Để giải đáp những thắc mắc của quý khách hàng về những vấn cơ bản liên quan đến thỏa ước lao động tập thể, công ty Luật Dương Gia cung cấp một số thông tin như sau.
Theo đà phát triển của xã hội, ngày càng có nhiều doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh được thành lập. Điều này làm gia tăng nhu cầu sử dụng người lao động của các nhà tuyển dụng. Trong tình hình đó, để đảm bảo tối đa quyền lợi của tập thể người lao động, bên cạnh những quy định về nội quy lao động, hợp đồng lao động…Bộ luật lao động 2012 còn xây dựng những quy định về thỏa ước lao động tập thể. Để giải đáp những thắc mắc của quý khách hàng về những vấn cơ bản liên quan đến thỏa ước lao động tập thể, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA cung cấp một số thông tin như sau:
1. Cơ sở pháp lý.
2. Những vấn đề cơ bản về thỏa ước lao động tập thể.
2.1. Ký kết lao động tập thể.
– Thỏa ước lao động tập thể được ký kết giữa đại diện tập thể lao động với người sử dụng lao động hoặc đại diện người sử dụng lao động và chỉ được ký kết khi các bên đã đạt được thỏa thuận tại phiên họp thương lượng tập thể. Bên cạnh đó thỏa ước cũng phải đảm bảo các điều kiện sau:
+ Có trên 50% số người của tập thể lao động biểu quyết tán thành nội dung thương lượng tập thể đã đạt được trong trường hợp ký thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp;
+ Có trên 50% số đại diện Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc công đoàn cấp trên cơ sở biểu quyết tán thành nội dung thương lượng tập thể đã đạt được trong trường hợp ký thỏa ước lao động tập thể ngành;
– Khi thoả ước lao động tập thể được ký kết, người sử dụng lao động phải công bố cho mọi người lao động của mình biết.
2.2. Đăng ký thỏa ước lao động tập thể.
Sau khi kí kết thỏa ước lao động tập thể, người sử dụng lao động hoặc đại diện người sử dụng lao động có trách nhiệm gửi một bản thỏa ước lao động tập thể đến Sở lao động, thương binh và xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
2.3. Hiệu lực của thỏa ước lao động tập thể.
* Thỏa ước lao động có hiệu lực kể từ ngày do các bên ghi nhận trong thỏa ước, trong trường hợp các bên không có thỏa thuận, thỏa ước có hiệu lực kể từ ngày ký kết.
* Các trường hợp thỏa ước lao động tập thể vô hiệu.
– Vô hiệu từng phần khi một hoặc một số nội dung trong thoả ước trái pháp luật.
– Vô hiệu toàn phần nếu thuộc một trong số các trường hợp sau:
+ Có toàn bộ nội dung trái pháp luật;
+ Người ký kết không đúng thẩm quyền;
+ Việc ký kết không đúng quy trình thương lượng tập thể.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
* Thẩm quyền tuyên bố thỏa ước lao động tập thể vô hiệu: Tòa án nhân dân.
* Hậu quả pháp lý của thỏa ước vô hiệu:
Khi thoả ước lao động tập thể bị tuyên bố vô hiệu thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của các bên ghi trong thoả ước tương ứng với toàn bộ hoặc phần bị tuyên bố vô hiệu được giải quyết theo quy định của pháp luật và các thoả thuận hợp pháp trong
2.4. Sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể.
– Trường hợp tự nguyện sửa đổi, bổ sung.
Các bên có quyền yêu cầu sửa đổi, bổ sung thoả ước lao động tập thể trong thời hạn sau đây:
+ Sau 03 tháng thực hiện đối với thoả ước lao động tập thể có thời hạn dưới 01 năm;
+ Sau 06 tháng thực hiện đối với thoả ước lao động tập thể có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm.
– Trường hợp bắt buộc sửa đổi, bổ sung.
Khi quy định của pháp luật thay đổi dẫn đến thỏa ước lao động tập thể không còn phù hợp với quy định của pháp luật, thì hai bên phải tiến hành sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể trong vòng 15 ngày, kể từ ngày quy định của pháp luật có hiệu lực.
– Việc sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể được tiến hành như việc ký kết thoả ước lao động tập thể.
2.5. Thời hạn của thỏa ước lao động tập thể.
– Thời hạn của thỏa ước lao động do các bên thỏa thuận.
– Trong thời hạn 03 tháng trước ngày thoả ước lao động tập thể hết hạn, hai bên có thể thương lượng để kéo dài thời hạn của thoả ước lao động tập thể hoặc ký kết thoả ước lao động tập thể mới.
Khi thoả ước lao động tập thể hết hạn mà hai bên vẫn tiếp tục thương lượng, thì thoả ước lao động tập thể cũ vẫn được tiếp tục thực hiện trong thời gian không quá 60 ngày.