Trường hợp chậm cấp sổ đỏ người dân phải làm thế nào? Xử phạt cơ quan nhà nước chậm cấp sổ đỏ cho người dân. Quyền khiếu nại khi cơ quan Nhà nước làm chậm.
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ( hay còn gọi là sổ đỏ) là một giấy tờ quan trọng giúp chủ sở hữu khẳng định sự sở hữu và các quyền với nó. Khi làm Sổ đỏ, rất ít khi chủ sở hữu quan tâm đến thời gian cấp sổ đỏ. Vậy thời gian cấp Sổ đỏ là bao nhiêu ngày? Nếu cơ quan có thẩm quyền chậm cấp Sổ đỏ thì làm thế nào chủ sở hữu có thể bảo vệ quyền lợi của mình?
Căn cứ pháp lý
- Luật đất đai 2013.
- Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều Luật đất đai 2013
- Nghị định 01/2017/NĐ-CP sửa đổi nghị định hướng dẫn Luật đất đai
Mục lục bài viết
1. Thẩm quyền cấp sổ đỏ:
Theo quy định tại Điều 105 Luật đất đai 2013 quy định thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thuộc về các cơ quan sau:
“1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được ủy quyền cho cơ quan tài nguyên và môi trường cùng cấp cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.
3. Đối với những trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng mà thực hiện các quyền của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng thì do cơ quan tài nguyên và môi trường thực hiện theo quy định của Chính phủ.”
Cụ thể về nội dung này, Điều 37
– Đối với địa phương đã thành lập Văn phòng đăng ký đất đai thì Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện.
– Đối với địa phương chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai thì:
+ Sở Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; tổ chức, cá nhân nước ngoài; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;
+ Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.
2. Thời gian cấp sổ đỏ:
Thời gian chờ cấp sổ đỏ mới, lần đầu và các thủ tục đất đai khác trong năm 2019 vẫn được áp dụng theo Khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP Cụ thể:
Thời gian thực hiện thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất; cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận được quy định như sau:
a) Đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là không quá 30 ngày;
b) Đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở, công trình xây dựng của tổ chức đầu tư xây dựng là không quá 15 ngày;
c) Đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất khi thay đổi tài sản gắn liền với đất là không quá 15 ngày;
d) Đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất trong các trường hợp trúng đấu giá quyền sử dụng đất; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai; xử lý hợp đồng thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất; kê biên bán đấu giá quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất để thi hành án; chia, tách, hợp nhất, sáp nhập tổ chức, chuyển đổi công ty; thỏa thuận hợp nhất hoặc phân chia quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình, của vợ và chồng, nhóm người sử dụng đất là không quá 10 ngày;
đ) Tách thửa, hợp thửa đất; thủ tục đăng ký đất đai đối với trường hợp được Nhà nước giao đất để quản lý là không quá 15 ngày;
e) Gia hạn sử dụng đất là không quá 07 ngày;
g) Xác nhận tiếp tục sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân khi hết hạn sử dụng đất là không quá 05 ngày;
h) Đăng ký xác lập hoặc thay đổi, chấm dứt quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề là không quá 10 ngày;
i) Đăng ký biến động do đổi tên người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc thay đổi về hình dạng, kích thước, diện tích, số hiệu, địa chỉ thửa đất hoặc thay đổi hạn chế quyền sử dụng đất hoặc thay đổi về nghĩa vụ tài chính hoặc thay đổi về tài sản gắn liền với đất so với nội dung đã đăng ký là không quá 10 ngày;
k) Chuyển từ hình thức thuê đất trả tiền hàng năm sang thuê đất trả tiền một lần; từ hình thức Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang hình thức thuê đất; từ thuê đất sang giao đất có thu tiền sử dụng đất là không quá 30 ngày;
l) Chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, đăng ký góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là không quá 10 ngày;
m) Xóa đăng ký góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là không quá 03 ngày;
n) Đăng ký, xóa đăng ký thế chấp, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất là không quá 03 ngày;
o) Chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của vợ hoặc chồng thành của chung vợ và chồng là không quá 05 ngày;
p) Cấp đổi Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng là không quá 07 ngày; trường hợp cấp đổi đồng loạt cho nhiều người sử dụng đất do đo vẽ lại bản đồ là không quá 50 ngày;
q) Cấp lại Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng bị mất là không quá 10 ngày;
Như vậy, câu trả lời cho câu hỏi thời gian chờ cấp sổ đỏ là bao nhiêu ngày ở đây là .
