt hợp đồng lao động với bạn không thuộc trường hợp ốm đau nêu trên thì sẽ vi phạm về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái luật, khi đó bạn có quyền khiếu nại tới người sử dụng lao động, Thanh tra lao động hoặc khởi kiện ra Tòa án.
6. Nghỉ ốm trùng với ngày lễ có được hưởng lương không?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào quý luật sư, Công ty tôi có người lao động đầu tháng 02/2018 nghỉ ốm (có giấy báo ốm từ 01/02/2018 đến 12/02/2017), sau đó do tình trạng sức khỏe không tốt nên xin nghỉ không lương tiếp đến 05/05/2018 mới đi làm lại. Luật sư cho tôi hỏi vào những ngày tết nguyên đán (từ 15/02 đến 19/02/2018) và lễ 30/04, 01/05 người lao động đó có được hưởng lương lễ không? Xin cám ơn.
Luật sư tư vấn:
Căn cứ vào khoản 1 Điều 4 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định:
“Điều 4. Thời gian hưởng chế độ ốm đau
1. Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm quy định tại khoản 1 Điều 26 của Luật bảo hiểm xã hội được tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, nghỉ hằng tuần theo quy định của pháp luật về lao động. Thời gian này được tính kể từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 của năm dương lịch, không phụ thuộc vào thời điểm bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động.”
Thời gian hưởng chế độ ốm đau trong một năm chỉ được tính theo ngày làm việc. Chính vì vậy, công ty sẽ không làm thủ tục để giải quyết chế độ ốm đau cho bạn trong thời gian nghỉ tết. Tuy nhiên ngày nghỉ tết là người lao động được nghỉ làm việc hưởng nguyên lương nên bạn được công ty chi trả lương ngày nghỉ lễ tết.
Điều 115 “Bộ luật lao động 2019” quy định về nghỉ ngày lễ, Tết như sau:
“Điều 115. Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Ngày Quốc khánh 01 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài ngày nghỉ lễ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Nếu những ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này trùng vào ngày nghỉ hằng tuần, thì người lao động được nghỉ bù vào ngày kế tiếp.”
Đồng thời, căn cứ Khoản 3 Điều 116 “Bộ luật lao động 2019” thì người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương. Thời gian nghỉ không hưởng lương do hai bên thỏa thuận.
Bạn thông tin người lao động công ty bạn xin nghỉ không hưởng lương từ ngày 12/2/2018 đến 5/5/2018. Trong quãng thời gian nghỉ không hưởng lương có ba ngày nghỉ lễ: Ngày giỗ tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch), Ngày Chiến thắng (ngày 30 tháng 4 dương lịch) và Ngày Quốc tế lao động (ngày 01 tháng 5 dương lịch). Đây là ba ngày nghỉ lễ, người lao động sẽ được nghỉ việc và hưởng nguyên lương.
7. Trạm y tế xã có cấp giấy chứng nhận nghỉ ốm hưởng bảo hiểm xã hội không?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư! Cho em hỏi trạm y tế tuyến xã có cấp giấy chứng nhận nghỉ ốm hưởng bảo hiểm xã hội không ạ? Và nếu có thì giấy đó khi nộp vào cơ quan vẫn được chấp nhận chứ ạ? Trường hợp này em chỉ nghỉ 1 ngày
Luật sư tư vấn:
Hồ sơ để hưởng chế độ ốm đau được quy định tại Điều 100 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 bao gồm:
“1. Bản chính hoặc bản sao giấy ra viện đối với người lao động hoặc con của người lao động điều trị nội trú. Trường hợp người lao động hoặc con của người lao động điều trị ngoại trú phải có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.
2. Trường hợp người lao động hoặc con của người lao động khám bệnh, chữa bệnh ở nước ngoài thì hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này được thay bằng bản dịch tiếng Việt của giấy khám bệnh, chữa bệnh do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ở nước ngoài cấp.
Danh sách người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau do người sử dụng lao động lập. “
Như vậy, người lao động được hưởng chế độ ốm đau khi có đầy đủ những giấy tờ sau:
– Bản chính/ bản sao giấy ra viện (điều trị nội trú) hoặc Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH (điều trị ngoại trú)
– Danh sách người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau theo mẫu C70A-HD do người sử dụng lao động lập.
Một trong những giấy tờ quan trọng để lập hồ sơ hưởng chế độ ốm đau là giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng chế độ BHXH đối với trường hợp điều trị ngoại trú.
Pháp luật ghi nhận Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp. Vậy, trạm y tế tuyến xã có phải cơ quan y tế có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH hay không?
Theo quy định tại Công văn 1862/BHXH-CDBHXH ghi nhận thẩm quyền của trạm y tế xã khi cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng chế độ BHXH, cụ thể:
“Các cơ sở khám chữa bệnh, các Trạm y tế xã, phường, thị trấn (gọi chung là cơ sở KCB) tổ chức nghiên cứu nội dung Công văn số 3789/BHXH-CSXH ngày 07/10/2014 của BHXH Việt Nam về việc mẫu, in và quản lý Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH để tổ chức thực hiện.”
Luật sư tư vấn về chấm dứt hợp đồng lao động qua tổng đài:1900.6568
Do vậy, căn cứ vào Công văn 1862/BHXH-CDBHXH, Trạm y tế xã cũng được phân công thẩm quyền cấp và quản lý giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
Theo điểm a, khoản 1, Điều 20, Thông tư 56/2017/TT-BYT quy định về thẩm quyền cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH như sau:
“a, Do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động cấp. Người hành nghề làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh này được ký giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội theo phân công của người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó;”
Do đó, trạm y tế vẫn có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, người ký giấy chứng nhận là người hành nghề tại cơ sở này theo sự phân công của người đứng đầu trạm y tế đó; thời hạn nghỉ trên giấy chứng nhận là thời gian thực tế bạn được cơ quan bảo hiểm xã hội giải quyết chế độ ốm đau.