Thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa theo qui định của pháp luật được xác định như thế nào?
Thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa theo qui định của pháp luật
Trong hoạt động mua bán hàng hóa, đối với bên bán, đi cùng với quyền nhận thanh toán từ bên mua là nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua. “Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật” (Điều 164 Bộ luật dân sự). Theo quy định tại Điều 62 Luật thương mại thì: “Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác hoặc các bên có thỏa thuận khác, quyền sở hữu được chuyển từ bên bán sang bên mua kể từ thời điểm hàng hóa được chuyển giao”. Như vậy, thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa được xác định khác nhau tùy từng trường hợp. Không chỉ là do các bên thỏa thuận mà quy định của pháp luật về thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa đối với hàng hóa khác nhau cũng khác nhau. Điều 168 Bộ luật dân sự có quy định về thời điểm chuyển quyền sở hữu tài sản như sau: “1. Việc chuyển quyền sở hữu đối với bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng kí quyền sở hữu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Việc chuyển quyền sở hữu đối với động sản có hiệu lực kể từ thời điểm động sản được chuyển giao, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”.
Từ đó có thể thấy, đối với hàng hóa trong Thương mại, thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa theo quy định của pháp luật không chỉ là thời điểm bên mua nhận được hàng hóa từ bên bán. Pháp luật cũng quy định một số trường hợp cụ thể cho vấn đề chuyền quyền sở hữu hàng hóa này. Đó là, đối với hàng hóa mua bán mà pháp luật quy định phải đăng kí quyền sở hữu thì quyền sở hữu hàng hóa không thể được chuyển giao kể từ thời điểm hàng hóa được chuyển giao mà đó là thời điểm hoàn thành thủ tục đăng kí quyền sở hữu đối với hàng hóa đó. Hay trong trường hợp hàng hóa không dịch chuyển khi giao nhận và cũng không có chứng từ về hàng hóa, quyền sở hữu hàng hóa được coi đã chuyển giao tại địa điểm và thời gian hợp đồng có hiệu lực. Cũng áp dụng với phương thức mua bán hàng hóa sau khi dùng thử và phương thức mua trả chậm trả dần thì thời điểm chuyển giao quyền sở hữu đối với hàng hóa phải sau thời hạn dùng thử cũng như sau khi bên mua trả đủ tiền theo phương thức mua trả chậm.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Thời điểm chuyển giao quyền sở hữu (QSH) hàng hóa theo qui định của pháp luật
– Thời điểm chuyển quyền sở hữu hàng hóa
– Thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa
Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.6568 hoặc gửi thư về địa chỉ email: [email protected].
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn pháp luật doanh nghiệp trực tuyến miễn phí