Đối với trường hợp cấp mới: không quá 30 ngày tính từ ngày nộp đầy đủ hồ sơ hợp lệ. Nếu ở các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn thì thời gian này được tăng thêm 10 ngày.
Đối với trường hợp cấp lại: Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng bị mất là không quá 10 ngày;
Đối với trường hợp cấp đổi Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng là không quá 07 ngày; trường hợp cấp đổi đồng loạt cho nhiều người sử dụng đất do đo vẽ lại bản đồ là không quá 50 ngày;
Đối với trường hợp đăng ký biến động do đổi tên người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc thay đổi về hình dạng, kích thước, diện tích, số hiệu, địa chỉ thửa đất hoặc thay đổi hạn chế quyền sử dụng đất hoặc thay đổi về nghĩa vụ tài chính hoặc thay đổi về tài sản gắn liền với đất so với nội dung đã đăng ký là không quá 10 ngày;
Đối với trường hợp chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của vợ hoặc chồng thành của chung vợ và chồng là không quá 05 ngày;
3. Chậm cấp sổ đỏ người dân phải làm thế nào?
Nếu bạn đã nộp đủ hồ sơ hợp lệ mà cán bộ, công chức tiếp nhận, giải quyết hồ sơ của bạn không thực hiện đúng quy trình dẫn đến việc chậm trễ, ảnh hưởng đến quyền lợi của bạn thì bạn có quyền khiếu nại theo quy định tại điều 204 của Luật Đất đai 2013.
“Điều 204. Giải quyết khiếu nại, khiếu kiện về đất đai
1. Người sử dụng đất, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất có quyền khiếu nại, khởi kiện quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính về quản lý đất đai.
2. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.”
Đồng thời, theo Điều 8 của Luật Khiếu nại 2011, việc khiếu nại được thực hiện bằng đơn khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp.
– Đối với đơn khiếu nại: Bạn cần phải ghi rõ ngày, tháng, năm khiếu nại; tên, địa chỉ của người khiếu nại; tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại, tài liệu liên quan và yêu cầu giải quyết của người khiếu nại. Đơn phải do người khiếu nại ký tên hoặc điểm chỉ.
– Đối với trường hợp bạn khiếu nại trực tiếp: người tiếp nhận khiếu nại sẽ hướng dẫn bạn viết đơn khiếu nại hoặc họ sẽ ghi lại việc khiếu nại bằng văn bản và yêu cầu bạn ký hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản, trong đó ghi rõ nội dung như khiếu nại bằng đơn.
4. Trách nhiệm bồi thường khi chậm cấp sổ đỏ gây thiệt hại:
Về trường hợp này thì tại Điều 18
“Điều 18. Phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng hình sự
Nhà nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các trường hợp sau đây:
4. Người đã chấp hành xong hoặc đang chấp hành hình phạt tù có thời hạn, tù chung thân, người đã bị kết án tử hình, người đã thi hành án tử hình mà có bản án, quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm;”
Theo quy định này thì hiện nay việc bị kết án sai thì người bị kết án sai hoặc thẩn nhân của họ có thể được nhận tiền bồi thường từ nhà nước với số tiền được quy định tại Điều 27 của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017. Cụ thể tại Điều này quy định như sau:
“Điều 27. Thiệt hại về tinh thần
4. Thiệt hại về tinh thần trong trường hợp người bị thiệt hại chết được xác định là 360 tháng lương cơ sở. Trường hợp người bị thiệt hại chết thì không áp dụng bồi thường thiệt hại về tinh thần quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 5 Điều này.”
Từ các quy định trên thì ta thấy rằng việc người dân phải hứng chịu hành vi sai thì thứ họ nhận lại được chỉ là một khoản tiền bồi thường và thêm việc được xin lỗi công khai, đính chính lại việc họ có làm sai hay không. Còn về những người trực tiếp khiến cho người khác bị oan sai thì mình vẫn chưa thấy được hướng xử lý hay là quy định cụ thể để xử lý.
Thiết nghĩ cần phải có quy định cụ thể để xử lý đối với những trường hợp này vì nếu có quy định như vậy sẽ khiến những người có trách nhiệm thi hành công vụ sẽ làm việc tốt hơn, cẩn trọng hơn và vừa ngăn ngừa được các hành vi tiêu cực.